Thứ Năm, 2024-03-28, 11:14 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Ba » 19 » Bản lĩnh lãnh đạo là chọn được người tài
9:32 AM
Bản lĩnh lãnh đạo là chọn được người tài
BBC
Dinh Độc lập tp Hồ Chí Minh

Chọn được người tài quốc gia mói có cơ may thăng tiến trong kỷ 21.

Nhân lực cho Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ thứ 21 đang trở thành chủ đề quan tâm của nhiều người trong nước.

Khi báo trong nước loan tin Bộ Giáo dục nhận nhiều ‘con em cháu cha’ nhưng nhân viên thiếu nhiệt tình trong công việc vì lương thấp; các thạc sĩ, tiến sĩ được tp Hồ Chí Minh gửi đi đào tạo nước ngoài rồi về nước than lương thấp, công việc không phù hợp, thực tế cho thấy tìm được người tài ở cấp điều hành không hề đơn giản.

Rồi tin Đà Nẵng bắt đầu cho thi tuyển (thí điểm) chức phó giám đốc sở, hoặc cao hơn, để ‘triệt phá’ nạn chạy chức quyền, như báo loan tin, đã nói lên những thách thức về nguồn nhân lực chuyên môn Việt Nam đang gặp phải.

Làm sao chọn được người tài cho quốc gia? BBC Việt Ngữ đã đặt câu hỏi này cho Giáo sư Hà Tôn Vinh, Tổng giám đốc Tổ hợp Giáo dục Đào tạo và Tư vấn Stellar Management tại Việt Nam.

GS Hà Tôn Vinh: Ở bất cứ thời điểm nào của nền kinh tế, ở khung cảnh nào, thời gian nào, vấn đề đào tạo vẫn là vấn đề gắn liền với con người. Con người có khá, con người có trí tuệ con người có khả năng thì tự nhiên công việc của họ sẽ tốt hơn, nền sản xuất đỡ chi phí hơn, kết quả sẽ tốt hơn. Khi ấy các thành phần xã hội khác sẽ được hưởng. Nếu những công bộc nhà nước, những người quản lý có tài, làm công việc tốt thì tự nhiên là các hoạt động xã hội khác nó tốt hơn

BBC: Chuyện thi tuyển chức vụ lãnh đạo tại Việt Nam nay có nơi tổ chức thi chọn đến cấp phó giám đốc sở ông đánh giá ra sao?

GS Hà Tôn Vinh: Tôi đồng ý với cách làm như vậy. Bắt đầu từ cấp tỉnh, thành phố trước. Sau này phong trào thi tuyển mà lên đến cấp trung ương thì rất tốt. Thi tuyển nó có một số hàm ý sau đây. Thứ nhất là anh phải có khả năng, phải có đức độ thì mới được chọn lựa. Muốn có khả năng phải được đào tạo, phải tự đi học, tự củng cố khả năng cá nhân. Anh phải có đức độ. Tức là qua thời gian người ta thấy anh làm việc hoàn toàn không phải vì tư lợi. Đó là cái hàm ý thứ nhất. Cái hàm ý thứ hai là, kỹ năng và cái tài của anh phải mang ra cạnh tranh với người khác, tức là anh phải thực sự bày tỏ sự hơn hẳn. Hay thi thố cái khả năng đó. Thêm nữa là cái khả năng của anh phải phù hợp với nhu cầu công việc. Ngoài chuyện dân chủ hay dân chủ hóa như ta từng được nghe, chuyện nhà nước cho thi tuyển là bước tiến rất lớn. Đó là sự đáp ứng bước chuyển biến của thực tế, cho người dân thấy những người nào có thực tài, nhiều khả năng thì sẽ được trọng dụng.

Hiện giờ chúng ta thấy là tại nhiều nơi chuyện chọn lựa nhân sự vẫn là một cái hệ thống dựa vào sự quen biết, dựa vào thông tin mình có. Hay là những thế lực bên trong, bên ngoài.

BBC: Tổ chức thi chỉ là một vế của vấn đề, thưa ông. Cạnh đó ban xét tuyển cũng phải rất công khai minh bạch nữa chứ. Vì thí sinh cần được biết tại sao anh ta đậu, tại sao anh ta rớt phải không?

GS Hà Tôn Vinh: Cái đó rất là đúng. Tôi thấy điều vừa nói rất là hay vì ở Việt Nam, nếu chuyện cho thi tuyển chỉ là hình thức thì không được. Cái đó nó đòi hỏi đến vai trò giám sát của nhà nước, của dân, của báo chí. Và nhất là cái cam kết của lãnh đạo, là đưa dất nước lên một tầm vóc mới, lãnh đạo có bản lĩnh hơn, không sợ người tài. Tìm người tài, viện người có đức có tài là bản lĩnh của lãnh đạo. Về điều này tôi thấy chúng ta còn thiếu trong thời điểm hiện tại.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 521 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0