Theo: anhbasam
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
Nhìn ngược về lịch sử, những cuộc khởi nghĩa
nông dân đều nổ ra bởi sự áp bức của quyền lực trị vì, bóc lột, cướp
công cướp của. Vụ nổi dậy của nông dân Thái Bình cuối thế kỷ trước đã
lật đổ nhiều quan chức từ thôn xã đến huyện tỉnh. Và giờ đây, cuộc nổi
dậy của gia đình Vươn nông dân cũng chỉ lặp lại như vậy mà thôi.
Có một thời chúng ta nói nhiều tới chuyên chính vô sản. Từ ông Lenin
tới ông Stalin. Từ ông Mao đến ông Đặng. Từ ông A đến ông Z… Và máu đỏ
nhuộm dân đen.
Thiên An Môn đẫm máu
Máu. Máu. Và máu…
"Máu người không phải nước lã!!!”. Ai cũng biết điều đó.
Nhưng hôm nay chúng ta vẫn phải hàng ngày chứng kiến máu đổ. Máu đổ ở đâu xa?, ở ngay bên ta đấy thôi.
Chiến tranh, chết vì bom đạn đối phương. Hòa bình, chết vì bất đồng
chí hướng. Học trò chết vì lời mắng của thầy cô. Bạn bè chết vì ghen
tuông, hiềm tị. Đồng chí chết vì tham ô hủ hóa. Dân chết vì kẹt xe, kẹt
đường sống, chết vì bọn "xã hội đen” hoành hành như chốn không người. Và
chết vì quyền lực.
Quyền lực đồng tiền đổi trắng thay đen. Quyền lực xã hội đổi bạn
thành thù. Quyền lực dùng bạo lực. Quyền sống cũng dùng bạo lực. Nhưng
không gì đáng sợ hơn khi chính quyền dùng bạo lực với dân thường.
Vụ nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng là một đỉnh điểm của
thời bạo lực đỏ. Một vụ trấn áp bằng "chuyên chính vô sản quá đà” đã đẩy
tới máu đổ, khiến ai cũng bang hoàng đến hoảng sợ. Nhưng tội ác chưa
dừng khi kẻ chống lại chuyên chính bị còng tay. Tội ác tiếp tục phơi bày
khi ngôi nhà của tội phạm bị san bằng mà không còn ai trong đó. Thời
quân giải phóng tiến vào Sài gòn cũng không làm như thế với những ngôi
nhà của kẻ thù đã đầu hàng hay tháo chạy. Nhưng chính quyền Tiên Lãng đã
làm điều đó với chính người dân của mình. Có thể nói, đó là hành động
của "bạo lực đỏ”.
Chưa nói đúng sai, chỉ nói về sự phản ứng manh động của người nông
dân Đoàn Văn Vươn khi thấy mình bị dồn vào bước đường cùng, cũng đủ hiểu
bạo lực đỏ đang hoành hành thế nào. Người nông dân ấy biết mình không
thể thắng được chính quyền, nhưng họ đã bị buộc phải lựa chọn "mù quáng”
như người ngoài cuộc vẫn nghĩ. Sự "mù quáng bắt buộc” ấy không chỉ dạy
cho chính họ bài học đắt giá, mà chính là họ muốn dạy cho quyền lực một
bài học thức tỉnh lương tri.
Nhìn ngược về lịch sử, những cuộc khởi nghĩa nông dân đều nổ ra bởi
sự áp bức của quyền lực trị vì, bóc lột, cướp công cướp của. Vụ nổi dậy
của nông dân Thái Bình cuối thế kỷ trước đã lật đổ nhiều quan chức từ
thôn xã đến huyện tỉnh. Và giờ đây, cuộc nổi dậy của gia đình Vươn nông
dân cũng chỉ lặp lại như vậy mà thôi.
Và máu đã đổ.
Lực lượng CA và quân đội cưỡng chế khu đất của Vươn nông dân
Tôi ngước nhìn lên cao hơn, xem có ông quan to nào đang rình rập áp
bức dân? Tự nhiên tôi nghĩ đến ông bộ trưởng giao thông đang lồng lộn
kiên quyết "móc túi” dân với dự án thu tiền xe lưu thông để xây hạ tầng?
Cứ làm như xe đang lưu thông chưa bao giờ bị đánh thuế! Cứ làm như từ
xưa và cả tương lai nữa, nhà nước sẽ không có ngân sách để đổ vào giao
thông. Vậy đường sá, cầu cống, sân bay, hải cảng… chẳng lẽ tự nhiên mà
có? Hàng trăm thứ thuế của dân (chứ đâu phải của mấy ông chính phủ) đã
đổ vào đấy, và đổ vào túi của bọn quan tham nữa mới có đường sá, cầu
cống, sân bay, hải cảng… cho quốc kế dân sinh, và cho chính các ông bay
đi bay về sớm tối. Nếu cai quản một bộ tiêu tiền như nước mà chỉ tư duy
như một trưởng thôn thì liệu dân có còn tin quan nữa hay không?
Vẫn biết có quyền thì có lực, nhưng khi cái quyền lực trở nên độc tài thì nó chính là bạo lực.
Nếu chúng ta đang lo ngại về nạn "bạo lực học đường”, thì chính chúng
ta còn lo ngại hơn rất nhiều về nạn "bạo lực đỏ” – bạo lực quan.
Nếu không hạn chế được nạn "bạo lực đỏ” thì máu dân lành vẫn đổ. Và có thể, cả máu của quan nữa.
Thiện tai! Thiện tai!…
1.2012
N.T.T.
Nguồn: Blog Nguyễn Trọng Tạo
|