Thứ Ba, 2024-11-05, 8:48 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Năm » 25 » Bầu cử cho dân hay cho Đảng?
8:35 PM
Bầu cử cho dân hay cho Đảng?


2011-05-24

Sau ngày bầu cử Quốc Hội và HĐND các cấp vừa rồi, nhiều báo mạng do Nhà nước kiểm soát đăng những bài viết đề cao diễn biến này, chẳng hạn như "Hơn 97% cử tri cả nước đã đi bầu cử”, "Nô nức ngày bầu cử Quốc Hội, Hội đồng Nhân dân”, "Cuộc bầu cử thực sự là một ngày hội của toàn dân”…

AFP photo

Những tấm bảng tuyên truyền cho kỳ bầu cử vào ngày 22/5/2011. Ảnh chụp ngày 17/5/2011 tại Hà Nội

Lựa chọn cách nào đây?

Lên tiếng với TTXVN hôm thứ Hai, bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Bầu cử Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, khẳng định rằng Cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa 13 và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2011-2016…đã thành công tốt đẹp, thực sự là ngày hội của toàn dân…Không khí bầu cử trong cả nước diễn ra hồ hởi, phấn khởi, với tinh thần trách nhiệm cao và đạt được sự đồng thuận của cử tri cả nước”.

Về "ngày hội toàn dân” và "sự đồng thuận của cử tri cả nước” đó, Blogger Bùi Minh Quốc, qua bài "Ca dao vận động bầu cử: Một mình một phiếu…”, lưu ý:

Muốn sáng thì người cầm lá phiếu phải có các thông tin rõ ràng chính xác về những người có tên trên lá phiếu. Nhưng các dữ liệu cần được cung cấp nhất ấy… vẫn nằm trong các ngăn kéo.

Blogger Bùi Minh Quốc

"Chủ trương về bầu cử bao giờ cũng luôn có mấy chữ "Sáng suốt lựa chọn”. Muốn sáng thì người cầm lá phiếu phải có các thông tin rõ ràng chính xác về những người có tên trên lá phiếu. Hiện nay thông tin mà người cầm lá phiếu cần có nhất là tình hình tài sản của những người mình chọn hoặc không chọn. Nhưng các dữ liệu cần được cung cấp nhất ấy… vẫn nằm trong các ngăn kéo. Vậy làm thế nào để sáng suốt lựa chọn đây?...Các vị đều tự xưng là đầy tớ của nhân dân, là chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu mà cũng không tự nguyện làm nổi một việc rất dễ làm như vậy thì làm sao gánh vác được việc dân việc nước?"
Và nhà thơ Bùi Minh Quốc không khỏi nhớ lại bài thơ ông sáng tác từ lần bầu cử trước, tựa đề "Ca dao vận động bầu cử: Một mình một phiếu…”, với 2 câu cuối là:

" Tên nào còn ngợ còn ngờ

Thẳng tay gạch phắt, chớ lơ mơ bầu!”

"không được gạch nhiều người"

000_Hkg4913876-200.jpg
Pano vận động bầu cử. AFP photo
Nhưng trong kỳ bầu cử Quốc Hội lần này, bác cử tri Lê Hiền Đức không thể nào "Thẳng tay gạch phắt” những "tên nào còn ngợ còn ngờ” được, vì 1 quan chức đứng ngay sau lưng và quát vào tai bác rằng "không được gạch nhiều người…”, như bác Hiền Đức trực tiếp kể với Blogger Dân Làm Báo:

"Hôm nay ngày đi "Bầu cử". Đây là lần thứ 12 bác đi bỏ phiếu bầu cử nhưng là một ngày làm cho bác quá "bức xúc". Chuyện là thế này: Khi bác đang ngồi ở một khoang viết phiếu, tay cầm bút viết, bỗng bác thấy có 1 người đứng sát sau lưng bác (có ý quan sát). Người này là một phụ nữ trạc xấp xỉ 50 tuổi, nhìn biển đeo ở ngực thì không rõ tên.

Sau đó, bác đã hỏi mọi người làm việc trong trong tổ bầu cử này thì được biết là người phụ nữ đó tên Diệu, phó bí thư chi bộ cụm 5. Người đàn bà này cầm loa (micro) quát vào tai bác nói rằng: "Không được gạch nhiều người!...". Bác tức quá vì bị "xúc phạm quyền công dân" và họ đã vi phạm nguyên tắc bầu cử… Bác vô cùng bức xúc vì: Nhà nước đã chi 700 tỷ đồng cho việc bầu cử, những người làm việc nơi bầu cử đều có tiền bồi dưỡng, sao họ còn làm cả cái chuyện đi vận động cử tri: "Không được GẠCH tên nhiều người".

Như vậy thì quả là "Đi bầu, khó quá”. Đây cũng là tựa đề bài viết của tác giả Nguyễn Đại vừa được Blog Dân chủ-Nhân quyền cho VN phổ biến, qua đó, tác giả kể lại:

"Rốt cuộc thì cũng đến ngày bỏ phiếu. Sáng nay tôi thức dậy thật sớm, tắm rửa, chuẩn bị cho ngày hội toàn dân. Hiện nay, các thế lực thù địch đang ngày đêm chống phá, xuyên tạc về tính dân chủ trong bầu cử tại Việt Nam. Những luận điệu như "đi bầu làm gì, toàn giả tạo cả”, "bầu cử trò hề”… nhan nhản trên báo mạng lề trái. Thậm chí còn có những lời kêu gọi "gạch chéo tất”, "để chữ Cù Huy Hà Vũ to đùng trên phiếu bầu”… Đấy, cứ nói Việt Nam không có dân chủ. Đến khi được quyền đi bỏ phiếu thì không đi. Tắm rửa sạch sẽ xong, tôi cầm danh sách ứng cử viên lên coi. Có 5 vị ứng cử vào 3 vị trí Đại biểu Quốc hội và 4 vị ứng cửa vào 2 vị trí HĐND TPHCM. Cầm lên xem chợt bật cười vì nhớ đến chuyện tối hôm qua…

- Thôi, uống hết ly này về nghỉ ngơi mai đi bầu cử - tôi nói.

- Ôi, dẹp mày đi, tao không quan tâm. Ai lên cũng vậy. Tao vẫn đi làm, vẫn đóng thuế. - trong bàn nhậu có ai đó lên tiếng.

- Nói vậy sao được mày, mày chọn người tài đại diện cho tiếng nói của mày chứ. Bầu cử dân chủ - tôi cười.

Nhà nước đã chi 700 tỷ đồng cho việc bầu cử, những người làm việc nơi bầu cử đều có tiền bồi dưỡng, sao họ còn làm cả cái chuyện đi vận động cử tri: "Không được GẠCH tên nhiều người".

Bác Lê Hiền Đức

- Mày không biết gì hết. Bầu là bầu vậy thôi. Cơ cấu hết rồi - lại một giọng khác.

Chán mấy ông say thật, không biết phát huy quyền làm chủ tí nào. Để coi, nghiên cứu cái đã. Kỳ này nhất định chọn người tài đức mới được. Nhưng sao khó quá! Ai cũng giỏi giang, ai cũng đưa ra cương lĩnh rất hay, rất thuyết phục và thiết thực. Nghĩ đi nghĩ lại không thể nào bỏ ai được cả."

Kết quả có trước bầu cử

Mặc dù tác giả Nguyễn Đại "Đi bầu khó quá” vì "nghĩ đi nghĩ lại không thể nào bỏ ai được”, nhưng Blogger Tô Hải cứ "Hãy thử tin đi một lần cuối”, qua đó, nhạc sĩ Tô Hải cho biết – nói theo lời ông – "Tớ sẽ chẳng dại gì "tẩy chay” khi có người mang thùng phiếu đến tận nhà để gây thêm rắc rối, hết đường phát biểu trên blog…Tớ sẽ thực hiện quyền dân làm chủ trong các góp ý, phản biện, "xây dựng” cho một số các vị "vua tập thể " bằng cách "dựa theo những gì các vị ấy đã nói” để thúc đẩy các vị ấy sớm trở nên một Ôn Gia Bảo Việt Nam hoặc tuyệt vời hơn là đập tan cả hơn 70 năm thành quả cách mạng vô sản của Liên Xô, như Gorbachev, như Eltsine…”.

000_Hkg4906384-200.jpg
Chuẩn bị treo băng rôn tuyên truyền bầu cử trước ngày 22/5/2011. AFP photo
Blogger Tô hải nhân tiện "Gởi một lá thư ngỏ tới Đại biểu Quốc hội Trương Tấn Sang”, đề nghị ông:

1/Trước tiên phát huy dân chủ ngay ở Quốc Hội, nghĩa là trả lại cho Quốc Hội cái vị trí là Cơ quan Quyền lực cao nhất nước….

2/Đẩy mạnh nhiều hơn nữa vai trò Quốc Hội giám sát chính quyền…

3/Và thứ 3 là do Quốc Hội nước ta không phải là Quốc Hội chuyên nghiệp. Mỗi năm chỉ họp tối đa có 4 lần, thời gian này cần dành toàn bộ cho lập pháp và chất vấn chính phủ.

Nhắc đến lãnh đạo, TS Âu Dương Thệ có bài tựa đề "Bầu cử Quốc Hội: Nguyễn Phú Trọng treo đầu dê bán thịt chó” được blog Dân chủ- Nhân quyền cho VN phổ biến, mở đầu:

"Trong những ngày qua, từ Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang tới Nguyễn Tấn Dũng và các uỷ viên Bộ chính trị khác đều lần lượt chỉnh tề "ra mắt cử tri" tại các đơn vị ứng cử của họ. Người nào cũng giữ thái độ rất trân trọng làm như rất lắng nghe ý kiến của cử tri. Chả thế vào cuối những cuộc họp như vậy chính người đứng đầu chế độ Nguyễn Phú Trọng đã trịnh trọng coi đây là những cuộc "sát hạch" của cử tri, như học sinh và sinh viên bị giáo sư sát hạch trong các kì thi! Thực tình thì các cuộc đi "ra mắt cử tri" của ông Trọng và các uỷ viên Bộ chính trị chỉ là cách cưỡi ngựa xem hoa, bởi vì chuyện thắng cử đã xong từ trước cuộc bầu cử!"

Qua bài "Đảng cử dân bầu, đảng ‘quán triệt trúng cử’ ”, trang mạng Nữ Vương Công Lý nhận xét rằng " Các cuộc bầu cử ở Việt Nam được báo chí, quan chức ca ngợi ‘dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản’. Thông thường thì tỷ lệ bầu cử trúng có tỷ lệ cao tuyệt đối. Có lẽ không có nước nào có tinh thần thống nhất cao như dân chúng Việt Nam, họa chăng chỉ có ở Iraq thời Saddam Hussein mà thôi”.

Thực tình thì các cuộc đi "ra mắt cử tri" của ông Trọng và các uỷ viên Bộ chính trị chỉ là cách cưỡi ngựa xem hoa, bởi vì chuyện thắng cử đã xong từ trước cuộc bầu cử!

TS Âu Dương Thệ

Vẫn theo bài viết:

"Thời Saddam Hussein, người dân Iraq cũng bầu cho ông ta với số phiếu cực cao là 98%, nhưng chỉ khi quân Mỹ mới vào chưa đến Thủ đô, dân chúng mang hoa ra tận nơi đón đội quân đó và dùng gót dày giẫm lên mặt tượng của Saddam Hussein. Một biểu hiện của sự xúc phạm hết sức ghê gớm của người Hồi giáo đối với lãnh tụ họ vừa bỏ phiếu bầu với 98% cách đó chưa lâu. Và cuối cùng thì giá treo cổ đã kết thúc cuộc đời của kẻ đã đạt 98% phiếu bầu cử của nhân dân Iraq."

Trong bài "Quốc Hội của dân hay của đảng” được nhiều trang mạng nhật ký phổ biến, tác giả Huỳnh Trọng Hiếu nhận xét rằng "Qua những diễn biến và kết quả của các kỳ bầu cử Quốc hội khóa trước và bây giờ, chúng ta không khỏi quan ngại về tính Dân chủ trong QHVN. Ngày nào không xây dựng được cơ chế tam quyền phân lập, không tạo dựng được một nhà nước pháp trị thì sự độc lập của QH chỉ là mị dân.

Lúc đó mọi vấn đề lớn nhỏ của quốc gia chỉ thể hiện ý chí của một nhóm thiểu số, và những vụ việc như Vinashin, Bauxite VN, tàu cao tốc vẫn còn tiếp diễn và nghiêm trọng hơn thế nữa”.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 591 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 545
Khách: 545
Thành Viên: 0