Nữ Vương Công Lý:
Vụ chính quyền Hà Nội đập phá bệnh viện Xanh pôn, một tài sản của
Giáo hội Công giáo Việt Nam thuộc quyền quản lý của Dòng nữ tu Thánh
Phaolo Hà Nội mà thông tin được Nữ Vương Công Lý phản ánh đã gây phản
ứng mạnh mẽ.
Tờ báo Asianews tại Roma phát hành bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như
tiếng Ý, tiếng Hoa, tiếng Pháp, tiếng Anh… đã đăng tải các thông tin về
sự kiện này.
Bài viết trên Asianews có đoạn: "Chính quyền địa phương đã thông báo
rằng bệnh viện của nhà nước sẽ được xây trên tài sản của Dòng Thánh
Phaolo. Đây là một quyết định dường như không hợp lý và Dòng Thánh
Phaolo đang chờ đợi sự phản ứng của Tổng Giám mục Hà Nội và Ủy Ban Công
lý Hòa bình của để các nữ tu được tiếp tục công việc phục vụ của họ và
phát triển đất nước”.
Hà
Nội (AsiaNews) – Tài sản của Tu Hội Thánh Phaolo ở Hà Nội (ảnh) gồm có
nhà cửa và một số cơ sở dùng để phục vụ những chị em phụ nữ trẻ, cơ sở
cho trẻ em mồ côi và trẻ em khuyết tật, một bệnh xá chữa trị cho các
người nghèo.
 Nhà của Dòng Thánh Phaolo đang bị đập phá. Ảnh nuvuongcongly.net
Chính
quyền địa phương đã thông báo rằng bệnh viện của nhà nước sẽ được xây
trên tài sản của Dòng Thánh Phaolo. Đây là một quyết định dường như
không hợp lý và Dòng Thánh Phaolo đang chờ đợi sự phản ứng của Tổng Giám
mục Hà Nội và Ủy Ban Công lý Hòa bình của để các nữ tu được tiếp tục
công việc phục vụ của họ và phát triển đất nước.
Được
thành lập vào năm 1883, các Tu Hội của dòng nữ tu Thánh Phaolo Việt Nam
có trụ sở chính tại Hà Nội, số 37 Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền,
quận Hoàn Kiếm.
 Đây
là một quyết định dường như không hợp lý và Dòng Thánh Phaolo đang chờ
đợi sự phản ứng của Tổng Giám mục Hà Nội và Ủy Ban Công lý Hòa bình của
để các nữ tu được tiếp tục công việc phục vụ của họ và phát triển đất
nước. – Asianews
Kể
từ đó, và thậm chí cả trong chiến tranh, các chị em luôn luôn có được
các hoạt động mục vụ, y tế và dịch vụ xã hội cho nhân dân Hà Nội và góp
phần xây dựng đất nước.
Ngay
cả nơi Dòng Thánh Phaolo tọa lạc cũng nói lên truyền thống bảo vệ và
xây dựng quê hương, đất nước Việt Nam. Tên đường phố là Hai bà Trưng, đó
là hai phụ nữ đã đứng lên lãnh đạo chiến đấu chống cuộc xâm lược của
phong kiến Trung Quốc. Hồ Hoàn Kiếm là nơi có truyền thuyết Vua Lê Lợi
đã trả lại thanh kiếm thần sau khi đã chiến thắng quân nhà Minh xâm lược
lãnh thổ.
Ban
đầu khi thành lập, Dòng Thánh Phaolo có 200 nữ tu đã cống hiến mình cho
các hoạt động mục vụ và xã hội cho người nghèo, rải rác khắp miền Bắc.
Năm 1954, một số nữ tu đã phải chạy trốn đến Đà Nẵng và Sài Gòn. Họ như
các nhân chứng, 10 nữ tu trong số 11 người đã chết, một người còn sống
đã 100 tuổi. "Vào thời điểm đó, – Chị T. nhớ lại – tình hình phía
Bắc rất khó khăn. Người dân miền Bắc sống giữa cái sống và cái chết rất
mong manh trong chiến tranh, bom đạn khắp nơi. Các tài sản của nhà Dòng
phần lớn là bị tịch thu bởi chính phủ cộng sản. Nay chỉ còn một phần rất
nhỏ”.
May
mắn thay, sau năm 1986, thời kỳ cải cách, các chị em đã hy vọng xây
dựng lại cộng đoàn của họ. Để làm điều này, ngày 01 tháng 3 năm 2010, 92
nữ tu đã được gửi tới Hà Nội. Các chị em đã tạo ra các cấu trúc từ
thiện, chẳng hạn như là một trung tâm trợ giúp cho phụ nữ trẻ trong các
tình huống khó khăn, một ngôi nhà cho trẻ em mồ côi và khuyết tật, trựo
giúp một phần tiền học và nhiều hoạt động khác. Nhiều bệnh nhân nghèo ở
bệnh viện Việt – Đức, bệnh viện Việt Nam – Cuba, sơ sở 1 và 2 của Bệnh
viện ung thư đã được cung cấp "bát cháo từ thiện” và duy trì một bệnh xá
từ thiện cho những người nghèo. Ngoài ra, họ làm công tác truyền giáo ở
phía Bắc.
Hà Minh Tâm lược dịch.
Nguồn: Asianews
|