Thứ Ba, 2024-04-23, 7:23 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Năm » 7 » BÁO CHÍ BẢO SAO NGHE VẬY
6:28 AM
BÁO CHÍ BẢO SAO NGHE VẬY

Phạm Trần

 "Hoạt động báo chí và công tác chỉ đạo, quản lý báo chí trong hơn 3 năm qua cũng còn những hạn chế, yếu kém cần nhận rõ và có giải pháp khắc phục kịp thời. Có những hạn chế, yếu kém kéo dài, đã được các cơ quan chỉ đạo, quản lý cũng như công chúng lưu ý, nhắc nhở nhiều lần nhưng chưa có sự chuyển biến tích cực, như: xu hướng "thương mại hóa” hoạt động báo chí vì lợi ích cục bộ của một số cơ quan báo chí; thiếu nhạy cảm và trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội; thông tin thiếu tầm nhìn bao quát và chiều sâu tư tưởng; ít tuyên truyền giới thiệu những yếu tố tích cực, những cách làm hay, kết quả tốt, những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực mà lại thiên về tô đậm những yếu kém, tiêu cực, mặt trái của xã hội, không phản ánh đúng thực tế cuộc sống, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng và dư luận xã hội; không ít tin, bài, hình ảnh gây bất lợi cho công tác đối nội, đối ngoại....”

Đó là phê bình của Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị toàn quốc Triển khai nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan báo chí năm 2010 diễn ra tại Hà Nội ngày 5-5 (2010).



Theo thông tin của báo  trong nước, Hội nghị quan trọng này do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức để kiểm điểm ưu, khuyết điểm của làng báo và người làm báo sau 3 năm thi hành chỉ thị của Bộ Chính trị đảng về tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí.

Tạp chí Tuyên giáo, Cơ quan ngôn luận của Ban Tuyên giáo Trung ương, không cho biết  số người tham dự, nhưng có mặt  lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí; các cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí trong cả nước.

Đó là bao gồm tất cả những người có trách nhiệm trước đảng trong lĩnh vực truyền thông và báo chí. Như vậy Hội nghị này được coi như một cuộc thảo luận lại vai trò lãnh đạo của đảng với báo chí, nhiệm vụ qủan lý của nhà nước, trách nhiệm của nhưng cơ quan được cấp giấy phép ra báo (chủ quản) và bổn phận phục vụ đảng của những người làm báo.

Nhưng tại sao lại tổ chức cuộc thảo luận vào thời điểm này? Bởi vì đảng cần được báo chí tuyên truyền cho các Tài liệu dự thảo sẽ được trình bầy ở Đại hội đảng toàn quốc kỳ XI  dự trù vào tháng 1/2010, quan trọng nhất là 2 tài liệu :  1) Bổ xung "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, gọi tắt là Cương lĩnh 1991; 2) Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X.

Về tài liệu bổ sung Cương lĩnh 1991, căn cứ vào những lời tuyên bố của Nông Đức Mạnh thì  đảng CSVN sẽ tiếp tục kiên định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng đất nước; tiếp tục cai trị độc đảng và không chấp nhận đa nguyên đa đảng; tiếp tục độc quyền báo chí và cấm không cho tư nhân ra báo.

Tất cả những quyết  định phản dân chủ này sẽ gặp phản ứng của người dân, nhất là giới trí thức và thanh niên nên báo chí sẽ được đảng sử dụng  để chống lại điều được Trương Tấn Sang gọi là  "các thông tin , quan điểm sai trái… phản động của các thế lực cơ hội, thù địch lợi dụng.”

Mặt khác đảng CSVN cũng đang lo sẽ bị nhân dân chất vấn về sự thất bại của chủ trương phòng, chống tham nhũng   từ  khi có Luật Phòng, Chống Tham Nhũng ra đời năm 2005.
Về mặt đối ngoại, nhà nước cũng đang bối rối trước áp lực ngày càng nặng nề của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng xem  ra  Báo cáo Chính trị với Đại hội đảng XI cũng không thể nói khác hơn những lời cam kết đã nghe đến mòn tai  của Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng là  "kiên quyết bảo vệ sự tòan vẹn lãnh thổ”, hay tái khẳng định Hòang Sa và Trường Sa là của Việt Nam

Đây cũng chính là nhiệm vụ  mà Báo chí phải tuyên truyền  cho đảng trước ngày Đại hội tòan quốc diễn ra để tránh gây hiểu lầm với nhà cầm quyền Bắc Kinh!

Nhưng  nhân dân đã không nhìn vấn đề chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền biển đảo qua loa như đảng và nhà nước CSVN. Họ không thể quên được những  hình ảnh các nạn nhân ngư dân người Việt Nam bị Hải quân Tầu bắt, đòi chuộc tiền hay bị đánh đập khi hành nghề cá trong vùng biển của Việt Nam.

MANH NHA TỰ CỞI TRÓI?

Trong bối cảnh chính trị lung bung này, nhiều tờ báo trong nước, từ vài năm trở lại đây, đã tự ý tách ra đi lẻ để kiếm cơm. Chẳng hạn như họ  đã lơ là biểu dương những "tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến”  theo ý muốn của đảng ! Ngược lại họ muốn vạch mặt chỉ tên những kẻ tham nhũng và nói lên những tệ nạn và bất công trong xã hội để làm tốt cho đất nước  thì đảng lại không ưa.

Do đó không ai ngạc nhiên khi thấy  Sang rao giảng : "Những hạn chế, yếu kém của một số cơ quan báo chí đã được các cơ quan có trách nhiệm nhắc nhở nhiều lần, có cơ quan báo chí đã bị xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, ở một số cơ quan báo chí, việc nhận thức và khắc phục những hạn chế, yếu kém còn yếu và chưa thật nghiêm túc.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên, ở những mức độ khác nhau, đã tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, làm phức tạp thêm tình hình tư tưởng, làm giảm lòng tin vào Đảng và Nhà nước của các tầng lớp nhân dân; đồng thời, hạn chế sự phát triển và sức đóng góp của báo chí trong quá trình đổi mới.”


Có điều buồn cười là Sang đã tìm cách che đậy những  thất bại của đảng và nhà nước bằng cách "vu oan cáo vạ”  cho những người đối lập với đảng CSVN.

Sang nói : "Một số hạn chế, thiếu sót đã bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước triệt để khai thác, lợi dụng vu cáo ta về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, tín ngưỡng; kích động, chia rẽ nội bộ Đảng và khối đại đoàn kết dân tộc v.v... "

À thì ra bây giờ lại có cả "thế lực thù địch” ở ngay trong lòng chế độ nữa, nhưng do ai giật giây mà đã làm  nhiều nhà  báo biết "giác ngộ”  hơn những người  lạc hậu cầm đầu đảng?

Sang trả lời : "Nguyên nhân của tình hình trên là do một số người làm báo, phóng viên, biên tập viên và kể cả tổng biên tập, phó tổng biên tập tờ báo vẫn còn yếu kém về nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, chưa nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước; không sâu sát, gần gũi thực tiễn cuộc sống của các tầng lớp nhân dân; bị lợi ích kinh tế đơn thuần chi phối; cách lựa chọn, sàng lọc, đưa thông tin cẩu thả, đơn giản, không chuẩn xác. Kỷ luật, kỷ cương và quy trình làm báo ở một số cơ quan báo chí còn yếu kém, sơ hở. Một số cơ quan chủ quản báo chí chưa chăm lo đúng mức công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, có phần phó thác cho tổng biên tập báo. Cơ chế, chính sách, nhất là vấn đề kinh tế trong hoạt động báo chí chậm được cơ quan Đảng và Nhà nước nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện.”

Nhưng khi phán ra những phê bình này, Sang và các cấp lãnh đạo khác của đảng CSCVN đã sờ lên trán hỏi mình câu này chưa : Tại  sao  ngày nay nhiều người làm báo củo đảng hay của đòan thể và các tổ chức đã không còn muốn nghe theo đảng nữa?

Bởi vì trong thời đại báo chí tiến bộ hiện nay của thế giới qua mạng lưới điện tử tòan cầu,người làm báo  Việt Nam không còn bị mù qúang trước lệnh của đảng bảo đâu đánh đó nữa.

Nhưng với tư duy chậm tiến và lạc hậu, Trương Tấn Sang vẫn  muốn xỏ mũi người làm báo dắt đi phiêu lưu  qua  các chỉ thị :

-- Báo chí cần phải góp phần tích cực tạo sự thống nhất nhận thức, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng.

-- Báo chí phải phản ánh và góp phần tạo nên không khí dân chủ, phấn khởi, tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội vào Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, triển vọng phát triển của đất nước; tăng cường đoàn kết trong Đảng và trong nhân dân; khẳng định thành tựu và đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.

-- Báo chí phải : "Tiếp tục tuyên truyền về cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh', về chuyên đề 'Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh', về những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực, các tầng lớp nhân dân, ở mọi miền của Tổ quốc. Tiếp tục động viên giới văn nghệ sĩ, những người làm báo cả nước hăng hái sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về cuộc vận động.”

--- Báo chí cần : "Chủ động, kiên trì đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, phản động của các thế lực cơ hội, thù địch lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, biển đảo... để xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.”

Sang kết luận : "Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, các cơ quan báo chí, từ các phóng viên, biên tập viên và nhất là tổng biên tập, phó tổng biên tập phải nâng cao nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm với Đảng, Nhà nước và nhân dân về sản phẩm báo chí của mình.

Các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải quan tâm, tăng cường chỉ đạo, quản lý, định hướng hoạt động của các cơ quan báo chí, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo; động viên, khen thưởng kịp thời những cơ quan báo chí, cán bộ báo chí có những sản phẩm tốt, thành tích tốt; nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, xử lý nghiêm khắc các sai phạm.”


Với túi hành trang nặng mùi này, người làm báo của Việt Nam sẽ đi về đâu nếu không muốn nói là họ đang đi vào chỗ chết?

Phạm Trần
(05/010)
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 548 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0