Thứ Tư, 2024-12-04, 2:10 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Chín » 7 » Báo Lao Động cổ vũ tinh thần dân tộc?
12:43 PM
Báo Lao Động cổ vũ tinh thần dân tộc?
2009-09-06

Trong các vụ bắt giữ liên tục những người có các hành động chống Trung Quốc xâm phạm Trường Sa và Hoàng Sa, nhà nước Việt Nam dưới cái nhìn của nhiều người đều cho rằng đây là hành động có sự áp lực của Trung Quốc vì những bài viết của các blogger hay phóng viên trên mạng đã ảnh hưởng rất lớn đến dư luận gây hình ảnh xấu cho người láng giềng lớn của Việt Nam.

Photo: RFA

Giao diện trang báo Lao Động

Tuy nhiên trên tờ báo Lao Động số ra ngày 03 tháng 09 lại công khai có bài viết cổ vũ tinh thần dân tộc thông qua cuộc triển lãm về Hoàng Sa - Trường Sa được tổ chức tại TPHCM vài ngày trước đây. Tại sao hai vấn đề lại mâu thuẫn nhau như vậy?

Vụ bắt giữ cô Nguyễn Ngọc Quỳnh Như, chủ nhân trang blog Mẹ Nấm có lẽ chưa phải là kết thúc cho loạt bắt bớ các blogger có bài viết liên quan đến Trung Quốc. Trong khi các cư dân mạng vẫn còn băn khoăn tự hỏi không biết bao giờ đến lượt mình thì một blogger khác là Bút Thép cũng được công an mời lên thẩm vấn về việc mặc áo có in những lời lẽ chống Trung Quốc. Những chiếc áo này cũng là tác nhân chính dẫn blogger Mẹ Nấm vào tù mấy ngày trước đây.

Kêu gọi lòng yêu nước

Thế nhưng vào sáng ngày 03 tháng 9, sau lễ quốc khánh một ngày, trên tờ báo Lao Động Online, tờ báo chính thống của nhà nước đã đăng trên trang nhất bài viết của Lê Thanh Phong có tựa đề là “Lớn nổi thành người”, tựa đề này mượn câu kết của bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân, “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.

Các bạn trẻ phải biết về những ngư dân bị tàu lạ húc chìm trên vùng ngư trường của nước mình, bị bắt vì đánh cá của quê hương mình, và quan trọng nhất là phải biết cương vực lãnh thổ của cha ông xác lập đang bị người ta vẽ lại theo ý đồ và tham vọng lấn chiếm.”

Lê Thanh Phong

Trong lời giới thiệu của tòa soạn báo Lao Động người đọc chú ý một chi tiết rất lạ, đó là lần đầu tiên một tờ báo chính thống công nhận việc chính phủ Sài Gòn từng có những nỗ lực về vấn đề này, tờ báo viết:

“Một triển lãm quy mô lớn đầu tiên về Hoàng Sa – Trường Sa được tổ chức tại TPHCM kể từ 30. 4.1975 đến nay. Trước đó, cũng đã có một cuộc triển lãm Hoàng Sa – Trường Sa đẫm trong nước mắt vào năm 1974 tại Sài Gòn.”

Tác giả Lê Thanh Phong mở đầu bài viết dưới hình thức một tuyên ngôn, cách thức thường thấy của báo chí Việt Nam mỗi khi muốn nhấn mạnh một vấn đề quan trọng. Tác giả Lê Thanh Phong viết:

“Những ai có sự quan tâm đến một phần máu thịt của đất nước đến để nhìn ngắm những hình ảnh, tiếp cận những tư liệu quý giá về Hoàng Sa, Trường Sa. Còn những ai còn xa lạ với những tên gọi của những vùng đất tiền tiêu trên biển Đông, thì đây cũng là dịp để biết và nhớ, bởi vì "quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người".

Triển lãm Hoàng Sa - Trường Sa: Biển đảo VN tại TPHCM nhân ngày Quốc khánh 2.9 không chỉ là một đợt tuyên truyền thông tin, tư liệu về biển Đông và hải đảo. Đây là một lời khẳng định lòng yêu nước, tinh thần tự chủ, tự cường dân tộc của mọi người dân, nhất là các bạn trẻ, những người sẽ nắm giữ vận mệnh quốc gia trong tương lai.”

Vào phần chính của bài viết, tác giả Lê Thanh Phong lớn tiếng kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam đừng nên thờ ơ trước những biến động hồi gần đây về vấn đề biển đảo và hãy ý thức trách nhiệm của mình, tác giả viết:

“Những người trẻ tuổi sớm ý thức được trách nhiệm giữ gìn đất nước và xây dựng quốc gia, không sợ hãi trước bất cứ thế lực nào thì phải biết được chúng ta đang ở đâu, đứng ở vị trí nào trên thế giới này.

Các bạn trẻ phải biết về những ngư dân bị tàu lạ húc chìm trên vùng ngư trường của nước mình, bị bắt vì đánh cá của quê hương mình, và quan trọng nhất là phải biết cương vực lãnh thổ của cha ông xác lập đang bị người ta vẽ lại theo ý đồ và tham vọng lấn chiếm.”

Ngạc nhiên, mâu thuẫn

Trước một bài viết có sức thuyết phục được cho phép xuất hiện trên một tờ báo của nhà nước trong lúc này khiến người ta không khỏi ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì chỉ nhiều tháng trước đây khi chưa đọc bài báo này, rất nhiều người trẻ trong nước đã không những “lớn thành người” mà họ còn vươn vai trở thành anh hùng, trở thành thành Phù Đổng. Họ đã hiên ngang tuyên bố trên các trang blog của mình về những điều mà cho tới nhiều tháng sau tác giả Lê Thanh Phong mới kêu gọi. Kết quả cho sự “lớn thành người” này thì hầu hết trong số họ đều đã bị bắt.

Em bị mời là vì em mặc cái áo xanh mầu đọt chuối ở giữa phía trước nó có chữ “NO Bô-xít, Hoàng Sa Trường Sa là của VN” còn sau lưng thì nó có dòng chữ “Người Việt Yêu Nước SOS, giữ mầu xanh và an ninh cho Việt Nam”.

Blogger Mẹ Nấm

Bắt đầu là Điếu Cày với các cuộc xuống đường chống Trung Quốc cùng với nhiều người khác. Rồi hàng ngàn bài viết xuất hiện của Tạ Phong Tần, Người Buôn Gió, Bút Thép, Mẹ Nấm, Sphinx, Phạm Đoan Trang và nhiều nữa. Các bài viết này đã xuất hiện trên các trang blog cá nhân và như mọi người đều biết, tất cả những người vừa được nhắc đến đều đã bị bắt, bị ngồi tù với tội danh trốn thuế, xâm phạm an ninh quốc gia và cũng có người không hiểu mình đã phạm tội gì.

Tội danh chính thức của blogger Mẹ Nấm là đã mặc chiếc áo có in dòng chữ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam. Trong một lần phỏng vấn với thông tín viên Hà Giang sau khi cô bị công an mời lần đầu tiên, blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Quỳnh Như cho biết:

“Em bị mời là vì em mặc cái áo xanh mầu đọt chuối ở giữa phía trước nó có chữ “NO Bô-xít, Hoàng Sa Trường Sa là của VN” còn sau lưng thì nó có dòng chữ “Người Việt Yêu Nước SOS, giữ mầu xanh và an ninh cho Việt Nam”. Họ nói với em lý do chính họ mời em là vì em mặc cái áo đó.”

Và mới đây nhất blogger Bút Thép cũng trong trường hp tương tự. Anh bị chính quyền mời lên trả lời về chiếc áo này, phóng viên Trân Văn của đài Á Châu Tự Do ghi nhận sau đây:

“Công an đến nhà mời tôi lên trụ sở làm việc. Họ hỏi tôi về việc tôi mặc cái áo kêu gọi bảo vệ Tây Nguyên, giữ màu xanh cho Tây Nguyên, phản đối việc Trung Quốc khai thác bô-xít. Trên áo thì phía đàng trước có ghi chữ "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Stop bauxite", "No China". Còn đàng sau là chữ "SOS" cuốn lấy Tây Nguyên, có dòng chữ "Giữ màu xanh và an ninh cho Việt Nam"”.

Trách nhiệm truyền thông

Việc bắt người song song với chiến dịch vận động lớp trẻ tích cực yêu nước, chống lại những áp đặt mà Trung Quốc đã và đang áp dụng với đất nước phải hiểu như thế nào cho phù hợp? Nhất là những dòng chữ mạnh mẽ sau đây được thấy trong bài báo mang tên “Lớn nổi thành ngườicủa tác giả Lê Thanh Phong:

“Không phải là một cuộc triển lãm đẫm nước mắt như đã từng xảy ra 35 năm trước, nhưng chắc chắn đã thắp lên ngọn lửa ái quốc trong mỗi người chúng ta. Đã có nhiều bạn trẻ đến với cuộc triển lãm, tự hào về trí tuệ của cha ông, sức mạnh của dân tộc.”

Tác giả Lê Thanh Phong mượn cuộc triển lãm trước đây 35 năm tức lúc VNCH chịu thất thủ, mất cả người lẫn đảo Hoàng Sa để nhắc lại món nợ máu mà dân tộc còn canh cánh qua cụm từ một cuộc triển lãm đẫm nước mắt. Người trẻ Việt Nam khi đọc bài viết này sẽ nghĩ gì khi hai vấn đề trái ngược xảy ra cùng lúc một cách khó hiu như vậy. Phải chăng đây là bài viết nhằm xoa dịu dư luận sau khi những cuộc bắt bớ tràn lan xảy ra?

Nhiều người không tin như vậy. Vấn đề không nằm ở chỗ xoa dịu vì nhà nưc chuyên chính Việt Nam từng chứng tỏ sức mạnh của mình trước những lực lượng mà họ xem là thù nghịch. Huống chi lần này những kẻ bị bắt đều không một tấc sắt trong tay và tuổi đời của nhiều người trong họ chưa quá 35. Nhà nước không có lý do gì để sợ hãi. Bài viết này nếu nhìn ở một góc độ khác người ta có thể tạm hài lòng với câu trả lời rằng đây là một cuộc đánh nhanh rút lẹ của báo chí. Trước đây một bài báo tương tự nhưng tính cách kích động tinh thần yêu nước thì nhẹ nhàng hơn cũng đã xuất hiện trên một tờ báo công an lớn nhất nước. Và chỉ hai ngày sau đó đã bị rút xuống mà không đưa ra lý do. Lần này thì liệu bài viết Lớn nổi thành ngườixuất hiện bao lâu?

Chỉ sợ rằng tuổi trẻ Việt Nam tin theo bài viết một cách ngây thơ, comment những ý kiến của họ trên các trang blog một cách công khai thì sẽ tiếp tục lãnh nhận những hậu quả mà các blogger khác đang chịu. Lúc đó chắc chắn họ cũng sẽ lớn thành người nhưng chỉ sau khi được tôi luyện trong các nhà giam tăm tối.

Trách nhiệm truyền thông trong vấn đề này phải được hiểu như thế nào?
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 759 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Chín 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 12
Khách: 12
Thành Viên: 0