Thứ Ba, 2024-04-16, 11:58 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Năm » 26 » Báo VN: Ông Hồ Ưa Hỏi Về Bí Mật Đàn Bà
8:38 PM
Báo VN: Ông Hồ Ưa Hỏi Về Bí Mật Đàn Bà


Bài Đăng Trên Báo TP Vinh Đã Bị Gỡ Xuống...

Chuyện cấm quý ông, chuyên riêng của quý bà... lại là quan tâm của ông Hồø Chí Minh. Báo trong nước đã kể lại như thế.

Hãy hình dung rằng Tổng Thống Obama gặp các nữ sinh Quận Cam và hỏi các cô rằng "kinh nguyệt có đều không...” Thế nào cũng bị bà Michelle Obama bợp tai, và sẽ bị Đảng Cộng Hòa đấu tố mệt nghỉ...

Vậy mà ông Hồ Chí Minh đã làm như thế, và được đánh bóng như là hành vi quan tâm của người "giải phóng phụ nữ...”

Trong một chiến dịch ca ngợi ông Hồ Chí Minh, một bài viết ký tên Nguyễn Minh Châu đăng hôm chủ nhật  7/3/2010 trên báo Công An Nghệ An và báo Vinh của tỉnh này đã kể chuyện rằng ông Hồ đã có công giải phóng phụ nữ.

Đặc biệt, cụ thể, khi tiếp đón một phái đoàn phụ nữ, ông Hồ đã hỏi rằng kinh nguyệt của quý bà có trồi sụt hay không... Nguyên văn, trích từ bài ca ngợi ông Hồ viết:
"Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được Bác đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, Bác hỏi: "Các cháu kinh nguyệt có đều không?"...”

Khi nghe các cô trả lời là trồi sụt thất thường, ông Hồ đã "ứa lệ...”

Bài viết ca ngợi ông Hồ này khi được nhiều người   đọc và gây sốc với phụ nữ, hiện đã bị gỡ xuống trên mạng Vinh (UBND TP Vinh), nhưng ở mạng Công An chưa gỡ xuống: http://congannghean.com.vn/Bac_Ho_voi_su_nghiep_giai_phong_phu_nu-details.aspx.

Trường hợp độc giả không vào được link trên, có thể vào Google để tìm, vẫn còn lưu nhiều bản ở bộ nhớ cache.

Bài viết kể chuyện ông Hồ hỏi trực tiếp quý bà về kinh nguyệt trích như sau:

"Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ - Chu  Nhật, 7/03/2010 08:00

(Congannghean.vn)-Nhà sử học Mỹ, bà Gi-xen-tơn trong bài viết: "Vai trò của Hồ  Chí Minh trong lịch sử của sự tiến bộ của phụ nữ" đã nhận xét: "Chỉ có Hồ Chí Minh đã luôn luôn bộc trực về quyền bình đẳng của phụ nữ, về giáo dục, tự do ngôn luận, độc lập về kinh tế và quyền của phụ nữ được hưởng các quyền lợi khác như của nam giới

Giải phóng phụ nữ là một bộ phận trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà lúc sinh thời Bác Hồ rất quan tâm.

Bác Hồ với phụ nữ các dân tộc thiểu số

Từ năm 1912, với tên là Nguyễn Tất Thành rời nước Pháp làm thuê cho tàu buôn Sác-Giơ Rêuyni đi vòng quanh Châu Phi, có dừng lại ở một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuyniđi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan..., ngày 15/12/1912, Bác đến Niu Oóc nước Mỹ. Tại đây Bác vừa đi làm thuê để lấy tiền kiếm sống vừa tranh thủ giờ nghỉ để học tập và thăm các danh thắng.

 Đến thăm Tượng thần tự do, Bác đã ghi cảm tưởng: "Ánh sáng trên đầu thần tự do toả rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Tượng thần tự do thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người đấu tranh da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?".

Năm 1930, khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, chính Người với tên là Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Việt Nam ra lời kêu gọi: "Hỡi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh, chị em bị áp bức bóc lột". Từ nay anh chị em chúng ta cần gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để: Thực hiện mười điều mà điều thứ mười là: "Thực hiện nam nữ bình quyền".

Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Bác Hồ đã giới thiệu vào Quốc hội khoá I của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà một số chị em tiêu biểu như: Bà giáo sư Nguyễn Thị Thục Viên, bà Tôn Thị Quế... Từ đó đội ngũ cán bộ nữ tham gia vào cơ quan lãnh đạo các cấp từ trung ương đến cơ sở ngày càng đông, đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Ngày 08/03/1952, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt, nhân ngày Quốc tế phụ nữ. Bác đã gửi thư cho chị em trong nước và chị em kiều bào ngoài nước.

 Bác viết : "Hai Bà Trưng đã để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang, là dũng cảm kháng chiến. Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế giúp phụ nữ Việt Nam bồi dưỡng truyền thống ấy, hăng hái đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng là con cháu Hai Bà Trưng và là lực lượng trong quốc tế phụ nữ".

Nhân dịp này Người còn "Kính cẩn  nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sỹ đã hi sinh cho Tổ quốc. Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ cùng vợ con của các liệt sỹ". Gần cuối bức thư Người khẳng định: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".

Sau này mỗi dịp đến công tác ở địa phương Bác luôn quan tâm đến chị em phụ nữ. Vào thăm nhà máy cơ khí, thấy cô công nhân để bộ tóc dài, Bác ra hiệu dừng máy, đến gần ân cần nhắc: "Cháu là gái khi lao động phải vận tóc lên, đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn: "Bộ tóc là góc con người". Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được Bác đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, Bác hỏi: "Các cháu kinh nguyệt có đều không?".

Các chị xúc động đến ứa nước mắt. Một chị nhẹ nhàng thưa với Bác như đứa con nói riêng với mẹ: "Thưa Bác! do điều kiện ăn uống, vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên chúng cháu... rất thất thường".

 Đôi mắt Bác ứa lệ nói với bác sỹ Phạm Ngọc Thạch - Bộ trưởng Bộ Y tế cùng tiếp khách với Bác: "Chú phải tìm cách trông nom chạy chữa cho các cô ấy, kinh nguyệt là biểu hiện xuất sắc của người phụ nữ, là điều kiện đảm bảo hạnh phúc của đời người và bảo tồn nòi giống".

 Có lần đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá ra làm việc với Bác xin chụp ảnh lưu niệm, Bác không đồng ý và bảo: "Khi nào các chú ra làm việc với Bác có đại biểu phụ nữ thì Bác mới chụp ảnh lưu niệm"... (hết trích)

Theo lời nhận xét từ một nhà quan sát, trường hợp ông Hồ quan tâm tới chi tiết trồi sụt của phụ nữ là dễ hiểu. Nếu có người vợ là bà Tăng Tuyết Minh đi bên cạnh, hay thậm chí chỉ cần bà Nông thị Xuân dắt theo cậu bé Trung đi bên cạnh trong khi tiếp đón phái đoàn phụ nữ Miền Nam, ông Hồ Chí Minh chắc chắn đã không nói như thế.

Tại sao, khi ông Hồ nhìn thấy các phụ nữ, lại chỉ thắc mắc về chuyện trồi sụt, lại nói rằng "kinh nguyệt là biểu hiện xuất sắc,” lại đòi phải "có đaị biểu phụ nữ thì Bác mới chụp ảnh  lưu niệm...”

Vẫn không rõ là tác giả bài viết này có phải thực tâm ca ngợi ông Hồ, hay chỉ mượn những chuyện đã xảy ra, vì chắc chắn là không dám tưởng tượng bịa đặt, để ghi lại cho cả nước biết rằng ông Hồ khi gặp phụ nữ chỉ quan tâm ở phần dưới lưng quần.

Category: Đạo đức Hồ Chí Minh | Views: 875 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0