Một
số cư dân Bình Dương từng gặp chuyện oan ức, bất công, ngang trái, tự
nhận là những "kẻ thấp cổ, bé miệng”, "trình độ hiểu biết thấp kém” mới
đây đã gởi thơ lên mạng Bô Xít Việt Nam.
Photo courtesy of Bauxite Việt Nam
Trụ sở Tiếp Công Dân ở quận Bình Tân, TPHCM
Những
người dân này gởi thơ để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, phơi bày sự thật đau lòng
về công tác tiếp dân, mà họ cho là tốn hàng tỷ đồng của dân và còn làm cho người
dân khổ thêm, bất mãn hơn, vì mất sạch tài sản, trắng tay nay còn phải "ăn chực,
nằm chờ mãi” mà "Trên” vẫn cứ "im lặng, chẳng có hồi đáp gì” dù luôn được nghe
giải thích, chánh quyền là "của dân, do dân, vì dân”. Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu tổng
hợp thông tin về chuyện "tiếp dân”.
Hôm
nay đông quá, bữa khác trở lại
Người
dân góp ý với nhà nước rằng, cách đổi mới công tác tiếp dân, tốt nhất là dẹp bỏ
ngay những văn phòng, trụ sở tiếp dân, trên thực tế chỉ có tác dụng như những
lô cốt, rào cản, nhằm ngăn chặn người dân tới gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với những
quan chức có trách nhiệm.
Nhân viên trực trả lời chung trước đám đông chờ đợi từ lâu rằng, hôm nay đông quá, bữa khác trở lại.
Qua
quyết định của thủ tướng chánh phủ về đổi mới công tác tiếp dân, đã được ban
hành thì khi tiếp dân, viên chức hữu trách phải cố gắng giải quyết khiếu nại,
tăng cường trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, giúp người dân có thể theo dõi kết
quả giải quyết khiếu kiện, kiến nghị của họ trên trang mạng chính thức.
Vậy
người dân nói gì khi phải đối mặt với thực tế khi đến cầu cạnh nơi trụ sở "Tiếp
Dân”, trang mạng Bô Xít ghi lại như sau:
Nhân
viên trực trả lời chung trước đám đông chờ đợi từ lâu rằng, hôm nay đông quá, bữa
khác trở lại.
Khi
dân yêu cầu cho giấy hẹn, nhân viên dùng mảnh giấy xé nhỏ ghi vội mấy chữ,
không cho biết tên họ, chức vụ, không đóng dấu, không có số điện thoại liên lạc.
Người tiếp dân không đeo bảng tên, trên bàn giấy cũng không đề tên, chức vụ của
đương sự.
Giấy hẹn của Cán bộ Tiếp dân tại trụ sở Tiếp Công Dân quận Bình Tân hôm 21/07/2010. Photo courtesy of Bauxite Việt Nam.
Là
người tiếp nhận, tổng hợp, truyền đạt ý kiến, khiếu nại của dân nghèo khắp nước,
rồi phóng lên trang mạng Bô Xít Việt Nam, từ Hà Nội, giáo sư kiêm học giả Nguyễn
Huệ Chi cho RFA biết suy nghĩ của ông:
"Các
cơ quan nhà nước tiếp dân như thế nào, thì từ lâu chúng tôi đã biết rồi, nó là
một chính thể do dân làm chủ, của dân, do dân, vì dân, nhưng đã bị quan liêu
hóa từ rất, rất lâu rồi, cho nên dân đến, không được tiếp là chuyện bình thường.
Đối
với nghị quyết đổi mới công tác tiếp dân, cho nên người dân mới tìm đường đến,
dù rất vất vả mới tới nơi, nhưng cuối cùng mới thấy rõ bài học là chẳng có gì
thay đổi cả. Việc ấy là chúng tôi xúc động và chúng tôi đưa lên trang mạng, để
cảnh báo nhà nước rằng, các anh nói thay đổi, các anh phải thay đổi ngay, còn nếu
như không chịu thay đổi mà chỉ lo xây dựng cơ sở vật chất, nhà cửa, bố trí người
này lên chức này, lên chức kia, muốn thay đổi để có tinh thần dân chủ, lắng
nghe người dân, thì mục tiêu đó, không đạt được.”
Tiếp dân hay đuổi dân?
Giáo
sư Nguyễn Huệ Chi cũng giải thích thêm vì sao ông dành công sức để giúp đỡ những
người dân nghèo khó, lên tiếng trước công luận:
Ngay ở văn phòng 2 Võ Thị Sáu của trung
ương ở Saigon, công an họ túc trực ở đấy, chỉ để đối phó và đuổi dân
khỏi nơi đó, hoặc phải trả lời cho qua chuyện thôi, chứ không tiếp dân
để giải quyết gì cả.
Mục Sư Thân Văn Trường
"Nếu
dân chờ đợi để hưởng kết quả thì họ thất vọng, đó chính là nỗi đau của họ, mà
chúng tôi thấy nỗi đau đó rất lớn, vì nó làm vỡ tất cả niềm tin cho nên chúng
tôi đưa lên, để nói với người dân là anh bớt tin đi, anh không hiểu thực chất của
một guồng máy mà chỉ ban tất cả các thứ nghị quyết ra, chứ không phải ban ra
cái thực chất đâu. Các anh ban hết nghị quyết này đến nghị quyết khác rồi mọi sự
vẫn như cũ, tiếp dân chẳng được cái gì cả, đó là tác dụng trên phương diện ấy
thôi, còn những tác dụng khác thì chúng tôi không dám nghĩ tới.”
Kế
đó, Mục Sư Thân Văn Trường đang phục vụ Chúa và các tín hữu của ông tại khu vực
Đồng Nai, từng lui tới nhiều lần nơi trụ sở tiếp dân kể lại về những điều ông
chứng kiến:
"Đó
là điều tôi thường trăn trở, đúng như những gì trang mạng đó nói tới, và với
kinh nghiệm của cá nhân tôi, thì tôi thấy nên dẹp những chỗ đó đi thì tốt hơn,
để dân đỡ phải nuôi những người như vậy. Nhà nước lập văn phòng tiếp dân để đối
phó thôi chứ không có ý giải quyết khúc mắc, giúp dân, vì họ tiếp một cách rất
chiếu lệ, tắc trách, làm sao cho dân sớm rời khỏi chỗ đấy thôi.”
Mục sư Thân Văn Trường. RFA file photo.
Ông
cũng góp thêm ý kiến qua cuộc trao đổi với RFA, sau khi đã theo dõi thông tin
trên mạng:
"Tôi
đã từng nhiều lần đến cơ quan tiếp dân và trường hợp cụ thể của tôi là bị oan
sai, kếu án 2 năm tù, rồi sau đó tôi đi kêu ca từ cấp tỉnh ra đến Hà Nội, chỉ
được họ trả lời qua loa, cho nên đúng như trang mạng Bô Xít, nên dẹp văn phòng
tiếp dân đi, chẳng có giá trị gì. Họ bày ra văn phòng rất hoành tráng, tốn kém
tiền, mà không giải quyết gì hết. Ngay ở văn phòng 2 Võ Thị Sáu của trung ương ở
Saigon, công an họ túc trực ở đấy, chỉ để đối phó và đuổi dân khỏi nơi đó, hoặc
phải trả lời cho qua chuyện thôi, chứ không tiếp dân để giải quyết gì cả.”
Người
dân Việt luôn thắc mắc, tại sao chánh quyền nhân dân, do dân bầu chọn mà họ lại
không được tự do lui tới các văn phòng tiếp dân, các cơ quan hành chánh, công
quyền. Cán bộ hành chánh, công chức ăn lương bổng của dân, họ có trách nhiệm phải
giải quyết yêu cầu cấp thiết của người dân, lắng nghe ý kiến, khó khăn, oan ức,
mà không được xua đuổi, né tránh, đẩy đưa, theo kiểu "hành dân là chính”, là
chuyện được báo chí trong nước thường nhắc tới, mỗi khi nói về thành quả của
công tác "cải tổ hành chánh” mà nhà nước cố gắng thực hiện và cho đó là mục
tiêu hàng đầu cần phải thực hiện.