Từ sáng đến đầu giờ trưa Chủ Nhật 14/10 tại trung tâm Hà Nội đã diễn ra cuộc biểu tình lần thứ 10 để phản đối Trung Quốc về biển đảo và gây sức ép lên lãnh đạo Việt Nam nhiệm kỳ mới trong một số vấn đề khác.
Trong các gương mặt trí thức lần đầu xuống đường người ta thấy có nhà văn Nguyên Ngọc, người từng nêu ra chủ đề bảo vệ cao nguyên miền Trung nhân vụ chính phủ muốn khai thác bauxite tại đó bằng mọi giá.
Bên cạnh ông Nguyên Ngọc là giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đã đi biểu tình trước đó, và tham gia tuần hành còn có tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Hồng Kiên.
Trong đoàn tuần hành lần này mà hãng AFP nói là của 'trí thức và sinh viên', trên hình thấy có sinh viên Nguyễn Anh Tuấn người vốn từng đề nghị để công an bắt vì lưu trữ các bài của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhà đấu tranh hiện đã bị xử tù.
Vợ ông, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà lần này lại xuống đường đấu tranh.
Các vị như Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang A cũng có mặt trong cuộc biểu tình đi quanh khu Hàng Bài, Hàng Khai, Tràng Tiền Plaza tại Hà Nội.
Dù theo AFP từ Hà Nội, con số tham gia chỉ 'khoảng 100' nhưng nhìn vào các hình ảnh đăng tải trên những trang basam hay xuandienhannom thì có thể cao hơn.
Trong các khẩu hiểu của số người biểu tình đem theo tại khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm có nhiều câu nêu chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Tuy nhiên, nội dung các khẩu hiệu theo sát diễn biến thời sự gần gây và nói hẳn đến việc Trung Quốc thăm dò dầu khí tại vùng biển tranh chấp giữa hai nước.
Cũng có khẩu hiệu phản đối 'lao động trái phép' Bấm từ Trung Quốc vào một số đ̣ia phương miền Nam Việt Nam, điều được chính báo chí trong nước nêu cách đây không lâu.
Ngoài ra, nhân dịp các đại lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám 1945 và Quốc khánh 2/9, có khẩu hiệu nhắc lại tinh thần đấu tranh của Việt Minh ngày 19/8.
Họ cũng mang theo loa phóng thanh và hát bài 'Dậy Mà Đi' như tại Sài Gòn thời gian trước.
Những người biểu tình cũng muốn dân chúng Hà Nội hiểu tâm trạng của họ và kêu gọi đừng 'vô cảm' trước cảnh các quán xá và đường phố vẫn đầy những người có vẻ không quan tâm hoặc chỉ quan sát bàng quan.
Cuộc tuần hành diễn ra vào thời điểm Quốc hội khóa 13 của Việt Nam bước vào nhiệm kỳ mới giữa lúc có những kêu gọi cơ quan này cần ra nghị quyết về Biển Đông.
Một số nhân vật lãnh đạo mới nhậm chức như Bấm Chủ tịch nước Bấm Trương Tấn Sang cũng vừa phát biểu tỏ ra không đồng ý với chuyện để các công ty Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên.
Như thế, dù chủ đề phản đối Trung Quốc về biển đảo vẫn được duy trì, cuộc tuần hành lần này đã mở rộng phạm vi để bám sát những vấn đề thời sự khác tại Việt Nam dù chưa rõ tác động của cách tỏ thái độ chính trị này sẽ ra sao.
Tại Sài Gòn có kêu gọi trên mạng nhưng giới vận động đã không biểu tình nổi ở công viên 29/3 trên đường Phạm Ngũ Lão hoặc khu gần Dinh Thống Nhất.
Một số trang mạng tự do giải thích là vì "công an đông quá" hoặc họ biết cách "chia để trị" với giới vận động tại TPHCM.
Còn tại Hà Nội lần này, công an chỉ làm nhiệm vụ giữ trật tự, không bắt bớ ai dù có tin nhiều nhân vật thường đi biểu tình bị nhắn tin nhắc không đi.
Trong khi đó, báo chí chính thống tại Việt Nam không hề đưa tin gì về "chuẩn bị biểu tình" tại Sài Gòn hay cuộc tuần hành ở Hà Nội trong ngày.
Trái lại, tin về người dân ở cảng Đại Liên, miền Đông Bắc Trung Quốc biểu tình phản đối ô nhiễm hóa chất thì được một số báo Việt Nam đăng.
Vào tháng 8 và 9 năm nay, nhân kỷ niệm ngày chấm dứt Thế Chiến Hai và cuộc đấu tranh giành độc lập của nhiều quốc gia giới bình luận tin rằng tinh thần dân tộc sẽ được khơi dậy ở các nước châu Á như Indonesia, Hàn Quốc, Việt Nam...