Nguyễn Quang Duy
Trong một nước tự do biểu
tình là chuyện xảy ra hàng ngày. Chả thế chỉ trong vòng 10 ngày từ 28/8 đến
8/9/2009, cộng đồng người Việt tại Úc đã tổ chức 4 cuộc biểu tình. Hai tại
Melbourne (28/8 và 30/8) để phản đối đòan văn nghệ “Tứ Đại Thiên Vương” trình
diễn cho trực tiếp phát hình về Việt Nam tuyên truyền “bà con Úc châu chào mừng
ngày quốc khánh 2/9/2009 và sửa sọan tiếp đón Tổng Bí Thư
Nông Đức Mạnh”. Một tại Canberra (7/9) và một
tại Sydney (8/9) để phản đối phái đoàn Nông Đức Mạnh đến Úc. Là một cộng đồng
nhỏ và nghèo, không tiền để vận động hành lang, để gây ảnh hưởng dư luận, thì
tổ chức những cuộc biểu tình ôn hoà thượng tôn luật pháp được xem là phương pháp
hữu hiệu và hiệu quả nhất.
Từ những kết qủa cụ thể như thương lượng đài truyền
hình SBS ngừng việc phát tuyến đài truyền hình VTN4, nhà cầm quyền Việt Nam phải
chấp nhận các phái đoàn điều tra nhân quyền, … mới có người tiếp tục đứng ra tổ
chức và hàng ngàn người tham gia. Nhìn xa hơn cộng đồng Úc châu luôn xem những
cuộc biểu tình như những thao diễn nhỏ, mong có ngày (như đã xảy ra tại Líên Sô
và Đông Âu) hổ trợ đồng bào quốc nội đứng lên đòi tự do cho chính mình.Ngựơc lại
tại Việt Nam , mọi cuộc tập hợp lớn nhỏ để đề đạt nguyện vọng chính đáng đều bị
thẳng tay đàn áp. Sau nhiều ngày phải làm việc với công an, trên diễn đàn BBC,
nhà văn Đào Hiếu lên tiếng:
“Trước đây chúng tôi hoạt động cách mạng, làm Việt Cộng,
xuống đường đấu tranh. Khi bị bắt vô tù, quần chúng biểu tình đòi trả tự do rầm
rộ, bây giờ thì không, xã hội im thin thít, gần như không phản ứng gì.”Ở
đây không phải để luận bàn về việc ông Hiếu đang so sánh giữa một chế độ miền
Nam tự do, ông được xuống đường, quần chúng có quyền biểu tình đòi trả tự do cho
ông với một chế độ toàn trị hiện nay. Điều cần nói việc biểu tình tập hợp hay
xuống đường chỉ là một trong nhiều phương cách để biểu lộ sự đồng tình.Tại
Úc châu, trong khi thính giả đài SBS không được thông báo về hai cuộc biểu tình
phản đối đòan văn nghệ “Tứ Đại Thiên Vương”. Đài phát thanh công (nhận trợ cấp
của chính phủ) này lại liên tiếp quảng cáo cho hai buổi văn nghệ không màng sự
phản đối của thính giả và của ban đại diện Cộng Đồng. Liên lạc trực tiếp qua
điện thư, điện thoại, góp ý, thư phản đối là những phương cách cá nhân mà SBS đã
nhận được từ thính gỉa Việt Nam.
Hai thỉnh nguyện thơ, một trên giấy và một trên
mạng, đã được chính những người quan tâm sưả soạn và đưa ra vận động chữ ký.
Cuộc vận động với hàng ngàn chữ ký đã khiến ông giám đốc SBS Shaun Brown phải
mời ông Nguyễn thế Phong chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do và ban chấp hành
đến tham khảo vấn đề. Từ đó hai bên đồng ý
nghiên cứu để soạn lại những
nguyên tắc và chính sách của đài để tránh việc tương tự có thể
xảy ra trong tương lai. Vận động chữ ký là một phương pháp khác biểu lộ sự đồng
tình vừa nhanh chóng, vừa hiệu quả, vừa đỡ tốn kém đang ngày một phổ biến hơn
trên toàn thế giới.Việc vận động chữ ký cũng đã đang và sẽ tiếp tục xảy ra tại
Việt Nam . Như hàng ngàn trí thức đã đồng loạt ký tên trên kiến nghị phản đối
việc khai thác bauxite Tây Nguyên. Bước xa hơn
một bước, 16 thành viên của Hội Đồng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đồng ký tên
trên Tuyên bố phản đối các sai lầm của Quyết định số 97/2009. Hội Đồng cũng
tuyên bố quyết định tự giải tán. Đây cũng là một phương cách biểu tình. Hành
động tự giải tán Viện Nghiên Cứu đã và đang tạo ra một làn sóng công luận biểu
lộ sự đồng tình. Họ đồng tình vì thấy rõ các quyền tự do bị vi phạm ngày một
nặng nề hơn. Giới trí thức đang tận dụng không gian mạng toàn cầu để thông tin
chính kiến để tìm kiếm sự đồng tình với nhau và với quần chúng trong và ngoài
nước. Trên đây chỉ là một vài phương cách, việc người Việt đồng lọat bỏ nước ra
đi, công nhân đồng thuận đến sở nhưng không làm (lãng công), “Lời Kêu gọi Bất
tuân Dân sự - Biểu tình Tại Gia” của Hòa thượng
Thích Quảng Độ, hiệp thông tôn
giáo, hay cùng mặc áo với khẩu hiệu phản đối cũng thấy được ở Việt Nam.
Nhân lọai càng ngày càng quen thuộc với mạng tòan cầu, nhiều phương cách thông
tin và đồng lọat phản đối ảo như cùng lên tiếng cho một vấn đề hay đóng cửa mạng
để phản đối việc gì ngày càng trở nên phổ biến. Nhà văn Đào Hiếu cũng đề cập đến
việc “Tôi tiếp xúc nhiều lắm. Chị buôn bán ngoài chợ, phu xe
xích-lô, công chức. Họ đều nhìn thấy vấn đề hết, nhưng cũng đều thờ ơ.”
Toàn xã hội nhìn thấy quyền lợi cả về vật chất lẫn tinh thần của mình bị va chạm
thế mà “xã hội im thin thít” hay ai “cũng đều thờ ơ”, nhìn từ một
góc cạnh khác chính là phương cách tiêu cực biểu lộ thái độ chính trị chính
mình. Mỗi xã hội hình thành từ nhiều nhóm có những nhu cầu và lợi ích
khác nhau. Từ đó sinh ra những hành động và những phương cách gỉai thích cho
hành động một cách khác nhau.
Trong một xã hội dân chủ như Úc biểu tình trong
vòng luật pháp là phương cách để đạt được thảo luận và thỏa thuận, tránh đi
những xung đột dễ dàng dẫn đến bạo động chẳng có lợi cho bên nào. Đó là giữa các
thành viên các nhóm trong một xã hội với nhau. Việc lắng nghe, cân nhắc, làm
trung gian cho quyền lợi của các nhóm, các thành viên là vai trò đại diện của
chính phủ dân chủ.Ngược lại việc đàn áp các cuộc biểu tình chính đáng, ngăn cấm
những thảo luận góp ý công khai chỉ có thể che đậy được những xung đột xã hội
trong đỏan kỳ. Khi không được biểu lộ sự đồng tình một cách công khai, một cách
đúng đắn và một cách thân thiện thì chắc chắn xã hội sẽ hướng tới những hoạt
động phản đối hay phản kháng. Khi sự phản đối hay phản kháng được chuẩn bị từ
mỗi thành viên trong xã hội và được tổ chức một cách âm thầm, bên cạnh những sai
lầm chính trị ngày một gia tăng, thì một cuộc cách mạng tất yếu sẽ phải xảy ra.
Vì thế cách mạng chỉ xảy ra ở các quốc gia độc tài đảng trị và đảng Cộng sản
Việt Nam xem ra đã chọn hậu quả này.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
25/09/2009