Thứ Bảy, 2024-04-27, 3:05 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Ba » 8 » Bói quẻ đầu năm: Luống cày của Nguyễn Minh Triết mang ý nghĩa gì?
9:07 AM
Bói quẻ đầu năm: Luống cày của Nguyễn Minh Triết mang ý nghĩa gì?

Ngày 20 tháng 2, nhằm ngày 7 tháng Giêng năm Canh Dần vừa qua, Chủ tịch nước CHXHCNVN, Nguyễn Minh Triết, đã đại diện cho đảng và nhà nước khai mở luống cày trong Lễ Tịch Điền, một phong tục được khởi sự ở VN dưới triều vua Lê Đại Hành, nhằm cầu cho đất nước và mùa màng được mưa thuận gió hoà, muôn dân ấm no.

Đây là tập tục xuất phát từ bên Trung Hoa, sau được truyền sang nước ta thời vua Lê, rồi được duy trì tới đời nhà Trần.

Theo Wikipedia, "Lễ tịch điền là ngày hội xuân, khi đó các vua quan lần lượt xuống ruộng cày một vài đường đất nhằm khích lệ nông dân phát triển nông nghiệp đặc biệt là phát triển lúa nước. Sau khi đã làm lễ cúng Thần Nông, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các công tôn cày 7 luống, công khanh cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống. Sau đó thửa ruộng này sẽ được chăm sóc và sản phẩm sẽ dùng để tế lễ năm sau.”

"Tương truyền vào năm 897, khi Lê Đại Hành đích thân xuống ruộng cày đã đào được một hũ vàng. Năm 988, vua cày ở Bàn Hải lại được một hũ bạc, vì vậy hai thửa ruộng trên được đặt tên là ‘Kim Ngân Điền…’ Sau đó đến thời Lý - Trần, các lễ này được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của đất nước vào mùa xuân.”

"Đến đời Trần, do bận việc giữ nước, chống ngoại bang nên lễ cày tịch điền không hưng thịnh như trước. Tuy nhiên, khi có điều kiện, các vua vẫn đích thân điều hành lễ này. Đến các thời nhà Hồ, thì hầu như phong tục này không còn được giữ.”

Đây là một tập quán tốt mà các đời vua nước Việt đã cố gắng giữ gìn. Sang đến "triều đại” Nguyễn Minh Triết, nhà nước lại bắt đầu tiếp nối phong tục xa xưa.

Qua luống cày khơi mở đó, nó mang ý nghĩa gì dưới nhãn quan chính trị hiện đại và xủ quẻ của các nhà chiêm tinh?

Vẫn theo Wikipedia, "Nước ta là nước nông nghiệp, vua đã biết chăm lo đến nghề nông thật là nên thay. Hơn nữa, như người xưa đã nói, hành động có công hiệu hơn ngàn lời nói. Chẳng thế mà kỉ cương phép nước giữ vững. Đất nước vững vàng, kinh tế cực phát triển, cũng nhờ công lớn lắm của các vua thời trước.”

Xem như vậy thì từ xa xưa, quan niệm chính trị Việt đã cho rằng mọi người đều là con dân của vua, và vua quan có bổn phận phải chăm sóc cho con dân mình được ấm no hạnh phúc. Hành động vua cày ba luống ruộng làm gương cho muôn dân và cầu mưa thuận gió hoà nằm trong ý nghĩa đó.

Về vấn đề đoán quẻ, trước hết, xin được xác nhận người viết không phải là "dự đoán gia” mà chỉ ghi lại nhận xét của các vị này, để mọi người "mua vui cũng được một vài trống canh” trong mùa Tết âm lịch VN, do hiện tượng nóng hổi chủ tịch nước đi cày trong lễ tịch điền vừa qua.

Báo chí cho biết nhà cầm quyền đã chuẩn bị rất kỹ cho lễ hội này, ngay cả quần áo ăn mặc cho các viên chức ra sao cũng được bàn tán công khai nhằm thu thập ý kiến mà may cắt cho đúng nghĩa và đẹp đẽ. Nhưng những hớ hênh vô tình hoặc do thiên cơ báo trước đã đem đến nhiều hy vọng tràn trề cho quê hương.

Nhà nước đã tổ chức cuộc thi vẽ trâu mang hình ảnh ông cọp năm nay. Có cả thảy 60 phác thảo do 42 hoạ sĩ gởi về, nhưng vì số trâu có hạn nên ban tổ chức chỉ lấy 30 bức để vẽ lên mình trâu.

Riêng trâu của chủ tịch cầm cày thì không vẽ. Nhân dân kháo nhau rằng đảng ta trâu lại hoàn trâu!

Cha ông vẫn thường nói con trâu là đầu cơ nghiệp. Trâu bò gắn liền với đời sống nông dân. Một khi trâu mang hình ảnh cọp có nghĩa rằng nông dân đã cưỡi cọp hoặc biến thành cọp vùng lên vây ép trâu-không-biến-cọp của chủ tịch đi cày! Nhân dân sẽ ở vào thế công, còn đảng và nhà nước đại diện là chủ tịch Nguyễn Minh Triết sẽ quay về thế thủ và đi… kéo cày!

Một so sánh đảo ngược tuyệt vời làm nức lòng muôn dân! Nhưng đây mới thực sự đúng ý nghĩa mà cs muốn đem lại: Đảng là đầy tớ của nhân dân, phải mình vì mọi người chứ không mọi người vì mình, phải khổ trước cái khổ của quần chúng và vui sau niềm vui của toàn dân. Thật là những suy tư chín chắn và đúng đắn với mục tiêu ban đầu!

Một điểm rất đáng chú ý là bác trâu hân hạnh được một nông dân mang hình ảnh vua Lê Đại Hành cầm cày xới đất, đeo trên mình con số 24. Theo nhà địa lý TĐ, số 24 thuộc quẻ Phục, một quẻ kép ghép bởi hai quái đơn là quái Địa bên trên và quái Lôi bên dưới. Khi chồng chúng lên nhau gọi là quẻ Địa Lôi Phục. Có nghĩa là sự quay trở lại, sự phục hồi lại. Toàn quẻ mang năm hào âm bên trên và chỉ một hào dương dưới đáy, nghĩa là "hào dương duy nhất ở dưới tận cùng thuần dương cực tiểu suy vi, cũng là điểm khởi đầu của sự vùng lên cho đến thắng lợi cuối cùng.” Phải chăng nông dân/nhân dân chính là hào dương cực tiểu đang bắt đầu xuất hiện và lớn mạnh lên?

Địa lý gia viết rằng "người dân trong vai ông vua, tức là người có toàn quyền định đoạt vận mệnh của mình, đảng chỉ là người tùy tùng phụ tá, vì thế đảng phải trở về cương vị hoạt động trong khuôn khổ luật pháp dưới quyền giám sát và định đoạt của người dân. Điều này mang ý nghĩa hiến pháp hiện nay đã quá lỗi thời, cần phải thay đổi cho phù hợp lòng dân.”

Một trùng hợp lạ kỳ: Giải thích của chiêm tinh gia sao đúng khớp y chang tư duy quần chúng trong ngày lễ hội lịch sử, được long trọng cử hành bởi chính người đứng đầu đất nước, đại diện đảng và toàn dân!

Về mặt ý nghĩa chính trị của lễ tịch điền năm nay, lịch sử của đảng CSVN ghi rằng chính Hồ Chí Minh cũng đã có lần xuống ruộng cày vài đường làm nức lòng nhân dân miền bắc XHCN. Không biết đây có phải là một hành động mỵ dân hay không nhưng nó nói lên rằng đảng, ngay từ đầu, đã đặt sai mục tiêu cuộc cách mạng của họ. VN là một nước nông nghiệp với 70 - 80% là nông dân. Các lãnh tụ cs quốc tế luôn hô hào nhân dân thế giới đứng lên làm cách mạng vô sản được lãnh đạo bởi giai cấp công nhân.

Khi cố gắng đưa cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân vào, HCM và đảng cs đã vướng phải sai lầm nghiêm trọng về vai trò nòng cốt của cuộc cách mạng đó. VN chưa được kỹ nghệ hoá và không hề có giai cấp công nhân. Cũng chẳng có giai cấp tư bản bóc lột ở nước ta. Nhân dân không hề có nhu cầu cần phải được "giải phóng.” Mặc dù đất nước đang bị Pháp cai trị, nông dân vẫn có ruộng cày, báo chí tư nhân vẫn được chấp nhận tuy hạn chế, và chẳng có giai cấp nào áp bức lẫn nhau cả.

Sau này, vì không tìm thấy giai cấp tư bản, đảng đành phải nặn ra "trí phú địa hào” (trí thức, phú nông, địa chủ, cường hào) để có chỗ mà chống đối và tiêu diệt! Quả là u mê mông muội và vọng ngoại. Toàn dân đang có của ăn của để bỗng trở nên tay trắng, đơn độc và bất lực trước bộ máy cầm quyền ngày càng xảo quyệt và hung bạo hơn.

Tại sao lại phải theo Tàu làm những chuyện đấu tố đó, gây ra một không khí hoang mang chia rẽ, chết chóc khiếp sợ nặng nề trong nhân dân, làm xáo trộn đời sống xã hội và phá đổ hoàn toàn nền văn hoá hơn bốn ngàn năm khổ công gầy dựng của dân tộc?

Nhiều nhà báo ngoại quốc không hiểu và một số người theo ông vẫn cố gắng chạy tội, cho là ông theo chủ nghĩa quốc gia/dân tộc. Nhưng những gì diễn ra dưới thời ông đã không cho phép chúng ta nghĩ như vậy. Trong di chúc do chính tay ông viết có ghi rõ là sau khi chết, ông sẽ về thăm các ông tổ cs chứ không về với tổ tiên Việt tộc. Ông đã một lòng tận tuỵ với quốc tế cs mà thôi. Đến lúc nhắm mắt xuôi tay cũng muốn trở về với họ!

Ngày nay, Nguyễn Minh Triết cũng học đòi bác Minh cày ruộng mà vẫn không biết lo hoàn thiện luật nhà đất, không lo đền bù thoả đáng khi tận dụng đất đai nhà cửa nông dân cho việc công hay xây casino, hoặc những sân cù hoành tráng vô bổ.

Với những đường cày tịch điền sâu thẳm vun xới mùa màng, lại đi cướp giật nhà đất trắng trợn và vô sản hoá toàn dân, có phải là hành động thiếu khôn ngoan và mỵ dân hay không?

Tạ Dzu
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 578 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0