HNSG

Trong tựa đề là Hãy cảnh giác thương nhân Trung Cộng gom hàng nông
sản, báo Pháp Luật Thành phố vừa lên tiếng kêu gọi phải ngăn chăn những
âm mưu mua gom nông sản từ Trung Cộng có thể làm tổn thương nền kinh tế
Việt Nam vào bất kỳ lúc nào. Đặc biệt là những vụ mua gom như vậy, các
quan chức giấu tên trong hệ thống nhà nước Cộng sản Việt Nam đã hậu
thuẫn cho các công ty Trung Cộng mua gom, trong khi ra mặt làm khó các
công ty thương mại nông sản trong nước, giành quyền ưu tiên cho Trung
cộng.
Theo ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát
triển nông nghiệp nông thôn, chuyện thương lái Trung Cộng vào thu mua
nông sản là không mới mà diễn ra từ nhiều năm nay. Tuy nhiên chưa bao
giờ Việt Nam thực sự đưa ra chiến lược để đối phó với điều này. Ông Sơn
không nói ra, nhưng rõ ràng ý ông muốn nói là Nhà nước đã cố ý làm lơ
cho sự kiện này kéo dài. Người ta nhìn thấy Các cơ quan chức năng cũng
không thống kê lượng thương nhân Trung Cộng vào thu mua hàng.
Từ đó ông Sơn đặt ra câu hỏi: Tại sao họ có thể đến tận vườn mua
được, trong khi doanh nghiệp trong nước lại không vào thu mua được?. Quả
thật, rất nhiều các doanh nghiệp trong nước nói rằng họ bị ép trước các
doanh nghiệp Trung Cộng như có một chính sách thầm lặng nào đó, được
hậu thuẫn từ phía lãnh đạo cấp cao. Trong khi đó, bà Trần Thị Miêng, Phó
cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối thuộc Bộ Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn, cho biết hành động này với các doanh
nghiệp Việt Nam thì bị kết tội là phạm luật, bị phạt tiền, bị làm khó,
nhưng các doanh nghiệp Trung Cộng thì vẫn ngang nhiên không ai đụng đến.
Tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức
Phát thì chạy chữa, cho rằng việc các thương nhân Trung Cộng vào VN mua
bán nguyên liệu nông sản, thủy sản như vải thiều, thanh long, dừa, sắn
trong thời gian qua là chuyện bình thường trong quan hệ thương mại. Thậm
chí ông Phát còn cho rằng có thời điểm nếu Trung Cộng không thu mua thì
hàng nông sản có nguy cơ sụt giá. Ở một góc độ khác, chuyên gia kinh tế
Phạm Chi Lan chỉ ra việc thương nhân Trung Cộng luôn trả giá cao vì họ
không bị bắt đóng thuế.
Còn doanh nghiệp Việt Nam khi mua bán đều phải đăng ký với chính
quyền sở tại và nộp thuế. Việc không đóng thuế tạo cơ hội cho thương
nhân Trung Cộng khống chế thị trường và có quyền quyết định giá mua bán.
Theo bà Lan, trách nhiệm này thuộc về Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn, Bộ Công an và hải quan. Nói chung là các bộ
này đã phối hợp rất ăn ý với nhau như được một mật lệnh từ Hà Nội, để
mặc cho thương nhân Trung Cộng hoành hành và quyết định giá cả trong thị
trường Việt Nam.SBTN
|