Quanlambao
- Có lẽ không có doanh nhân đúng nghĩa nào khi đọc bài này không xót xa
cho số phận của một con người và một gia đình có tài, có tâm như gia
đình ông Đặng Văn Thành. Nhưng có lẽ chính vì có tài, có tâm mà ông cùng
gia đình đang gánh đại họa như nhưng doanh nhân khác ở Việt Nam gần
đây: Gia đình ông Nghị Đặng Thành Tâm, gia đình Bà Diệu Hiền, Gia đình
chủ Ngân hàng HBB, ....
Họ đều trở thành nạn nhân vì họ quá tài giỏi, tay trắng tạo dựng cơ đồ
và nhưng kẻ ăn cướp nhìn thấy sản nghiệp của họ như những miếng mồi ngon
và chúng đã dùng Quyền lực, dùng tiền để ăn cướp! Ăn cướp, lột sạch
nhưng vẫn bắt nạn nhân phải 'Cám ơn'! Những ai không chấp nhận cám ơn bè
lũ cướp ngày thì đại họa đổ xuống đầu! Hai gia đình họ Đặng này đã dám
phản kháng, dám viết đơn gởi khắp nơi kêu cứu... Vậy là cái giá phải trả
cho cái 'tội' dám 'kêu cứu'!
Rồi đây có lẽ sẽ còn nhiều đòn thù giáng xuống đầu họ, cho đến khi họ
trở thành thân tàn ma dại trong ngục tù thì những kẻ thủ ác cướp ngày
mới an lòng.
Chưa khi nào Việt Nam phải đối mặt với một hệ thống cướp ngày - Một sự
bắt tay, moc nối hoàn hảo giữa các Bồ già Đen và Bố già Đỏ được du nhập
từ đám Mafia Nga về với những gương mặt điển hình: Thống đốc Nguyễn Văn
Bình , Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng
Quang, Bố già Nguyễn Đức Kiên... kết hợp nhuần nhuyễn với Mafia Tàu
Trầm Bê tạo ra một sản phẩm Mafia rieng có của Việt Nam thời nay. Nhưng
trên hết Mafia Việt Nam được sự 'chỉ giáo' và quyền lực của những tên đồ
tể, bạo chúa an ninh Nguyễn Văn Hưởng, những tên lừa cả con nuôi để lấy
gan nhu Phạm Quý Ngọ đã làm cho mùi vị của những cuộc thanh trừng, thâu
tóm, cướp ngày ở Việt Nam trở thành trắng trợn, tàn ác, tanh tưởi và
khốc liệt không khác thời Trung cổ!
Nhưng Kẻ như Lê Hùng Dũng, Phạm Hữu Phú, Phạm Trung Cang thực chất chỉ
là những con rối múa may cho các bố già thực sự đứng sau điều khiển, chờ
ngày sóng yên biển lặng sẽ gom hết về một mối lộ nguyên hình những bố
già như Hội Tam Hoàng của Thập kỷ những năm 1940.
Doanh nhân Việt Nam chỉ có con đường đoàn kết lại để chống trả lại những
kẻ cướp ngày đang được bảo hộ bởi Quyền lực và đang ngồi trên cả pháp
luật.
Mời đọc thêm:
Thăng trầm của Chủ tịch Sacombank
Hiếm có vị chủ tịch ngân hàng thương mại cổ phần nào "tại nhiệm” lâu như
ông Đặng Văn Thành, cũng hiếm có doanh nhân nào được đồng nghiệp kính
nể và quý mến vì tài năng lẫn tâm huyết như ông.
Và điều khiến nhiều người ngạc nhiên đó là tính cách chan hòa, tình cảm
sâu sắc, không thích khoe khoang, chỉ luôn bảo vệ và giúp đỡ những người
mong muốn vượt qua khó khăn trong làm ăn và cuộc sống… Ông là Đặng Văn
Thành, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank
-
STB).
Nhắc đến Sacombank, mọi người dường như không ai không biết thương hiệu
ngân hàng này gắn liền với tên tuổi Đặng Văn Thành, bởi ông đã chính
thức nhận nhiệm vụ chủ tịch ngân hàng từ thập niên 90, khi ông mới tròn
34 tuổi, tính đến nay đã 18 năm ông gánh vác trọng trách vất vả này.
Ở vào giai đoạn 1994 - 2000, khi kinh tế thế giới biến động phức tạp và
ngành ngân hàng trong nước mới "sơ khai”, thì với sức trẻ, năng động,
nhiệt huyết, ông đã "tiên phong” đưa Sacombank sớm đi vào hoạt động
chuẩn mực sau khó khăn tưởng chừng đứng bên bờ phá sản.
Làm Chủ tịch ngân hàng khi tròn 34 tuổi
Tính từ thời kỳ các doanh nghiệp Việt "chập chững” phát triển và trải
qua hàng loạt biến động kinh tế vĩ mô đến khi ông Thành chính thức kết
thúc đảm nhiệm vị trí chủ tịch (2.11.2012), Sacombank đã đạt được nhiều
mục tiêu "nhất” tại Việt Nam như:
Sau hơn 20 năm ra đời hoạt động với số vốn ban đầu vỏn vẹn 3 tỷ đồng,
100 CBNV và 4 chi nhánh, đã đưa số vốn điều lệ tăng lên 10.740 tỷ đồng,
tổng tài sản đạt 140.137 tỷ đồng, trên 10.000 CBNV, 412 điểm giao dịch
trong và ngoài nước, 751 máy ATM với tổng số 906.000 thẻ, 2.021 máy POS
chấp nhận thẻ, tổng doanh số thanh toán qua thẻ đạt 26.042 tỷ đồng.
Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 123.315 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay
đạt 79.429 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.740 tỷ đồng (sau khi trừ
chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 376 tỷ đồng), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
điều lệ bình quân 20,41%, tỷ lệ nợ xấu 0,56% (toàn ngành ngân hàng bình
quân 3,4%).
Sacombank trở thành ngân hàng ngoài quốc doanh có nhiều cái nhất ấn
tượng: Ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sớm nhất
(12.7.2006); ngân hàng cổ phần đầu tiên mở rộng thị phần ra nước ngoài
nhiều và hiệu quả nhất (tại Lào và Campuchia); ngân hàng tư nhân tạo
công ăn việc làm cho nhiều người nhất; ngân hàng Việt đầu tiên được
nhiều nhà đầu tư ngoại "tín nhiệm” nhất đã tham gia góp vốn trở thành cổ
đông chiến lược (Tập đoàn Quỹ đầu tư Dragon Capital;
Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings, International Finance
Corporation – IFC, trực thuộc World Bank; Ngân hàng ANZ). Đặc biệt,
Sacombank là ngân hàng tư nhân đầu tiên xây dựng nền nếp văn hóa truyền
thống khác biệt nhất: Cán bộ nhân viên tự giác nghiêm chỉnh chào cờ hằng
tuần; mở chi nhánh Ngân hàng 8 tháng 3 dành cho phụ nữ; thành lập Đảng
bộ với 189 đảng viên toàn hệ thống; đưa học bỗng về vùng sâu vùng xa;
học bỗng Ươm mầm cho những ước mơ; chương trình Vì sức khỏe cộng đồng và
nhiều hoạt động xã hội từ thiện liên tục …
Chính vì vậy, ngay cả một trong những "đối thủ” là ông Lê Hùng Dũng -
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), đại
diện nhóm cổ đông lớn thâu tóm Sacombank - dù không muốn cũng phải thừa
nhận tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2011 của Sacombank vào
ngày 26.5.2012 khi vừa được chuyển giao quyền lực: "Theo tôi, thời điểm
này, nhìn lại và đánh giá những thành tựu to lớn mà Sacombank dưới sự
lãnh đạo của Chủ tịch HĐQT Đặng Văn Thành đã làm nên, chúng tôi thấy có
những thành tựu rất đáng tự hào.
Đó là hạ tầng cơ sở của Sacombank có một mạng lưới trên 400 điểm giao
dịch trải đều khắp 47/63 tỉnh và thành phố trong cả nước, tất cả nằm ở
những vị trí trọng yếu thuận lợi cho giao dịch của ngân hàng và khách
hàng. Song song đó, đội ngũ trên 10.000 CBNV Sacombank được đào tạo hết
sức cơ bản và có chất lượng. Đây là một tài sản hết sức quý báu, một
nhân tố quyết định cho sự phát triển của Sacombank trong quá khứ, hiện
tại cũng như tương lai.
Sacombank còn có hơn 70.000 cổ đông và hàng triệu khách hàng. Tôi cho
rằng đây là thành quả lớn nhất mà hơn 20 năm xây dựng Sacombank đã có
được và là cơ sở để bảo đảm cho sự thành công của ngân hàng. Uy tín
Sacombank trên thị trường ngân hàng nói chung cũng như đối với các ngân
hàng TMCP nói riêng, các thành quả đó đã tạo nên một thương hiệu
Sacombank khác biệt rất lớn và có vị trí rất quan trọng trong hệ thống
các NHTM Việt Nam và cả trong nền kinh tế - xã hội. Các thành quả đó
chúng ta thấy rõ là có vai trò đóng góp rất to lớn, rất quyết định của
Chủ tịch HĐQT Đặng Văn Thành”.
Và một trong những điểm khác biệt mà rất nhiều doanh nhân hàng đầu Việt
Nam kể lại cho chúng tôi biết: Dù luôn "trăm công nghìn việc” khi chèo
lái "con thuyền” Sacombank vươn lên trở thành một ngân hàng thương mại
cổ phần hàng đầu Việt Nam, nhưng ông Thành vẫn luôn dành phần lớn thời
gian tiếp xúc, gặp gỡ, chia sẻ và hỗ trợ kinh nghiệm cho khá nhiều doanh
nhân khác.
Đối với nhiều nhà kinh doanh gặp khó khăn, nguy nan trong công việc, ông
đến và giúp đỡ đồng nghiệp với tư cách một người bạn, người tri kỷ.
Không ít lần, người viết đã chứng kiến nhiều doanh nhân nổi tiếng trong
thương trường Việt khi gặp khó khăn tài chính đã đến "cầu cứu” ông cả về
vật chất lẫn tinh thần.
Chẳng kiểu cách, không từ nan, ông luôn thân thiện, cố gắng sắp xếp công
việc, đích thân gặp gỡ mọi người để chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra những
lời khuyên và hành động thiết thực nhất nhằm giúp đồng nghiệp vượt khó
khăn. Mà lẽ ra, dưới cương vị của ông, tại một số ngân hàng khác, có lẽ
các doanh nhân này chỉ gặp được nhân viên giao dịch mà thôi.
Tại sao ông phải "nhọc công” như vậy? Mãi sau nhiều năm tìm hiểu, người
viết mới hiểu ra rằng ông muốn thực sự giúp người bằng tấm chân tình,
bởi thiện chí và khiến mọi người xóa bỏ cảm giác mặc cảm vì khó khăn. Và
thực tế, với trên 6.500 ngày làm chủ tịch ngân hàng, tin chắc rằng ông
đã góp phần không nhỏ trong việc trợ giúp vốn cho hàng ngàn doanh nghiệp
vượt khó khăn, trong đó có không ít những doanh nghiệp ngày nay thành
đạt.
Với ngôi nhà Sacombank, hơn 20 năm gây dựng và phát triển, từ những cột
mốc khó khăn ban đầu tự nguyện hợp nhất 4 hợp tác xã tín dụng, trải qua
biết bao thăng trầm với các giai đoạn xây dựng - chấn chỉnh - củng cố và
phát triển, Đặng Văn Thành và những người cộng sự đồng hành, cống hiến
vun đắp trong suốt chặng đường đã qua thực sự cảm nhận được ý nghĩa quý
báu về những thành tựu đáng khích lệ của mình.
Tìm đến cửa thiền để vượt qua biến cố
Đối với hàng chục ngàn trẻ em nghèo mồ côi, khuyết tật, doanh nhân Đặng
Văn Thành tựa như một "ông bụt” khi nhiều năm liền, doanh nghiệp nơi ông
lãnh đạo âm thầm tìm giúp, tặng quà cho các em. Có những thời điểm như
Tết Trung thu, Tết Nguyên đán hàng năm, không giống những doanh nghiệp
khác đi tặng quà cho một vài trẻ em rồi đăng báo để PR rầm rộ.
Ông Thành đích thân đứng ra cùng với công đoàn ngân hàng tổ chức "Cùng
công nhân đón tết”, "Ngày hội từ thiện” có xe đưa đón gần chục ngàn cụ
già neo đơn và trẻ em cơ nhỡ, mồ côi, khuyết tật từ nhiều tỉnh, thành tụ
họp về TP.HCM thoải mái vui chơi, giải trí, sau đó mỗi người nhận phần
quà trị giá hàng trăm ngàn đồng.
Ngày hội đã tạo ra không khí sinh hoạt đầm ấm, gia đình, khiến cho các
cụ già neo đơn và các em mồ côi, khuyết tật không chỉ vui mà còn có cảm
giác được tôn trọng. Từ năm 2004, Ngày hội từ thiện mừng Xuân mới đã trở
thành một trong những hoạt động vì cộng đồng thường niên của Sacombank,
với tổng kinh phí dành cho chương trình này 9 năm liên tiếp lên đến 18
tỷ đồng. Mọi người bên ngoài cứ nghĩ hoạt động này là của tập thể, nhưng
hiếm ai biết rằng chính ông Thành là người lặng lẽ mang đến hàng chục
ngàn nụ cười cho những người dễ bị lãng quên nhất trong xã hội.
Khi bài viết này được thực hiện cũng là lúc doanh nhân Đặng Văn Thành đã
chính thức rời chiếc ghế Chủ tịch HĐQT Sacombank. Thực ra, ông đã muốn
rời chiếc ghế nhiều lo toan này từ sau thời điểm "thay ngôi đổi chủ”
chuyển giao quyền lực bất đắc dĩ cho nhóm cổ đông lớn vào cuối tháng
5.2012.
Khi mà số phận nghiệt ngã với sự đảo lộn khuất tất của thương trường đặt
ra khá nhiều thách thức thay đổi cả ngôi nhà Sacombank và cuộc sống
trong gia đình ông. "Đứa con tinh thần của ông” - ngôi nhà tình nghĩa
Sacombank - đã có sự thay đổi lớn về cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tình
thế nhanh đến mức không ai trên thị trường tài chính ngân hàng của Việt
Nam đoán trước được.
Trong giai đoạn khó khăn nhất, như một nhà kỹ trị am tường, ông cũng đã
vững vàng làm rất nhiều việc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thay đổi tại
"mái nhà chung” của trên 10.000 con người, luôn băn khoăn trăn trở về
những bất cập làm cho "bức tranh về Sacombank” chưa được hoàn thiện,
cùng những lý do khách quan từ suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho tình
hình hoạt động của các doanh nghiệp không thoát khỏi khó khăn…
Thế nhưng vì số phận, trong chính giai đoạn khó khăn này thì người mẹ mà
ông hằng kính yêu lâm trọng bệnh và qua đời, sức khỏe ông cũng giảm sút
rõ rệt khi huyết áp tăng cao và bệnh tim tái phát. Tiếp đó, hàng loạt
biến cố trong gia đình, công việc và thực tế áp lực của kinh tế đất nước
biến động đã khiến ông "chùn bước”. Ông lặng lẽ đi đến nhiều ngôi chùa
để tịnh dưỡng và tạm quên đi những muộn phiền vì lẽ sống, tình người,
chấp nhận không cố giữ mọi thứ đã không còn thuộc về mình.
Đời là một lẽ sống vô thường không có gì tồn tại, có lẽ trong một ngày
nào đó không xa, số phận và một số "biến cố” thay đổi sẽ tiếp tục đến
với gia đình ông, dù cho ông đã muốn buông xuôi tất cả. Kinh doanh là
một nghề thực sự khó khăn và nhiều người thường nói "thương trường là
chiến trường”, có những hành xử của các doanh nhân trong góc nhìn nào đó
là "lách không trái luật” nhưng dưới góc nhìn khác lại là "vi phạm pháp
luật”.
Nhưng, điều mà vị doanh nhân này làm được sẽ không bị lãng quên: Đó là
thương hiệu Sacombank đầy tự hào của ngành ngân hàng Việt Nam vẫn đang
vươn ra quốc tế; là trí tuệ, chất xám của hàng ngàn nhân sự từng được
đào tạo bài bản từ Sacombank, hiện đang làm việc trên khắp các ngân hàng
thuộc mọi miền đất nước; là sự tri ân của rất nhiều doanh nghiệp Việt
trưởng thành từ những tư duy và đồng vốn trợ giúp lúc khó khăn, hoạn
nạn…
Và hơn hết, nhiều đồng nghiệp sẽ trân trọng nhìn nhận doanh nhân Đặng
Văn Thành như một con người tiên phong, có nhân cách, cống hiến được rất
nhiều cho xã hội. Với ông, "Doanh nhân có tuổi thọ nhưng doanh nghiệp
thì không có tuổi thọ, vì vậy một khi thành lập doanh nghiệp cần phải
quyết tâm xây dựng, vun đắp để hình ảnh và thương hiệu sống mãi”. Và
thực tế chứng minh cho thấy, hơn 20 năm qua, Sacombank vẫn vững vàng
hướng đến mục tiêu Vì cộng đồng - phát triển địa phương.
Stockbiz