Bà Đặng Thị Hoàng Yến đã phải từ nhiệm Quốc hội hồi tháng Năm
BBC
được biết cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, chị
gái đại biểu Đặng Thành Tâm, cũng đã gửi đơn kêu cứu lên Bộ
Chính trị vụ nhân viên của bà bị bắt.
Lá Đơn kêu cứu
khẩn cấp của bà Yến đề ngày 7/9 đã được gửi tới các ủy viên
Bộ Chính trị và các đại biểu Quốc hội.
Bà
Đặng Thị Hoàng Yến khiếu nại việc mà bà gọi là "một số đối
tượng tự xưng là công an bắt giữ, khám xét trái pháp luật" tại đại
học Tân Tạo, mà bà là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Trước đó em trai của bà Yến, doanh nhân Đặng
Thành Tâm, cũng gửi đơn kêu cứu lên Bộ Chính trị và Quốc hội
về việc trưởng văn phòng đại diện công ty SGI của ông ở Hà Nội
bị 'bắt cóc'.
Bộ Công an cho hay hôm 7/9 rằng cơ quan an
ninh điều tra đã thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ đối với
ông Nguyễn Duy Hưng, công ty SGI, vì hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật
Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự; và đối với bà Nguyễn Thị
Bích Trang, công ty Tân Tạo, vì tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Hai vụ bắt giữ thực
hiện tại hai thành phố khác nhau, nhưng được giới quan sát đánh
giá là có liên quan và dường như nhằm vào hai chị em ông Đặng
Thành Tâm.
Nhân viên hành chính
Đơn của bà Đặng Thị
Hoàng Yến thuật lại vào lúc 4 giờ chiều ngày 6/9, "một nhóm
tám người mặc thường phục tự xưng là an ninh Bộ Công an" tìm
đến trường đại học Tân Tạo.
Những người này bị cáo
buộc đã đề nghị cho kiểm tra máy tính của bà Nguyễn Thị Bích Trang –
nhân viên lễ tân và hành chính của trường với lý do là "Qua an ninh mạng
của Bộ Công an theo dõi phát hiện có virus độc hại phát đi từ máy tính"
này.
Sau đó, theo lá đơn, những người này đã tiến hành
lục soát phòng làm việc và máy tính của bà Trang trong khoảng hai
tiếng đồng hồ với sự có mặt của bà, lúc đó đã "bị áp giải
từ bên ngoài vào".
Đơn của bà Đặng Thị Hoàng Yến tố
cáo: "Trong thời gian những người này khám xét thu giữ tài liệu, chị
Trang đã cố gắng báo cho chúng tôi biết rằng: khoảng 5 giờ chiều ngày
5/9/2012 khi vừa xuống khỏi xe rước của Trường tại Cầu chữ Y nối liền
quận 5 với quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh, là địa điểm xe của Trường Đại
học Tân Tạo vẫn đưa đón chị Trang xuống Long An làm việc thì chị đã bị
một nhóm người áp sát, khống chế và ép tống lên xe ô tô chở đi".
Thời
điểm này cũng trùng với tố cáo của ông Đặng Thành Tâm, rằng
ông Nguyễn Duy Hưng của công ty SGI cũng "bị một số người mặc
thường phục khống chế bắt đi" vào chiều 5/9.
"Khoảng 5
giờ chiều ngày 5/9/ khi vừa xuống khỏi xe rước của Trường tại Cầu chữ Y
... thì chị [Nguyễn Thị Bích Trang] đã bị một nhóm người áp sát,
khống chế và ép tống lên xe ô tô chở đi."
Đơn khẩn cầu của bà Đặng Thị Hoàng Yến Bà
Yến, người nhận là đang chữa bệnh ở Hoa Kỳ, viết trong đơn là
đã trực tiếp gọi điện cho Thứ trưởng Công an Tô Lâm để hỏi tin
tức, nhưng được trả lời là "Hoàn toàn không hay biết gì".
Bà Đặng Thị Hoàng Yến trong đơn đã khẩn cẩu "các cơ quan có thẩm quyền cứu giúp".
Bà
cũng đề nghị làm sáng tỏ xem "ở đây có một âm mưu, có thể có tính
ngụy tạo chứng cớ để đánh vào trường Đại học Tân Tạo và bà Đặng Thị
Hoàng Yến... để ngăn chặn những âm mưu đen tối, bẩn thỉu có thể đang
nhằm đến phá hoại đất nước, phá hoại cuộc chỉnh đốn Đảng do đồng chí
Tổng bí thư đề ra".
Chưa rõ phản hồi của những nơi nhận đơn là như thế nào.
Từ nhiệm Quốc hội
Hai chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến và ông Đặng Thành Tâm gần đây đã gặp nhiều rắc rối.
Hồi
tháng Năm, bà Yến đã phải nộp đơn xin từ nhiệm tư cách đại
biểu Quốc hội sau khi gặp cáo buộc gian dối trong khai báo lý
lịch, tư cách Đảng viên cũng như việc ly hôn người chồng Việt
kiều.
Sau đó, Quốc hội Việt Nam đã quyết định bãi nhiệm.
Hai
chị em bà Yến và ông Tâm được cho là thân cận với Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang từ thời kỳ ông Sang còn hoạt động ở TP
HCM.
Mới đây, một số báo ở Việt Nam chạy bài tố cáo
ông Đặng Thành Tâm gian lận tài chính, yêu cầu làm sáng tỏ và
có biện pháp trừng phạt.
Theo BBC