Chủ Nhật, 2024-12-22, 4:43 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Tư » 2 » Cách mạng màu hay phải là "talk and war"?
10:28 PM
Cách mạng màu hay phải là "talk and war"?

Kami.

Phong trào đầu tranh vì một nền dân chủ thực sự cho Việt nam kéo dài đã nhiều chục năm, trước thời đại internet từ những năm 80 của thế kỷ trước, người ta biết tới các chiến dịch vận động dân chủ cho Việt nam của cộng đồng người Việt ở hải ngoại dưới nhiều hình thức cả bạo động (dùng các nhóm có vũ trang thâm nhập lãnh thổ Việt nam) và bất bạo động thông qua các loại hình phương tiện truyền thông. Đặc biệt trong những năm 2003-2006 phong trào này ở trong nước xuất hiện và phát triển mạnh mẽ nhất là vào giai đoạn Việt nam chuẩn bị ra nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới).

Nếu nhìn lại trong quá khứ trước đây để so với những tiến bộ đạt được một phần nào đó trong đời sống xã hội ở nước ta, đặc biệt là quyền tự do của người dân so với trước đổi mới 1986 thì có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn, ví dụ như việc tự do đi ra nước ngoài du lịch, làm ăn của công dân, quyền tự do tín ngưỡng kể cả mê tín dị đoan v.v.. điều mà trước năm 1986 là điều cấm kỵ và là giấc mơ của đa số dân chúng trong sự kìm kẹp của một nền chuyên chính vô sản của chính quyền. Xin dẫn ra những chuyển biến mang tính tích cực và cởi mở hơn để thấy những cái đó không phải kết quả của công cuộc đấu tranh cho dân chủ mang lại, mà là sự tiến bộ của sự cởi mở trong chính sách của chính quyền.


Lấy thời điểm năm 1980 làm mốc khởi đầu cho công cuộc vận động cho một nền dân chủ ở Việt nam đến nay (2010) là vừa tròn 30 năm, thử kiểm điểm lại công cuộc đấu tranh và vận động cho dân chủ ở Việt nam thì thành tựu đạt được quá khiêm tốn so với sự thất bại đặc biệt là sự tổn thất về nhân lực của các nhà bất đồng chính kiến dũng cảm lộ diện đương đầu và thách thức với chính quyền như Đỗ Nam Hải, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức ...Đó là một cuộc đương đầu không cân sức giữa những người trí thức với tay không một tấc sắt, vũ khí duy nhất của họ là lòng dũng cảm cộng với bàn phím computer và một bên là một chính quyền nhà nước với quyền lực, bạo lực của công an và nhà tù.

Việc đối đầu như vậy mà những người đấu tranh tự gọi là đấu tranh bất bạo động và họ hy vọng rằng những hành động như vậy sẽ có khả năng giành được thắng lợi như từng xảy ra ở Ấn độ với sự lãnh đạo của Gandi trước thực dân Anh, hay các cuộc cách mạng màu đã xảy ra ở Đông Âu những năm đầu thập kỷ 90 với kết quả của sự sụp đổ của phe XHCN đứng đầu là Liên xô hay gần đây là ở Ucraina, Iran, Tây tạng...

Đấu tranh bất bạo động đó chỉ là ảo tưởng, những người theo chủ trương này nghĩ rằng, bằng sự tuyên truyền của họ trong thời đại internet có sức mạnh gấp ngàn lần những máy fax ở Balan những năm trước đây, mà qua đó có thể đem lại sự thắng lợi kỳ diệu lật đổ chính quyền cộng sản tại các nước Đông Âu, mà họ quên rằng một trong những nguyên nhân quan trọng ở Đông Âu khi đó là đời sống kinh tế quá kiệt quệ và đói khổ của nhân dân các nhà nước XHCN đã thúc đẩy mọi người xuống đường trước hết là để cứu cái dạ dày của cá nhân và gia đình họ. Bối cảnh đó khác hoàn toàn với kinh tế Việt nam hiện nay, người dân Việt nam hiện tại những người có tri thức và có điều kiện tiếp cận với internet, đa phần trong số họ tạm thỏa mãn với cuộc sống hàng ngày của họ, họ say mê kiếm tiền làm giàu bằng mọi cách. Ho chỉ nghĩ tới bản thân và gia đình họ, rất ít người quan tâm tới những người xung quanh nhất là quan tâm đến tầng lớp những người lao động chân tay như công nhân, nông dân và các thành phần nghèo khác trong xã hội.


Cuộc đấu tranh cho một nền dân chủ hiện tại ở Việt nam chỉ dừng lại bằng các bài viết trên mạng internet của các bloggers chỉ ra những khiếm khuyết, những thói hư tật xấu của xã hội Việt nam hôm nay dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN cũng chỉ có tác dụng vạch trần những nhược điểm, những tồn tại của chính quyền mà không hề gây một áp lực "bất ổn" đáng kể nào đối với chính quyền trong việc duy trì ổn định về mặt chính trị. Mà ngược lại chính quyền lại dựa vào đó ngày càng gia tăng đàn áp đối với các blogger, các nhà bất động chính kiến ở mức độ và cường độ ngày càng gia tăng hơn, năm 2009 và đầu năm 2010 là những dẫn chứng cụ thể.

Lấy Thái lan làm ví dụ về cách mạng mầu, hiến pháp và luật pháp Thái lan tôn trọng tuyệt đối quyền tự do biểu tình của công dân, trong đợt khủng hoảng chính trị nhiều năm qua của đất nước này, người ta thấy tồn tại các lực lượng ủng hộ cho khác phe phái khác nhau dưới các màu áo biểu tượng như áo vàng, áo đỏ và áo xanh. Các lực lượng quần chúng theo từng mầu áo đó được các thế lực chính trị đừng sau thao túng, hỗ trợ tiền bạc, vật chất trang bị cùng đồng lòng xuống đường biểu tình phản đối chính phủ. Thời gian thì có thể là nhiều ngày có thể kéo dài nhiều tháng trên tinh thần bất bạo động và không sử dụng vũ khí. Những người tổ chức các cuộc biểu tình đó hỗ trợ và chu cấp cho người biểu tình mọi mặt từ việc đón người biểu tình từ các tỉnh về thủ đô, đảm bảo các điều kiện tối thiểu như ăn, ngủ, quần áo, tắm giặt và trả cả tiền thù lao (1.000 baht/ngày) cho người tham gia biểu tình. Mục đích của những người tổ chức biểu tình là nhằm gây tình trạng bất ổn, xáo trộn đời sống dân chúng thủ đô để gây áp lực lên chính phủ. Như vậy vẫn chưa đủ, ở Thái lan những ngày có biểu tình, người ta thường thấy còn có những thế lực mờ ám đã gây ra các vụ nổ bằng lựu đạn, chất nổ ở các trọng điểm nhằm gây sự hoảng loạn của dân chúng nhằm tạo thêm áp lực lên chính phủ. Trong cuộc biẻu tình gần đây nhất từ ngày 12/3 đến nay tình thế đó đã buộc Thủ tướng Thái lan đã chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với lãnh tụ của cuộc biểu tình trong hai ngày 27 và 29/3/2010 vừa qua để giải quyết bế tắc.


Bằng mọi nỗ lực toàn diện trên nhiều mặt bằng rất nhiều các hình thức khác nhau, vậy mà thắng lợi của các cuộc biểu tình đó chỉ là hy hữu, hay nói thẳng thắng lợi là rất hiếm hoi, người biểu tình chỉ hy vọng bằng các áp lực đó buộc chính quyền phải quan tâm xem xét và giải quyết các yêu sách của họ đưa ra. Luật pháp Thái lan ghi rõ, người biểu tình ôn hòa có quyền tuần hành trên đường, tụ tập biểu tình ở mọi khu vực trên tinh thần bất bạo động được chính quyền hỗ trợ, nghiêm cấm chính quyền có các hành động cấm đoán hay đàn áp người biểu tình thực hiện các quyền tự do tối thiểu của công dân. Tóm lại cách mạng màu ở Thái lan là chuyện cơm bữa, biểu tình có tiền hỗ trợ, có luật pháp ủng hộ và cho phép, vậy mà hy vọng thắng lợi trước một chính quyền nắm luật pháp, quân đội, cảnh sát mà chỉ là ảo tưởng. Việc đó nếu có xảy ra ở Việt nam với sức mạnh của chuyên chính vô sản, quân đội và cảnh sát sẵn sàng xả súng vào đoàn người biểu tình cũng chỉ là một ảo tưởng hão huyền và là chuyện đùa.

Những người chủ trương đấu tranh cho một nền dân chủ ở Việt nam hiện tại thường có hy vọng một thời điểm thích hợp nào đó, sẽ tạo nên được  một cuộc xuống đường của đông đảo quần chúng nhân dân theo kiểu biểu tình bất bạo động thì suy nghĩ đó quá đơn giản mà không thực tế chút nào. Họ cần phải hiểu rằng những cuộc biểu tình với quy mô lớn chỉ có thể giành được thắng lợi khi nó tạo được đủ áp lực để buộc chính quyền chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với những người lãnh đạo biểu tình để xem xét các yêu sách chính đáng phù hợp với luật pháp quốc gia mà thôi. Nói thì rất đơn giản nhưng thực tế cho thấy nó là một điều không hề dễ chút nào, đối với ngay cả một chính quyền tôn trọng quyền biểu thị suy nghĩ của công dân qua hành động biểu tình, mà đó là quyền tự do tối thiểu của công dân được Hiến pháp ghi nhận như ở Thái lan mà thắng lợi vô cùng mong manh thì huống chi nói gì tới một chính quyền thích sử dụng luật rừng như ở Việt nam thì việc đó chỉ là một điều hoang tưởng quá xa vời.


Công cuộc đấu tranh cho một nền dân chủ thực sự ở Việt nam đừng quên rằng nó khó khăn gấp bội, bởi đó là một nhà nước độc tài cộng sản. Với nó không thể chỉ đơn thuần là dùng đấu tranh bất bạo động thông qua một cuộc biểu tình ôn hòa với số lượng quần chúng đông đảo khó mà thành công được, Thiên An Môn năm 1989 là một bài học để đời cho những ai nghĩ rằng chính quyền CS cũng như các chính quyền nhà nước khác, là không dám xả súng và dùng xe tăng đè bẹp đám đông biểu tình. Nhưng thực tế đã trả lời suy nghĩ đó là sai lầm, với chính quyền cộng sản không có hai chữ nhân đạo, nhất là đối với các hành động đe dọa sự tồn tại của một chính quyền của họ.

Có lẽ ngay từ bây giờ, những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam nên thay đổi suy nghĩ, rằng cuộc đấu tranh mà họ đang tiến hành nó phải là sự kết hợp giữa "talk and war" mới tạo đủ áp lực buộc chính quyền ngồi vào bàn để đối thoại và đàm phán, nên nhớ rằng talk và war nó là hai công việc cần phải tiến hành song song song để giải quyết một vấn đề, thiếu một trong hai thì cuộc đấu tranh khó mà thành công.

Hy vọng đây cũng là một ý đáng để cho các đảng phái chính trị và mọi người suy nghĩ cho các bước tiếp theo của phong trào đấu tranh vì dân chủ cho Việt nam.

30/3/2010.
©2010 Kami
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 737 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 5
Khách: 5
Thành Viên: 0