Tương lai nền kinh tế Việt Nam 2013 vẫn còn mờ mịt vì nợ xấu,
hàng tồn kho và thị trường bất động sản đóng băng chưa kể những yếu tố
khác. Chuyên gia nói gì về vấn đề này.
RFA file
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình
Tải xuống - download
Khó tránh khỏi một cuộc khủng hoảng trầm trọng
Trong cuộc phỏng vấn thực hiện tối 18/12, chuyên gia kinh tế tài
chánh Bùi Kiến Thành từ Hà Nội tỏ ra lo ngại về sự bế tắc của nền kinh
tế Việt Nam năm 2013, giữa bối cảnh hàng chục ngàn doanh nghiệp đã phá
sản, ngừng hoạt động và vấn đề vốn cho cộng đồng doanh nghiệp vẫn bế
tắc. Ông Thành nhấn mạnh là, Ảnh hưởng nền kinh tế Việt Nam bây giờ
không chỉ là vấn đề bất động sản, hay nợ xấu, nợ khó đòi mà là cả chính
sách tiền tệ không phù hợp. Ông nói:
"Tôi thấy có thể nhanh chóng giải quyết một số vấn đề nếu Ngân
hàng Trung ương sẵn sàng điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế
phát triển, tổ chức làm sao cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với
lãi suất hợp lý như tôi đã kiến nghị từ trước đến nay thì có thể bắt
đầu từ ngày mai tình hình sẽ đổi thay. Đó là những việc phải làm nhưng
quí vị đã không làm.
Ảnh hưởng nền kinh tế Việt Nam bây giờ không chỉ là vấn đề bất động
sản, hay nợ xấu, nợ khó đòi mà là cả chính sách tiền tệ không phù hợp.
Ô.Bùi Kiến Thành
Nếu bây giờ con người đang thiếu máu mà không được tiếp máu để cho
chết thì làm sao phát triển được. Ruộng thì đương khô bảo tưới nước vào
cứu lúa mà không tưới thì lúa chết làm sao có thể có gạo mà ăn. Tại sao
mọi việc rõ ràng như thế mà quí vị không làm, nếu mình ngồi đây mà
không biết điều chỉnh những chính sách sai lầm thì không thể nào Việt
Nam có thể phát triển được. Vì vậy phải nhìn thẳng vào sự thế, chúng ta
đã làm điều gì đúng điều gì sai tại sao, mà điều chỉnh. Nếu không nền
kinh tế Việt Nam không có cơ nào tránh khỏi cuộc khủng hoảng có lẽ rất
Nhiều khu dân cư xây dựng nay cũng bỏ trống. AFP
trầm trọng.”
Nếu Ngân hàng Trung ương sẵn sàng điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền
kinh tế phát triển, tổ chức làm sao cho doanh nghiệp tiếp cận được
nguồn vốn với lãi suất hợp lý như tôi đã kiến nghị từ trước đến nay thì
có thể bắt đầu từ ngày mai tình hình sẽ đổi thay
Ông Bùi Kiến Thành
2 tuần trước khi kết thúc năm 2012, ngày 18/12 Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng phát biểu tại TP.HCM là nợ xấu hiện nay khoảng 400.000 tỷ đồng, các
ngân hàng tự tái cơ cấu khoảng 200.000 tỷ đồng. Theo lời người đứng đầu
chính phủ, trong số 200.000 tỷ đồng nợ xấu còn lại, lãnh vực bất động
sản chiếm 70% tương đương 140.000 tỷ đồng.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định rằng thống kê ở Việt Nam không
xác thực, kế toán không trung thực, trong khi các ngân hàng lại che dấu.
Theo lời vị chuyên gia, qui định của Việt Nam rất rõ nếu nợ xấu tới 90
ngày thì ngân hàng phải xác lập dự phòng 5%; Nếu trễ hạn trả nợ 160 ngày
thì phải trích lập dự phòng 20%; còn nếu nợ trễ hạn 360 ngày lập dự
phòng là 50%; còn nhóm thứ 5 với khả năng mất nợ hoàn toàn thì phải lập
dự phòng 100% khoản vay ấy. Ngân hàng không muốn trích lập dự phòng nên
đã không khai, nghĩa là ngân hàng không trung thực với nhân dân, không
trung thực với nền kinh tế và dấu những nợ xấu đi, để rồi khai ra những
lợi nhuận hết sức lớn.
Công trình xây dựng nằm ụ vì hết vốn . RFA
Ông Bùi Kiến Thành cho rằng thông tin về nợ xấu không biết thế nào
mà nói, ngày 18/12 Thủ tướng tiết lộ là 400.000 nghìn tỷ, hai tháng
trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết là 200.000 nghìn tỷ và Chủ
tịch Quốc hội thì nói là dư nợ bất động sản nói chung lên tới 1 triệu
tỷ. Chuyên gia Bùi Kiến Thành tiếp lời:
"Nếu mà đã có nợ xấu thì phải được giải quyết, nhưng giải quyết
bằng cách nào thì tôi đã nói ngân hàng tạo ra nợ xấu, thì ngân hàng có
trách nhiệm hàng đầu phải giải quyết cái nợ xấu đó. Chứ đừng có đùn cái
đó qua chính phủ, đừng đùn cái đó cho nhân dân nó không hợp lý.
Bây giờ nói tôi làm bao nhiêu nợ xấu, tôi cho vay bao nhiêu nợ xấu
cho người thân người quen đủ thứ kiểu, tôi cho vay bất động sản thành ra
nợ xấu và bây giờ bắt nhân dân phải gánh vác hết thì không hợp lý
Ông Bùi Kiến Thành
...Bây giờ nói tôi làm bao nhiêu nợ xấu, tôi cho vay bao
nhiêu nợ xấu cho người thân người quen đủ thứ kiểu, tôi cho vay bất
động sản thành ra nợ xấu và bây giờ bắt nhân dân phải gánh vác hết thì
không hợp lý.” Ông Bùi Kiến Thành
Tự ngân hàng phải tìm giải pháp nếu không có giải pháp riêng thì
phải họp nhau lại tìm giải pháp. Lúc đó nếu cần chính phủ tạo điều kiện
thì sẽ xem xét, chứ còn bây giờ nói tôi làm bao nhiêu nợ xấu, tôi cho
vay bao nhiêu nợ xấu cho người thân người quen đủ thứ kiểu, tôi cho vay
bất động sản thành ra nợ xấu và bây giờ bắt nhân dân phải gánh vác hết
thì không hợp lý.”
Bong bóng bất động sản sẽ vỡ
Theo GSTS Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội, bong bóng bất động sản sẽ vỡ là điều khó tránh. Nguyên
do trong nhiều năm trị giá bất động sản bị thổi lên quá cao, các chủ
đầu tư dự án lại chỉ có hai ba phần vốn bẩy tám phần đi vay ngân hàng.
Hơn nữa chính các ngân hàng cũng tự đầu tư vào bất động sản chứ không
chỉ đơn thuần cho người có dự án vay vốn. GSTS Vũ Văn Hóa nói:
" Dư nợ ngân hàng lãi mẹ đẻ lãi con vì thế mỗi một ngày mở mắt ra
các chủ dự án có thể mất một tỷ vài ba tỷ là chuyện bình thường, nó
chồng lấn lên nhau như vậy hàng 5-7 năm trở lại đây không tiêu thụ được
thì nó là hiện tượng đáng báo động trong nền kinh tế rồi.”
Ngày 18/12 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng loan báo tại TP.HCM là cuối
tháng này chính phủ sẽ ra nghị quyết riêng giúp phá băng thị trường bất
động sản.
Trước đó Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VAFI nói rằng giá bất động
sản hiện đã giảm từ 30% tới 60% và đưa ra giải pháp mà các chuyên gia
nói là đầy ảo tưởng và bất khả thi. Theo đó VAFI đề nghị chính phủ cấp
bù lãi suất vay vốn cho người mua nhà để có thể tiêu thụ 120.000 căn hộ
chung cư. Ngoài ra các địa phương có thể mua 10.000 căn hộ để xây dựng
quĩ nhà tái định cư giá rẻ. Bên cạnh đó Tổng Công ty đầu tư và kinh
doanh vốn Nhà nước và Quĩ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn
của mình mua 15.000 căn hộ.