Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Rồi cũng như
"đá ném ao bèo”, khá nhiều đồng bào nhân dân cười khểnh nhận định như vậy. Tại thời điểm này, khi đề cập đến
"Scandal”
đại gia bầu Kiên "lâm nạn”, trừ khi quốc gia này có một bộ phận cơ chế
chống tham nhũng "độc lập” tuyệt đối, nơi mà các thành viên chỉ với một
tâm niệm duy nhất: "
Nhận đồng lương từ nhân dân, hoàn thành trách nhiệm thực thi công lý vì nhân dân”,
dứt khoát "mù” mắt "điếc” tai trước mọi áp lực bất minh từ mọi phía thì
may ra tham nhũng bằng quyền lực mới chùn tay. Nhưng điều này có lẽ là
huyễn hoặc, trong mơ của người dân Việt, dưới chế độ CSVN độc tài toàn
trị hiện nay.
Giữa thời đại văn minh thế kỷ 21, một đảng cầm quyền tự cho là nơi tập
trung tầm cao trí tuệ lại "sản xuất” ban hành một sản phẩm "pháp chế
XHCN” mà cung cách khi hoạt động nhìn sao khôi hài, không khác gì nó
đang ngồi chồm hổm đi toilet trên cái nền công lý pháp luật phổ biến của
thế giới nhân loại văn minh.
Một cơ quan "chống tham nhũng” hết trực thuộc cái "đầu tàu” (Thủ tướng)
nhà nước, bây giờ lại chuyển qua "đầu tàu” (Tổng bí thư) đảng. Trong
khi mọi vụ án tham nhũng lớn nhỏ đã và đang "tung hoành” trên cả nước
hiện nay 100% đều liên quan mật thiết đến các đảng viên có nhiều quyền
lực trong cơ quan "nhà nước, đảng” và duy nhất cũng chỉ có những loại
đảng viên này mới có đủ các yếu tố cần có để tham nhũng, so với vị trí
từ người dân là vô phương.
Một sự mạ lị công lý – khi quan tòa là "đảng” ngồi xét xử can phạm tham nhũng lại cũng là "đảng” đồng
chí của mình? nó hệt như là "người cha” ngồi xét xử can phạm "thằng
con” là kẻ cướp của giết người - Mà đây lại là "công thức vàng” không
thể thay đổi từ trước đến nay trong pháp chế XHCN khi xét xử của chế độ
pháp quyền CSVN. Hơn ai hết "đảng” biết hiện nay nếu đảng viên "không tham nhũng” thì chẳng có ai trung thành với đảng để cần "đảng”
bảo vệ bao che khi "lâm nạn”. Một sự hổ tương, qua lại tồi tệ và xấu
hỗ, để cùng tồn tại bởi một cơ chế tạo ra thứ tư duy hèn mạt không còn
tri thức của nhân cách phẩm giá con người.
Và vì vậy không phải là không có lý khi công luận mỉa mai vụ "bầu Kiên” chỉ là "đá ném xuống ao bèo” qua chút sóng sánh xao động lan tỏa ắt cần phải có ấy, cốt để đạt được những yếu tố nhất định trong ý đồ chính trị "rung cây nhát khỉ”
gián tiếp dạy bảo lẫn nhau, phải xử sự cho phải phép trong "mặt trận”
cạnh tranh quyền lực phe nhóm đảng phái bầy đàn vì quyền lợi ở chóp bu,
để cùng tồn tại, tận dụng mọi vị trí và cơ hội béo bở trong chế độ độc
tài này mà thu hoạch chia chác "sản phẩm” gián tiếp từ mồ hôi nước mắt
nhân dân, đơn giản thế thôi.
Tiền lệ những vụ án tham nhũng "nồng nặc” mùi "tiền” còn sờ sờ ra đó,
thường phổ biến là "đầu voi đuôi chuột”. Bởi gần như các đại gia trọc
phú lắm tiền nhiều bạc hiện nay hiếm có kẻ nào trong sạch để không liên
quan giây mơ rể má đến một vài quan chức quyền lực chóp bu. Do đó, việc
muốn triệt hạ dù công khai bằng pháp luật nhưng sao cho "bứt mây đừng
động rừng” là điều rất khó đối với họ.
Thậm chí có những vụ án tham nhũng mà "bất chợt” rất vô tình lộ ra từ
"đánh bạc” như PMU18 trước đây (2010) của TGĐ Bùi Tiến Dũng. Do tang vật
đánh bạc "khá lớn” cơ quan điều tra "vô tư” phăng lần mở rộng tìm hiểu
về nguồn tiền này mới lòi ra vụ tham nhũng trong dự án xây dựng cầu Bãi
Cháy tại PMU 18. Sau nhiều lần hoãn tới hoãn lui để điều tra bổ sung
(?), nguyên TGĐ Bùi Tiến Dũng bị cáo buộc tham ô mấy tỷ từ dự án cùng
Phạm Tiến Dũng - Dũng "con” lúc đó nguyên là Trưởng phòng triển khai dự án này. Nhưng bất ngờ Dũng "con” ấy
tự nhiên lăn đùng ra chết đột tử (chết bất đắc kỳ tử) trong phòng giam
(!?), nên TGĐ Bùi Tiến Dũng thoát nạn, được đình chỉ vụ án, chỉ còn tội
đánh bạc. Thậm chí 2 tờ báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên trong vụ án này phải
hy sinh 3 phóng viên đi tù vì "lỡ quá chuyên sâu nghiệp vụ”!. Đó chỉ là
vụ án tham nhũng "bắt được” từ trên trời rơi xuống, mà còn như vậy!
Còn "khủng” hơn nữa về giá trị thất thoát do tham nhũng của Vinashin mà
ai cũng biết là hơn 4 tỷ đôla hay gần 90.000 tỷ đồng đến nay nó vẫn lửng
lơ như mây bốn phương trời.
Khi đã nói đến tiền thì nó là vật hữu hình nhìn thấy, đếm được - không
như khối nước hay khối khí gas đổ xuống đất khó biết nó biến đi đâu.
Trong kỹ thuật khoa học điều tra không khó lắm để biết "núi tiền” hơn 4
tỷ đôla đó nó chạy về đâu, ngõ nào, bởi tiền là vật chất như cái bát,
cái ly, nó rơi vỡ người ta có thể thu hồi các mảnh vỡ chứng minh được ít
ra cũng 99% của chính nó. Tuy nhiên, trước tòa án con "chốt thí” trong
vụ án Vinashin là TGĐ Phạm Thanh Bình chỉ mới chứng minh được có 3 khoản
thất thoát là 471,8 tỷ đồng (29 tỷ mua tàu Bình Định Star - 48,8 tỷ mua
khống thép - 400 tỷ mua tàu Hoa Sen), chưa đến 500 tỷ trong số gần
90.000 tỷ cần chứng minh cho toàn dân biết mồ hôi nước mắt của mình còn
lại nhiều hay ít hoặc nó chạy đi đâu của hậu Vinashin. Vậy mà các quan
Tòa trong 2 phiên xét xử, sơ và chung thẩm thì "quên” không hỏi bị can,
cũng như "quên” không trả hồ sơ lại, yêu cầu cơ quan điều tra chứng minh
cho đủ con số thất thoát ấy? Bình thường đó là luật định bắt buộc cơ
quan điều tra truy tìm, như truy tìm tài sản tẩu tán từ các đối tượng
trộm cướp, cho dù nó đã tiêu thụ hay quăng ném nơi nào.
Tương tự như vậy - vụ "bầu Kiên” nếu rơi vào một cơ quan độc lập "chống
tham nhũng và kinh doanh bất hợp pháp” có "tay nghề” và đầy đủ quyền hạn
thì không khó lắm để cơ quan điều tra từ nước lã có thể khuấy nên hồ:
Yêu cầu bị can chứng minh "logic” sự hình thành của khối tài sản và như
đi ngược theo vết dầu loang tìm đến từng điểm "xuất phát” của nhiều
nguồn tạo nên tài sản ấy thì không biết hậu quả di lụy nó sẽ mở rộng ra
đường ngang ngõ tắc nào nữa.
Tuy nhiên như nói ở trên, gần như các đại gia trọc phú lắm tiền nhiều
bạc hiện nay tại VN hiếm có kẻ nào trong sạch để không liên quan giây mơ
rể má đến một vài quan chức quyền lực chóp bu, mà chống tham nhũng tại
Việt Nam hiện nay thì không như các quốc gia "thích trong sạch” trên thế
giới. Người ta thì coi chống tham nhũng như quét "cầu thang” phải từ
trên quét xuống mới sạch, còn ở nước ta thì "đảng” chỉ đạo chống tham
nhũng kiểu XHCN/Việt Nam từ dưới quét lên, nhưng tới giữa chừng thì dừng
lại... Bởi nếu quét tiếp lên tới trên thì không biết có còn đủ người
trong gần 200 vị UV/Ban chấp hành / TW/ đảng CSVN để "chấp hành” chống
tham nhũng nữa không!?
Và vì vậy "Scandal Bầu Kiên” chắc không hơn cục "đá ném ao bèo”, nó như "rung cây nhát khỉ”, nhắc nhở "đồng chí” mình phải biết "lễ độ” có qua mặt thì cũng bật "signal” với nhau, chứ chẳng thể nào gọi là ai đó sẽ "lợi gió bẻ măng”
đâu! Quyền lực tạo ra quyền lợi lớn lắm, giây mơ rể má, bè phái chằng
chịt khó lường, vụng tính gắp lữa bỏ tay người không khéo đôi khi lại bị
"phản lực” phỏng tay mình. Thôi thì bảo vệ "sinh mạng đảng” là ưu tiên,
"còn đảng còn tiền” mà. Cuối cùng là nhất trí tự phê, phê cho thiệt phê, phê để biết "lễ phép” mí nhau. Chắc chỉ có vậy.....