Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-01-14
Tháng 5 năm 2012, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng được sắp xếp
lại, trực thuộc Bộ Chính trị dưới quyền Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng,
thay vì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
AFP photo
Các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng
và Trương Tấn Sang (từ trái qua) tại kỳ họp Quốc hội hàng năm hôm
22/10/2012 tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Bá Thanh là ai?
Hôm 28 tháng 12 vừa rồi, Bộ Chính trị quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn
Bá Thanh, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương
về phòng chống tham nhũng – diễn biến mà công luận mô tả là nhằm giảm
bớt thêm nữa quyền lực của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Giữa lúc có ý kiến lạc quan dựa trên "thành quả” của ông Nguyễn Bá
Thanh trong việc phát triển TP Đà Nẵng, cùng cá tính được cho là "anh
hùng hảo hớn” của ông có thể giúp cải thiện xã hội, thì hai tác giả Thu
Hương và Duy Tân, qua bài "Nguyễn Bá Thanh ‘ra Ba Đình’: Gian hùng trị
tham nhũng ?”, đã cảm nhận ngay một "sự ngỡ ngàng” để rồi sau đó thấy
"xót thương cho cái nước Việt mình rõ ràng là đã hết nhân tài nên nhà
cầm quyền vẫn quanh đi quẩn lại chỉ dùng mấy gương mặt mốc đã cũ xì” –
mà nói theo lời nhà thơ Huy Cận: "Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu.
Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người”.
Nhắc lại chuyện người quen cũ của Nguyễn
Bá Thanh chúng ta mới thấy cái tàn bạo của người cộng sản Nguyễn Bá
Thanh, ăn tiền cũng là ông mà bỏ tù người ta cũng là ông luôn. Bloggers Thu Hương và Duy Tân
Vẫn theo nhị vị tác giả vừa nói, "đất nước mình gần 90 triệu dân
nhưng đi theo chủ nghĩa cộng sản xơ cứng bao năm nay nên có nhân tài
cũng không thể nào ngoi lên nổi. Để rồi những lãnh đạo của gần 90 triệu
dân Việt mình vẫn là những tên quan tham, gian hùng có cỡ”, "càng khiến
ảo vọng về một xã hội dân chủ văn minh ngày càng xa vời”.
Qua bài "Định mệnh lót cho ông chữ ‘Bá’ ”, blogger Cánh Cò lưu ý tới
vai trò vừa là Chủ tịch vừa là Bí thư của ông Nguyễn Bá Thanh chẳng khác
nào một "lãnh chúa miền Trung”.
Blogger Quốc Uy "thử bàn chút chơi” về kẻ "gian hùng trị tham nhũng”,
nhận thấy sự hiện diện của ông Nguyễn Bá Thanh tại Ba Đình tạo nên thế
"chân vạc” như trong thời Tam Quốc tranh hùng bên "xứ lạ”, tức, theo
phân tích của tác giả Quốc Uy, đó là "tương tác giữa 3 phía, ông Nguyễn
Bá Thanh, ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Phú Trọng” trong khi "ông
Trương Tấn Sang có thể phụ vào cho ông Trọng mà thôi”.
Trước khi trở lại với thế "chân vạc” này, chúng ta hãy theo dõi – nói
theo lời 2 bloggers Thu Hương và Duy Tân – "những chiêu thức đang được
chính quyền VN đạo diễn” để "bố trí một gian hùng như Nguyễn Bá Thanh
vào Bộ Chính trị”. Khi phân tích về chuyện "dùng kẻ gian hùng để lật tên
tham nhũng”, 2 tác giả Thu Hương và Duy Tân không khỏi liên tưởng đến
"một người quen cũ” từng "cùng hội cùng thuyền” của ông Nguyễn Bá Thanh
là ông Phạm Minh Thông, nguyên giám đốc Công ty Hợp doanh Xây dựng và
Kinh doanh Nhà Quảng Nam, Đà Nẵng. Sau khi mô tả ông Phạm Minh Thông là
người hiền lành, có trí thức, với vợ hiền, con ngoan, đã "bung ra làm
ăn” thành công lớn, nhất là khi Đà Nẵng tách tỉnh, trở thành đô thị trực
thuộc trung ương hồi năm 1997 với một "đại công trường và chủ tịch TP
Nguyễn Bá Thanh vừa là đồng chí vừa là cánh hẩu” của ông Thông.
Nhưng rồi trong vụ án cầu Sông Hàn có tổng kinh phí 105 tỷ thời giá
1999, ông Phạm Minh Thông là người duy nhất bị án tù giam 40 tháng trong
khi các đồng phạm khác chỉ bị án treo vì ông Thông " không giữ im lặng
mà khai ‘lung tung’ rằng đã hối lộ cho Nguyễn Bá Thanh, nên Toà án muốn
sửa tính ba hoa của ông bằng món quà 3 cuốn lịch rưỡi”, trong khi số
tiền thất thoát không biết "nó chạy đàng nào”. Vẫn theo hai tác giả vừa
nói thì "dân xây dựng cơ bản khu vực miền Trung ai cũng biết Nguyễn Bá
Thanh ăn dầy, giá thông thường là 10% trên tổng vốn đầu tư” – "những món
lại quả của các chủ thầu mới thấy cái sướng của các ông quan dân”. Tác
giả phân tích tiếp:
Nhắc lại chuyện người quen cũ của Nguyễn Bá Thanh chúng ta mới
thấy cái tàn bạo của người cộng sản Nguyễn Bá Thanh, ăn tiền cũng là ông
mà bỏ tù người ta cũng là ông luôn. Mà những người bị bỏ tù cũng là
những đồng chí cùng hội cùng thuyền của ông chứ chẳng phải ai xa lạ.
Cách đây mười mấy năm, Nguyễn Bá Thanh đã tàn bạo như vậy rồi cho nên
gần đây ông xuống tay hạ độc thủ thiếu tướng công an Trần Văn Thanh ...
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã bí đường binh với Nguyên Tấn Dũng nên
cực chẳng đã mới phải chơi con bài Nguyễn Bá Thanh… Một kẻ tham nhũng và
gian ác như vậy mà vẫn được nhiều người dân Việt Nam mến mộ coi là một
làn gió mới thì thật là nực cười trong tai họa.
Đà Nẵng thay đổi ra sao
Một công trình bắt đầu xây dựng tại thành phố Đà Nẵng năm 2011. AFP photo
Nhắc đến chuyện ông Nguyễn Bá Thanh "xuống tay hạ độc thủ thiếu
tướng công an Trần Văn Thanh” khiến blogger Cánh Cò chưa quên " Ông
tướng này chẳng những không làm gì được lãnh chúa Đà Nẵng mà trái lại
còn bị chơi ra trò khi đang hôn mê bất tỉnh trên giường bệnh viện vẫn bị
đẩy ra trước vành móng ngựa”. Vẫn theo blogger Cánh Cò, chiêu này cho
thấy "tính chất gian hùng” của một thủ lĩnh chính trị thừa sức quật ngã
những ai dám chống lại ông ta. Trong bài "Định mệnh lót cho ông chữ ‘Bá’
”, tác giả Cánh Có lưu ý tiếp:
Vụ án Cồn Dầu là một mặt khác của sự ổn định mà ông Thanh sẵn sàng
áp dụng. Người dân Cẩm Lệ ở cửa ngõ tây nam thành phố Đà Nẵng còn nhớ
như in cái chết tức tưởi của anh Thành Năm sau khi giáo dân Cồn Dầu
chống lại chính quyền phường Hòa Xuân giải tỏa trắng 430 hecta để thực
hiện dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân. Nằm trong địa bàn phường,
thôn Cồn Dầu với diện tích 100 hecta cũng bị giải tỏa lấy mặt bằng phục
vụ dự án. Anh Năm bị công an trả về gia đình sau khi lấy khẩu cung và
hai ngày sau thì qua đời trong tình trạng không thể nào thương tâm hơn.
Hai tác giả Thu Hương và Duy Tân chua chát rằng "ông Nguyễn Bá Thanh
có tài mị dân, từ kẻ tham nhũng gian hùng thượng thặng mà sử dụng đồng
tiền ăn cướp tuyên truyền bài bản để cả nước bây giờ hân hoan bái phục
như người cha khai sinh ra ‘thành phố đáng sống nhất VN’ ” thì "quả là
VN mình với Con Rồng Cháu Tiên đã đến hồi mạt vận rồi”. Tác giả lưu ý
rằng những gì thiên hạ đánh giá ông Nguyễn Bá Thanh đã làm được cho Đà
Nẵng "thực ra chỉ là bề nổi và hoàn toàn chưa xứng tầm với thành phố
này”, khi "thành quả của Nguyễn Bá Thanh tựu trung lại chỉ là giải tỏa,
quy hoạch xây dựng Đà Nẵng với nhà cao đường thoáng mà thôi, còn các
tiêu chí như ‘đào tạo tài năng trẻ, biến Đà Nẵng thành trung tâm của cả miền Trung...’ mà báo chí tung hô chẳng cái nào ra hồn cả”. Tác giả mô tả:
Cả một thành phố rùng rùng chuyển động, nháo nhào xây cất, nháo
nhào đầu cơ. Dân tứ xứ nghe đồn thổi cũng đổ đến kiếm ăn mới ra diện mạo
Đà Nẵng bây giờ, và đấy là những gì bàn dân thiên hạ dễ thấy khi đến Đà
Nẵng. Nếu bạn leo lên đỉnh Sơn Trà mà cầm ống nhòm nhìn xuống và chiêm
nghiệm một bức tranh tổng thể, bạn sẽ thấy Đà Nẵng có vẻ là một thành
phố đẹp trong số những tỉnh thành của Việt Nam nhưng bị bê tông hóa quá
nhiều mà thiếu màu xanh. Không gian công cộng cũng rất ít nếu không nói
là không có. Các khu dân cư chẳng có mấy vườn hoa, công viên hoặc khu
vui chơi. Sân vận động cũng biến đâu mất hết. Trong thời buổi kinh tế
khó khăn, bất động sản đóng băng bạn sẽ thấy rất nhiều khu quy hoạch bị
bỏ hoang. Xen lẫn trong đám hoang tàn đó là những khu dân cư được hình
thành như những đám da beo loang lổ.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bất động
sản đóng băng bạn sẽ thấy rất nhiều khu quy hoạch bị bỏ hoang. Xen lẫn
trong đám hoang tàn đó là những khu dân cư được hình thành như những đám
da beo loang lổ. Bloggers Thu Hương và Duy Tân
Đó là chưa kể, vẫn theo tác giả, ngư nghiệp thì gần như phá sản, du
lịch thì chẳng đầu tư gì mấy ngoài vài ngôi chùa với tượng Phật to "tổ
bố”, Công viên nước trên đường 2 tháng 9 lỗ "chỏng gọng”, dẹp tiệm hồi
nào không hay, mấy công trình khách sạn ven biển cứ để "trùm mền chiếm
đất”, khu du lịch sinh thái Cồn Dầu bị thẳng tay đàn áp khiến nhiều giáo
dân phải tỵ nạn tận Thái Lan, Đà Nẵng bây giờ quán nhậu và nhà nghỉ mọc
lên như nấm…Như vậy, tác giả lưu ý, "Thành phố nhỏ như Đà Nẵng mà ông
Thanh chỉ làm được có thế thì mong gì xoay chuyển được cả một quốc gia”.
Và tác giả khẳng định:
Bàn cờ chính trị Việt Nam còn đầy sự ly kỳ và sinh mệnh của dân
tộc Việt Nam vẫn như chuông nặng treo mành chỉ. Với bản chất của một kẻ
gian hùng, chúng ta đừng mong một sớm một chiều họ sẽ phút chốc hóa
thành thiên nga thánh thiện để đem tự do dân chủ cho nhân dân. Tất cả
chỉ là sự đấu đá trong nội bộ của họ nhằm duy trì vị thế quyền lực cũng
như tình trạng độc Đảng chuyên chế.
Mèo nào cắn mỉu nào
Ông Nguyễn Bá Thanh tại buổi gặp gỡ với doanh nghiệp và ngân hàng tại Đà Nẵng hôm 06/01/2013. Photo courtesy of thanhnien.com
Trở lại "thế chân vạc” khi "lãnh chúa miền Trung” Nguyễn Bá Thanh
hiện diện tại Ba Đình, tác giả Quốc Uy nêu trên nhận định về sự tương
tác 3 phía giữa các ông Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú
Trọng, với Trương Tấn Sang hợp lực ông Trọng:
Ông Thanh đúng là đối thủ xứng đáng của ông Dũng, cân sức cân tài.
Hai ông đều tham nhũng và đều mưu mẹo nhưng tham nhũng thì ông Dũng
hơn, mưu mẹo thì ông Thanh hơn. Về phe cánh thì ông Dũng
hơn, bù lại ông Thanh có thể dựa thế vào nhóm Trọng - Sang. Hai con hổ
tương đương, vẫn gờm nhau, có đánh nhau không hay lại lựa nhau để thỏa
hiệp chia quyền? Nếu thỏa hiệp thì phe Trọng-Sang nguy to. Vì thế xem
việc Đảng dùng ông Bá Thanh để đối phó với ông Dũng quả là phương án 5
ăn 5 thua, kể cũng mạo hiểm.
Liên kết Trọng - Thanh có một điểm vướng: Ông Trọng bám lý thuyết
cổ hủ và thân Tàu rõ ràng, đó là 2 nhược điểm trước dư luận, ông Thanh
thực dụng và chưa có tiếng xấu đầu hàng Tàu, liệu có dại gì kết với cánh
hàng Tàu để bị mang tiếng? Nếu ông Thanh có dựa vào ông Trọng
thì cũng chỉ thời gian đầu. Ông Trọng thì không thể đảo ngược quan điểm
thân Tàu, nhưng hai ông Thanh và Dũng sẽ có thái độ ứng xử thế nào với
Tàu, với Mỹ, đó chính là ẩn số có thể gây đột biến, chưa chắc đã là đột
biến với Tàu nhưng là đột biến trong sắp xếp quyền lực nội bộ VN.
Theo blogger Cánh Cò thì khi ra Hà Nội, nếu ông Nguyễn Bá Thanh vẫn
duy trì bản tính quyết đoán và không sợ hãi, ông sẽ gặp phản ứng mạnh từ
thế lực thân TQ và các nhóm lợi ích dựa vào Bắc Kinh, mà tướng Nguyễn
Chí Vịnh là một điển hình khi ông tướng này công khai đề cao TQ, "hạ bệ”
Mỹ cùng những người biểu tình chống phương Bắc.
Ông Thanh đúng là đối thủ xứng đáng của
ông Dũng, cân sức cân tài. Hai ông đều tham nhũng và đều mưu mẹo nhưng
tham nhũng thì ông Dũng hơn, mưu mẹo thì ông Thanh hơn. Tác giả Quốc Uy
Giữa lúc có nhiều ý kiến bày tỏ lạc quan sẽ có luồng gió mới thổi tới
xã hội VN khi lãnh chúa miền Trung Nguyễn Bá Thanh ngồi vào ghế trưởng
ban chống tham nhũng, blogger Quốc Uy lưu ý rằng "Thời nay, các quan
chức trong đảng và trong chính phủ ngoài mặt chống tham nhũng nhưng bên
trong luôn liên kết với tham nhũng và bảo vệ tham nhũng chóp bu, vì như
thế chính là bảo vệ mình”.
Tác giả Quốc Uy nêu lên câu hỏi rằng như vậy ông Bá Thanh sẽ chống
tham nhũng hay không? Rồi Tác giả tự giải đáp "Thoạt đầu tất nhiên là
có, nhưng chỉ chống tham nhũng cấp dưới hoặc lợi dụng chống tham nhũng
để chống phe khác mình. Còn về lâu dài thì "ông thánh” cũng không
chống được tham nhũng của chính thể này, vì tham nhũng chính là nguồn
gốc sức mạnh của họ và mục tiêu của họ. Trong chính thể này, kẻ cầm
quyền nào chống tham nhũng là tự sát”.
|