Thứ Sáu, 2024-03-29, 6:57 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Bảy » 10 » Chuyến tàu xôi thịt của đảng bị trật đường rầy
9:09 AM
Chuyến tàu xôi thịt của đảng bị trật đường rầy

The Hanoist
Phan  Lưu Quỳnh phỏng dịch theo Vietnam's gravy train derailed, Asia Times, 7/7/2010




Để lộ ra một vết rạn nứt ngày càng gia tăng trong chế độ độc đảng, Quốc hội Việt Nam do đảng cộng sản kiểm soát đã bác bỏ một dự án trị giá 56 tỷ Mỹ kim của chính phủ nhằm xây dựng một hệ thống tàu cao tốc từ bắc xuống nam. Dự án này tính ra tốn khoảng 60% tổng sản lượng nội địa (GDP) và dựa vào kỹ thuật Shinkansen tân tiến của Nhật Bản, sẽ cắt ngắn thời gian đi lại bằng đường bộ giữa Hà Nội và TPHCM từ khoảng hai ngày xuống còn sáu tiếng đồng hồ.

Gần đây chính phủ Việt Nam đã đề xướng ra nhiều dự án to lớn, nhưng ngạc nhiên thay cái dự án tàu cao tốc đã bị quốc hội biểu quyết bác bỏ với tỷ số 178-157 vào hôm 19/6. Kết qủa của cuộc biểu quyết vô tiền khoáng hậu này không có nghĩa là cơ quan lập pháp Việt Nam, bấy lâu nay vẫn chỉ là một tổ chức bù nhìn để đóng mộc cho các quyết định của đảng cộng sản, đang biến chuyển để trở thành một bộ phận độc lập với chính phủ.
 
Quốc hội Việt Nam bao gồm gần như toàn bộ là các đảng viên cộng sản với chỉ một vài đại biểu độc lập để làm vì. Được triệu tập để họp hành hai lần mỗi năm, mỗi lần vài tuần, cho nên các đại biểu thường không được thành thạo và thiếu chu đáo để đóng một vai trò chính trị tích cực. Dựa theo một nguồn tin khá chắc chắn thì 14 ủy viên bộ chính trị, trên thực tế là cơ quan quyền lực cao nhất, đã khước từ không muốn biểu lộ lập trường của họ về dự án tàu cao tốc và thay vào đó họ chuyển vấn đề sang cho quốc hội quyết định.

Nhức nhối với một loạt các quyết định mang đầy dị nghị trong nhiều năm gần đây, trong đó có quyết định liên quan đến việc nới rộng thành phố Hà Nội và dự án khai thác bô-xít được Trung Quốc ủng hộ ở vùng Tây nguyên, khiến các uỷ viên trong bộ chính trị không thể nào đưa ra được một quyết định đồng nhất. Do đó Quốc hội đã trở thành một bãi chiến trường cho các phe nhóm tranh giành quyền lợi trong đảng dùng để tranh cãi tưng bừng một cách bất thường.

Trong lúc biểu quyết, có một mối liên kết với nhiều quan điểm khác nhau đã nổi lên để đối phó với phe tập đoàn nhà nước cầm đầu bởi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là kẻ đã đề xướng và ủng hộ mạnh mẽ cho kế hoạch hàng tỷ đô la xây dựng hệ thống tàu cao tốc. Trong khi phiếu biểu quyết riêng rẽ của từng đại biểu không được công bố, nhưng theo tin tức thì các đại biểu thân cận với bên quân đội đã chống đối lại dự án này. Được biết giới quân đội đã lo ngại rằng cái dự án to lớn này nếu được thông qua sẽ lấy mất đi ngân khoản dành cho các chương trình hiện đại hóa quân sự.

Một số nhà khoa bảng được kính trọng trong Quốc hội đã nêu lên thắc mắc về vấn đề tốn kém và lợi ích của tàu cao tốc, họ vạch ra sự phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn thấp kém với gánh nặng nợ nần chồng chất và một ngân sách thâm thủng. Nợ nần của đất nước đã tăng lên đến khoảng phân nửa tổng sản lượng nội địa (GDP) và chính phủ đang phải vật lộn để trang trải cho ngân sách bị thâm thủng, ước tính vào khoảng 10% của GDP. Đồng thời, áp lực lạm phát gia tăng buộc nhà cầm quyền phải phá giá đơn vị tiền tệ hai lần hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, có một số người cho rằng mối lo ngại chủ yếu về dự án tàu cao tốc chính là khả năng tham nhũng có thể xảy ra khi liên quan đến các khế ước và ngân khoản tài trợ của Nhật Bản. Đây không phải là lần đầu tiên. Trong vụ xì-căng-đan PCi vào năm 2008, bốn chuyên viên cố vấn Nhật đã nhìn nhận tội trạng của mình trong một phiên toà ở Tokyo cách đây 2 năm vì hối lộ cho các quan chức của TPHCM để được đáp lại bằng các hợp đồng tư vấn cho một dự án xây dựng xa lộ trị giá 400 triệu Mỹ kim.

Khả năng tham nhũng qua dự án tàu cao tốc –từ việc buôn bán đất đai ở giá cả thổi phồng cho đến chuyện lại quả khi mua thiết bị dụng cụ- có lẽ chưa xảy ra. Nhưng theo một nhà ngoại giao Nhật Bản thì Thủ tướng Dũng, cùng Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng tất cả đều có tư thế thuận lợi với tiềm năng gặt hái lợi nhuận riêng tư từ dự án tàu cao tốc.

Không có bằng chứng nào cho thấy các quan chức được nêu danh phía trên đã man trá dính dáng vào đề án tàu cao tốc . Tuy vậy, kế hoạch của họ đã bị trật rơ ở lúc giới lãnh đạo đảng đang phải đối phó với sự chỉ trích ngày càng gia tăng của quần chúng về vấn đề tham nhũng. Mặc dù đảng không chấp nhận nền dân chủ với cơ chế kiểm soát và cân bằng, nhưng họ vẫn cảm thấy nhột nhạt với những áp lực và cái nhìn từ phía quần chúng.

Thí dụ như vào năm 2008 khi chính quyền trung ương quyết định nới rộng Hà Nội ra gấp 4 lần bằng cách sát nhập các tỉnh lân cận vào, thì các quan chức nhà nước cho rằng một Việt Nam tân tiến cần phải có một thủ đô rộng lớn hơn. Nhưng, một số nhà quan sát nói rằng một số đảng viên đã đầu tư vào các phần đất có điạ thế quan trọng sẽ là những kẻ phát tài trở nên giàu có từ các kế hoạch của chính phủ.

Hồi năm ngoái, phối hợp với môt công ty quốc doanh Trung Quốc, nhà cầm quyền Hà Nội đã chấp thuận một dự án trị giá $15.6 tỷ đô la nhằm khai thác bô-xít ở Tây nguyên, một khu vực sinh thái nhạy cảm của Việt Nam. Thành phần chỉ trích dự án này đã tố giác trên mạng internet về khả năng tiềm tàng của những rủi ro về môi sinh và an ninh quốc gia, nhưng các quan chức cao cấp của nhà nước vẫn cho tiến hành dự án. Một trang web (http://bauxitevn.com) chuyên về chỉ trích dự án đã bị bọn tin tặc vô danh tấn công và đánh sập.

Một số người cho rằng dự án tàu cao tốc có lẽ là giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Việc Quốc hội bác bỏ dự án này rốt cuộc chính là là một biểu hiện không đồng tình với tính ham muốn của ông Dũng thích làm các dự án to lớn vô cùng tốn kém. Bị dồn nén giữa những chỉ trích đang gia tăng của quần chúng và giới khoa bảng uy tín đòi chính phủ phải có trách nhiệm hơn trong việc cai quản đất nước, đồng thời với các đối thủ trong đảng đang lợi dụng lá bài tham nhũng để giành giựt uy thế chính trị, cho nên phe phái của thủ tướng Dũng hiện thời phải nghi ngại về viễn cảnh tương lai của chính mình.

Một số khác thì nghĩ rằng ông Dũng và thành phần chủ yếu ủng hộ cho những dự án ruột của ông ta có thể sẽ bị mất chức trong kỳ đại hội đảng lần tới, được dự trù vào tháng 1/2011.  

Dù có chủ ý hay không thì Quốc hội của nước Việt Nam độc đảng lần đầu tiên đã biểu quyết sự bất tín nhiệm đối với chính phủ này (của ông Dũng) hoặc bất cứ chính phủ nào khác sau này
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 767 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0