Nguyễn Quang
Nhìn xem chương trình thời sự của truyền hình Việt Nam trong việc phòng
chống bão, khán thính giả được chứng kiến khắp các vùng biển miền Trung
và Bắc Việt Nam những con thuyền không hơn mấy các con tàu vượt biển
mong manh cách đây hơn ba thập kỷ… Và rồi chúng ta giựt mình khi xem
toàn bộ các báo đều đề cập chuyện ông ‘vua tàu quốc danh Vinashin’ đang
nợ nước ngoài 80 ngàn tỷ trên tổng vốn đầu tư của tổng công ty này là
90 ngàn tỷ, tương đương 4 tỷ đô la!
Nhìn hình ảnh những bà mẹ, người vợ đang trông ngóng chồng con trở về,
song theo các thông tin ban đầu mới chỉ gió mạnh các chiếc thuyền con
đã chìm sâu vào đại dương bao la…Nhưng đau xót nhất vẫn là trên lãnh
thổ của mình nhưng lại ra những công hàm đọc đi đọc lại qua các phương
tiện truyền thông như nhân dịp này xác nhận lại chủ quyền của Trung
Quốc từ khi có văn bản bán nước của Phạm Văn Đồng, nguyên văn: ‘Cục
Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã có 03 Công hàm gửi Đại sứ quán nước Công Hoà
nhân dân Trung Hoa đề nghị giúp cứu hộ, cứu nạn những tàu và ngư dân
Việt Nam bị mắc nạn trên biển khu vực quần đảo Hoàng Sa’.
Ngư dân chết, xác nhận chuyện bán nước, thật là nhục, tại sao không kêu
gọi tất cả các nước có tàu thuyền trên biển ngang qua vùng bị nạn mà
chỉ ra công hàm với Tàu Cộng? Quả là một tập đoàn bán nước đang ngự trị
trên quê hương này!
Ngư dân đã chết và cả dân tộc này sẽ còn phải chịu những tang thương
mất mát một khi những nhà lãnh đạo VN hiện tại cũng như tương lai không
thay đổi đường lối. Từ con tàu quốc doanh Vinashin đổ nợ nói lên một
sai lầm đến tận gốc rễ của đường lối mập mờ gọi là định hướng.
Cái định hướng ở đây là nguyên tắc điều hành thuộc tài sản của nhà nước
nhưng lợi ích tôi mang vào túi riêng cho cá nhân và gia đình dòng họ…
Vai trò của Nhà nước trở nên bất lực không thực hiện đầy đủ các nguyên
lý kinh tế thị trường đối với doanh nghiệp của chính mình, bởi vì với
số tiền thâm thủng như thế trong một thời gian dài nhiều năm không thể
chỉ một mình các giám đốc bỏ túi riêng… Thật vậy, tập đoàn Vinashin đã
được quản trị theo sự tùy tiện. Do đó, ông chủ tịch kiêm tổng giám đốc
đã mua sắm tài sản nhiều tiền mà hội đồng quản trị không biết; báo cáo
tài chính sai mà bây giờ mới thấy, đưa con cái anh em nắm giữ các công
ty con... đó là các bằng chứng. Trong vòng có ba năm mà lập ra hơn 200
công ty thì chính là nhờ tiền được cấp phát và đi vay, nên không đếm
xỉa gì đến hiệu quả đầu tư. Điều này không thể xảy trong một công ty
được quản trị theo khoa học.
Quả là một thứ mù mờ trong cái gọi định hướng khi việc quản trị của
Vinashin đều cơ bản mang nặng tư duy của nền kinh tế quản lý tập trung
cộng sản, trong khi Vinashin được tổ chức theo mô hình kinh tế thị
trường tự do tư bản.
Nghĩa là việc điều hành dưới sự lãnh đạo của Đảng CS, được coi là giữ
vai trò chủ đạo của nền kinh tế, hay nói rộng hơn là khối doanh nghiệp
nhà nước và đằng sau nó là cách quản lý, điều hành của Nhà nước nhưng
thực tế điều hành chạy theo cái gọi là kinh tế thị trường, ở đây chỉ
mới là thị trường hoang dã, chứ hà tất không theo các nguyên tắc của
kinh tế thị trường chính thống! Nên không biết bao chuyện ‘râu ông cắm
cằm bà’…
Như vậy, Vinashin Việt Nam chỉ giống thế giới ở chỗ đổ vỡ, còn nguyên
nhân lẫn cách thức điều hành đã không giống ai trong lịch sử kinh tế
loài người, kể cả các quan niệm về kinh tế cũng chưa thấy có giấy mực
nào viết về loại ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…’
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin được thành lập theo
Quyết định số 103/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm hồi đó
là ông Phan Văn Khải ký ban hành ngày 15/5/2006 và cũng ông ký ban hành
Quyết định thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam,
gồm 8 Tổng công ty cùng 7 công ty lớn, với 200 công ty con, hoạt động
theo Luật doanh nghiệp, có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Tập đoàn,
Tổng giám đốc điều hành, các Tổng giám đốc chức năng, do ông Phạm Thanh
Bình, bí thư Đảng ủy, giữ chức Chủ tịch và Tổng giám đốc.
Con số thống kê đầu tháng 7 cho thấy, Vinashin có tổng tài sản ước
90.000 tỉ đồng, trong đó khoảng 9.000 tỉ đồng là vốn chủ sở hữu. Tổng
số nợ của Vinashin trên 80.000 tỉ đồng (tương đương 4 tỉ USD/tổng nợ
quốc gia 60 tỷ USD), gấp bốn lần tổng số vốn nhà nước cho gói kích cầu
trong đợt suy thoái năm qua, gấp 2-3 lần tổng số vốn nhà nước đầu tư
cho chương trình xoá đói giảm nghèo cả nước. Tính ra tỷ lệ nợ gấp trên
10 vốn chủ sở hữu.
Những con số đọc vào thấy choáng cả mặt và không biết số của cải tài
sản đó đã lao nhanh vào danh sách các quan tham ở Trung ương gồm những
ai sau ông Phạm Thanh Bình và gia đình của ‘đồng chí’?
Và Hệ quả nợ bên bờ vực phá sản trên bắt nguồn từ vay Chính phủ phát
hành trái phiếu 750 triệu USD, vay thương mại ngân hàng nước ngoài, tín
dụng trong nước, ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), Vietcombank...
|
Theo
báo cáo của Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương: ‘Vinashin báo cáo không trung
thực với Chính phủ tình hình tài chính của doanh nghiệp; thành lập quá
nhiều công ty con; không đủ năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư dàn
trải ngoài ngành công nghiệp tàu thủy; vi phạm nghiêm trọng quy định
của Nhà nước về lập, phê duyệt, đấu thầu các dự án; các khoản nợ rất
lớn, mất khả năng thanh toán; ông Phạm Thanh Bình thiếu trách nhiệm; bổ
nhiệm con trai và em ruột làm đại diện phần vốn của Nhà nước, đảm nhiệm
nhiều chức vụ quan trọng trái quy định của Đảng và Nhà nước, có dấu
hiệu cố ý làm trái, vụ lợi cá nhân’ (Theo kết luận của UBKTƯ).
Từ thực tế đổ vỡ, đến can thiệp của nhà nước đều mang nặng tư duy của
nền kinh tế quản lý tập trung, trong khi Vinashin được tổ chức theo mô
hình kinh tế thị trường.
Đó là Nhà nước đổ tiền vào, ra chỉ thị, quyết định cho vay, nợ, xử lý
lãnh đạo doanh nghiệp lẫn cá nhân chịu trách nhiệm cả về mặt Đảng lẫn
chính quyền khi đổ vỡ, nhưng theo cái gọi định hướng XHCN…ở đây có chút
lợi nhuận nào các ‘đồng chí’ cho vào túi riêng không còn đồng nào đến
dư nợ kếch xù mà con cháu của quốc dân sẽ gánh trả đến muôn đời!
Theo học thuyết Mác, nền kinh tế thị trường chạy theo lợi nhuận làm
giàu dựa trên sức người lao động, vì vậy, lao động là đối tượng nhà
nước phải quan tâm trước hết, giải thích tại sao tiền lương và trích
nộp qũy bảo hiểm là vấn đề pháp luật ở các nước hiện đại, được giải
quyết bằng con đường toà án, không thể để toàn thể công nhân bị ảnh
hưởng trong sự phá sản này, theo thống kê con số phải trả cho công nhân
của 200 công ty con khoảng 250 tỷ VN đồng!
Quả là những sự phát triển trái với quy luật tự nhiên, công việc điều
hành những việc trọng đại trên phạm vi quốc gia không đặt đúng với khả
năng của người lãnh đạo thường xét đề cử theo bè nhóm đảng phái…
Nhìn
lại một cách công bằng, ta thấy Vinashin đã nảy sinh và tồn tại trong
khung cảnh của một sự hiểu biết sai lầm, thiếu thốn về kiến thức lẫn
phương pháp của chính nó và - quan trọng hơn - của đường lối lãnh đạo
đến cơ cấu tổ chức đã lỗi thời.
Quả
là một lỗ hổng to lớn từ chuyện nói ngược nói càn trong sự bế tắc đường
lối chứ đừng nói đến học thuyết có hay không hay chỉ là một thứ vá víu
, ăn cắp !
Đây quả là
một sự nhầm lẫn về chính mình, nói rõ hơn về khả năng lãnh đạo của
những nhà thất học trong thời kỹ trị! Vô phúc cho các dân tộc nào rơi
vào các chế độ quân phiệt vì thường họ không qua con đường đào tạo các
‘quân vương’ để trở nên những nhà lãnh đạo minh triết cho các quốc gia
để tránh nhầm lẫn cho các dân tộc mà hậu quả là các công dân sẽ phải
chịu hậu quả nặng nề nhất !
Trên bình diện khoa học nhất là với khoa kinh tế mô phỏng ngày nay, một
giám đốc không thể tự hào cha tôi từng đánh Mỹ nên tôi tiếp tục sự
nghiệp lãnh đạo. Thật là sai lầm cho dân tộc này cho đến khi mọi người
nhận chân : một giám đốc phải biết tự hào về khả năng hiểu biết về khoa
học của ngành mình và từ đó xác định tôi sẽ cống hiến được gì cho nhân
dân và tất nhiên tôi cũng như dân tộc này có quyền hy vọng những gì?
Hiện tại Việt Nam trong nước qua vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản
đang nhầm lẫn hoàn toàn về những nguyên tắc lãnh đạo trong sự hòa nhập
chung với nền kinh tế toàn cầu! Cái đầu duy vật tay chân bốc hốt chụp
giựt cho vừa túi tham của tư bản hoang dã! Hậu quả ‘tẩu hỏa nhập ma’ là
điều tất yếu trên bình diện qui mô toàn xã hội !
Trên các kênh truyền hình, báo điện tử vẫn đang phát đi liên tục về sự
thiệt hại do bão lớn đổ vào bờ… Không chỉ người dân dọc theo các vùng
duyên hải chạy tránh bão nhưng tại Hà Nội người dân lại lo lắng hơn bao
giờ hết, cho dù với 9000 tỷ đồng và còn hơn thế nữa cho việc thoát nước
nhưng liệu Hà Nội có thoát được chuyện biến thành sông mỗi khi có mưa
lớn?
'Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông?'
Bóng dáng của Hà Nội ngàn năm văn hiến nay còn đâu?
Con người quanh đi trong cái sinh hoạt của ‘tứ khoái’ theo các Cụ đã
tóm lược, nhưng nay với chủ nghĩa duy vật con người nơi đây trong các
chế độ Cộng sản đã qua cũng như còn sót lại: Hữu thể sa đọa bị ngập lặn
trong chỗ ăn, ngủ, chơi, ị … Hảo tề! Hảo tề!
Nguyễn Quang
|