VRNs (02.03.2011) – Sài
Gòn – Kể từ sau phát súng khai hỏa có tên là "cuộc cách mạng hoa nhài”
nổ ra ở Tunisia, hàng loạt các cuộc biểu tình của dân chúng khắp nơi
trong những quốc gia độc tài đồng loạt xảy đến như Ai Cập, Libya, các
nước vùng Bắc Phi và Trung Đông,… Trung Quốc đã cho thế giới thấy sự sợ
hãi khi tăng cường công an khắp nơi, nhất là nhưng khu vực có đông
người tập trung.
Còn ở Việt Nam ta thì sao? Liên tục
trong những ngày gần đây, công an lien tiếp tiến hành bắt bớ không lý
do, câu lưu tùy tiện trái pháp luật những người mà họ "nghi ngờ” là có
khả năng hướng dẫn những cuộc biểu tình của dân chúng.
Ngày 24/02/2011 dân oan Lư Thị Thu
Trang bị công an khủng bố lúc đêm khuya đe dọa sự an toàn của con cái
bà. Thực tế công an đã chốt chặt trước cửa gia đình bà không cho bà ra
ngoài.
Ngày 25/02/2011, bà Dương Thị Tân, vợ
(cũ) nhà báo tự do Nguyễn Hoàng Hải (Điếu Cày) cũng nhận được hai giấy
mời "làm việc” với công an tại hai địa điểm khác nhau. Vì sức khỏe
không tốt nên bà Tân chỉ đến được một nơi mà thôi. Tuy nhiên, công an
đã rất "chịu khó” điều xe và lực lượng an ninh đến túc trực trước cửa
chung cư chờ đưa Bà về đồn để Bà khỏi đi đâu khác!!!
8 giờ sáng ngày 25/02/2011, lúc chị Tạ
Phong Tần vừa mở cửa đi ra đường đã thấy một đám công an an ninh có 6
tên. Chúng nhào đến lôi chị đi, nhưng khi chị la to ầm ĩ thì chúng gọi
xe đến chở về đồn ở phường 8 quận 3 rồi nhốt trong đó. Lý do là vì trên
trang blog của mình thời gian gần đây, chị có nói đến cuộc Cách mạng
Hoa lài tại Tunisia. Bị chị phản kháng, chúng liền xông vào đánh "hội
đồng” chị cách rất dã man, còn giật cả tràng chuỗi và tượng thánh giá
chị đeo ở ngực. Chúng giam giữ chị đến 6 giờ chiều mới thả ra. Sau đó,
sáng Chúa Nhật 27/02, khi chị ra khỏi nhà để đi dâng thánh Lễ thì bị
gần 10 công an ập đến lôi chị quăng lên xe đưa về trụ sở công an phường
8, quận 3 và nhốt đến chiều tối mới thả về.
Kỹ sư Đỗ Nam Hải cũng bị bắt đưa về đồn
công an quận Phú Nhuận vào lúc 8 giờ sáng ngày 25/02/2011. Việc bắt bớ
này có liên quan đến "Bản Tuyên bố và Lời Kêu gọi nhân các cuộc cách
mạng dân chủ tại Bắc Phi và Trung Đông” (ngày 21-02-2011) của Khối 8406
mà Anh là thành viên Ban Đại diện lâm thời. Chúng hạch hỏi, chất vấn,
bắt Anh nhận mình sai trái, nhưng rốt cuộc vẫn không lay chuyển được
tinh thần và ý chí của Anh. Dù vậy, công an vẫn giam giữ anh đến 10 giờ
đêm mới thả. Lúc 3 giờ chiều ngày 26-02, công an lại kéo đến "thăm” gia
đình kỹ sư Đỗ Nam Hải, mãi đến 6 giờ mới rút quân. Chưa hết, lúc 10 giờ
sang Chúa Nhật 27/02, công an lại đem lực lượng đến bắt Kỹ sư Đỗ Nam
Hải đưa về đồn CA quận Phú Nhuận.
Ngày 26/02/2011, khoảng 20 công an đã
đến bắt Bác sĩ Nguyễn Đan Quế tại nhà riêng số 194/20 đường Nguyễn
Trãi, Sài Gòn. Lý do là "có dấu hiệu lật đổ chế độ” vì Bác sĩ đã đưa ra
"Lời Kêu gọi Toàn dân xuống đường” ngày hôm trước. Họ lấy đi một máy vi
tính của gia đình và điện thoại di động của Bác sĩ. Ông bị giam cho đến
7g tối hôm sau, Chúa nhật 27/02/2011 mới trả tự do.
Sáng ngày 21/02/2011, dân oan từ các
tỉnh miền Tây, Bình Dương và các vùng phụ cận đã đồng khởi kéo về 210
Võ Thị Sáu, Sài gòn để biểu tình đòi lại nhà đất đã bị các cán bộ chiếm
bằng đủ mọi cách.
Công nhân bị bóc lộc trắng trợn đã liên tục tổ chức đình công khắp nơi như tại Bình Dương ngày 23/02, Tây Ninh và Sài Gòn ngày 25/02,…
10 người bị đem ra tòa án Bắc Giang xét
xử vì tham gia biểu tình phản đối công an đánh chết anh Nguyễn Văn
Khương, trong khi những công an đã giết người thì không hề hấn gì!
Đại đa số dân chúng vẫn đang ngày ngày
đi làm để nuôi sống mình và gia đình, không dành nhiều giờ cho những
quan tâm của "Hoa Nhài”, nhưng chính những động thái quá đáng của công
an như đã nêu đang làm cho những công nhân, viên chức, trí thức, sinh
viên ở các đô thị và nông dân ở vùng lục tỉnh cảm thấy khó chịu, và có
dấu hiệu không còn sức chịu đựng.
Khác với trước đây khi đọc báo thấy báo
chí kết án ai tội "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” thì ai cũng
ngại, không muốn bàn tới, còn nay tại các quán cà phê những lời bình
luận bênh vực cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế mỗi ngày một to hơn. Khác với
trước đây, mỗi lần ai bị công an bắt hay triệu tập ra phương là dân
chúng sợ hãi, còn qua các sự vụ của những ngày qua, dân Sài Gòn bắt đầu
nói: "Làm kiểu đó ở ngoài Bắc là công an bị dân đánh vở đầu liền !” Đơn
giản vì họ bắt đầu thấy ngày hôm nay công an ức hiếp một người vô tội
ngay bên cạnh họ thì ngày mai cũng có thể đến họ.
Vô hình dung, những việc tưởng như là
thành tích của công an trong những ngày qua đang góp phần kích động dân
chúng phản kháng lại với hệ thống hành pháp không vì công lý, không vì
công bằng, và lúc này dân chúng rất dễ xuống đường biểu tình khi có ai
đó kêu gọi. Nhân dân thì không bao giờ phản động, chỉ có những ai đang
tiếp tục tước đi quyền làm người, quyền sống bình an của họ mới là
những người đáng phải đón nhận sự trút giận của nhân dân.
Châm ngòi cho các cuộc biểu tình ở Việt
Nam không phải là những lời kêu gọi được lan truyền trên internet, mà
lại chính là những hành động ngông cuồng, phi lý của công an.
HIẾU MINH, VRNs