Thứ Ba, 2024-11-05, 8:40 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Chín » 13 » Công khai bảo kê trên đường phố
10:28 AM
Công khai bảo kê trên đường phố
 Trên thì Thủ tướng bảo kê nhóm lợi ích.
Dưới thì công an bảo kê nhóm côn đồ.
Có bảo kê thì có "ổn định CHXHCNVN”

Công khai bảo kê trên đường phố

10/09/2012 3:30

Giữa Sài Gòn, có những kẻ lộng hành, xem đường phố là lãnh địa của mình, tự đứng ra bảo kê, thu tiền bất chính, gây mất an ninh trật tự, khiến người dân hết sức lo lắng.

"Mày không đóng tiền thì phải trả giá”

Một bạn đọc tên N.T.Hoa (50 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú Q.Tân Bình – đề nghị được đổi tên vì sợ băng nhóm này trả thù) đã đến tòa soạn cầu cứu vì bị một người tên H. cùng đàn em thu tiền bảo kê và nhiều lần đánh đập bà. Theo đó, nhiều năm nay, đoạn lề đường Phan Thúc Duyện (ven Công viên Hoàng Văn Thụ, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM) có một người đàn ông tên H. đứng ra chỉ đạo đàn em thu tiền bảo kê của những người bán hàng rong khu vực công viên này. Các quán xá bày bàn ghế chiếm hết lề đường dành cho người đi bộ. Cảnh mua bán bát nháo diễn ra công khai hằng ngày.

Cũng chính vì khu vực này khá "màu mỡ” nên ông "trùm” H. đứng ra thu tiền tháng những người mua bán ở đây 600.000 đồng/tháng (trong đó 300.000 là tiền canh công an, được thu 10.000/ngày; 300.000 đồng còn lại là tiền "bến bãi”, được thu vào ngày 20 hằng tháng).

Dù trời mưa gió, kinh doanh ế ẩm nhưng những người buôn bán vẫn bị thu tiền; thậm chí đàn em của H. đi đánh nhau bị thương cũng bắt những hộ buôn bán này đóng tiền để lo thuốc men (!?). Nhiều năm bị thu tiền một cách vô lýnên bà Hoa không chịu đóng tiền nữa lập tức bị chúng gây hấn, đe dọa, đánh đập, hằng ngày kéo tới quậy phá không cho buôn bán.

Theo đơn tố cáo của bà Hoa, từ năm 2008, H. bắt đầu thu tiền bảo kê; đoạn đường này có hàng chục quán xá. Nếu người bán hàng rong nào đến khu vực này bán sẽ bị đuổi đánh, muốn bán thì nộp tiền "bảo kê”. Tháng 4.2011, bà Hoa về quê tổ chức đám cưới cho con gái; đến tháng 5 vào bán lại nhưng do trời mưa bán ế, xin đóng 200.000 đồng/tháng nhưng H. không đồng ý. Bị đẩy đến đường cùng, bà Hoa liều mạng không chịu đóng tiền "bảo kê” nữa liền bị chúng gây sự.

Từ tháng 5 đến cuối năm 2011, đàn em của H. nhiều lần đến kiếm chuyện với bà Hoa, đập phá bàn ghế, đánh đập, bóp cổ bà… Ngày 9.9.2011, bà Hoa đang đứng bán thì H. cho một đàn em tên Hải đến gây hấn với bà, đuổi khách đang ngồi uống nước. Sau đó, Hải còn lấy dao định chém bà Hoa nhưng khách uống nước can ngăn kịp thời. Chưa dừng ở đó, sáng 23.10.2011, như thường lệ, bà Hoa đẩy xe ra Công viên Hoàng Văn Thụ bán nước sâm thì H. đến gây gổ kiếm chuyện với ý định buộc bà Hoa nộp tiền "bảo kê” và H. đe dọa: "Được rồi. Mày không đóng tiền thì phải trả giá”.

Ba ngày sau, khoảng 6 giờ 30 ngày 26.10, bà Hoa đi xe đạp vừa đến đường Thăng Long thì bất ngờ bị 2 thanh niên đi xe gắn máy cầm cây đánh vào tay trái khiến bà ngã xuống đường bị thương. "Từ trước đến nay tôi không thù oán với ai cả. Chỉ có H. thù oán tôi. Hắn không ra tay mà mướn người khác đánh tôi, đúng như lời cảnh báo của hắn trước đó” – bà Hoa nói trong sợ hãi.

Lãnh địa bất khả xâm phạm

Mặc dù đây là lề đường công cộng, nhưng H. tự đứng ra tuyên bố chiếm khu vực này bằng luật rừng. Mỗi khi người bán hàng rong nào xuất hiện tại đây đều bị đàn em của H. đuổi đánh. Đầu tháng 9.2011, một người đàn ông trạc 50 tuổi đi xe gắn máy, chở tủ bánh da lợn đi bán, ghé vào lề đường Phan Thúc Duyện ngồi nghỉ mát thì đàn em của H. đến đuổi đi. Người đàn ông chưa kịp đi thì đàn em của H. đạp xe ông ngã bể tủ kiếng, đổ bánh, rồi xông vào đánh.

Do bản năng tự vệ, ông này chụp được con dao cắt bánh đâm trúng người tên Tý (đàn em của H.) chảy máu. Hoảng sợ, ông bán bánh vứt xe lại hiện trường, bỏ trốn… Tuy nhiên, sau đó H. đã ép buộc những người buôn bán ở đây phải đóng 30.000 đồng/người để lo tiền thuốc men cho tên Tý. Tương tự, trước đó cũng do "xâm phạm” lãnh địa của H. buôn bán, bà Lan (bán bánh mì) đã bị đàn em của H. đánh gãy xương sườn; sau đó H. thu 100.000 đồng/người để bồi thường tiền thuốc cho bà Lan…

Để kiểm chứng lời tố cáo của bà Hoa, khoảng 14 giờ ngày 6.9, chúng tôi nhờ một người bán bánh mì đến khu vực này đứng bán, thì lập tức bị vợ của H. đến chửi bới đuổi đi, đòi đánh người này. Rất may, chúng tôi đóng giả vai người đi đường "thấy chuyện bất bình” đến can ngăn kịp thời. Thấy chúng tôi làm dữ, vợ của H. gọi điện "cầu cứu” y đến giải quyết. 5 phút sau, H. xuất hiện trên chiếc AirBlade mang biển số 54V9-545…; mặc áo sơ mi trắng, quần tây đen trông lịch sự nhưng mặt mày bặm trợn. Sau khi quan sát, H. nghi ngờ chúng tôi là công an nên bỏ đi. Trong suốt thời gian theo dõi ở đây, chúng tôi không thấy bất kỳ người bán hàng rong "lạ” nào dám bén mảng đến khu vực này bán.

Thu tiền giữa ban ngày

Sau khi tiếp nhận đơn phản ánh, PV Thanh Niên đã bí mật theo dõi thu thập thông tin, nhiều lần ghi hình lại cảnh đàn em của H. thu tiền của những người bán nước trên đường Phan Thúc Duyện công khai hằng ngày. Khó khăn lớn nhất đối với chúng tôi trong quá trình thu thập chứng cứ về hành vi trấn lột trên đường phố của H. và đám tay chân là không ai dám đứng ra tố cáo chúng vì sợ bị trả thù, ngoại trừ bà Hoa bị đẩy đến đường cùng.

Chiều 21.8, chúng tôi đóng vai khách vãng lai đến khu vực trên uống nước. Lúc này, có hàng chục quán bán nước giải khát san sát nhau, bày bàn ghế lấn chiếm trọn lề đường Phan Thúc Duyện, dài đến hàng trăm mét. Khách dạo công viên, sinh viên học sinh, công nhân viên văn phòng cũng có mặt tại đây ngồi ăn uống, nói chuyện rôm rả. Ngồi theo dõi được 1 giờ đồng hồ, lúc đó khoảng 16 giờ 40, một thanh niên tên Khoa (đàn em của H.), nói giọng Thanh Hóa, đi xe Wave mang biển số 36L9-771… màu xanh đen; cao, trắng, mặc áo thun đỏ, quần tây đen, chạy xe trên lề đường Phan Thúc Duyện (từ hướng Sân vận động Quân khu 7 về đường Trần Quốc Hoàn), cứ đến mỗi xe đẩy bán nước, chè, người này thu 10.000 đồng. Toàn bộ cảnh thu tiền của tên này đều bị chúng tôi ghi hình. Sau khi thu tiề̀n xong, người này đứng đếm tiền, rồi lên xe biến mất.

Công khai bảo kê trên đường phố
Các quán xá này là nơi cát cứ của H. – Ảnh: Đàm Huy 

Công khai bảo kê trên đường phố
Vợ của H. chửi bới, đòi đánh người bán bánh mì


H. đứng xa nắm tình hình để chỉ đạo đàn em

Công khai bảo kê trên đường phố
Đàn em của H. thu tiền của một người bán chè

Không dám tố cáo vì sợ bị trả thù 

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, những người buôn bán ở khu vực này hầu hết đều ở các tỉnh khác vào TP.HCM mưu sinh, kinh tế khó khăn; hằng ngày họ thu lợi chỉ vài chục ngàn đồng để kiếm sống qua ngày, nhưng vẫn bị băng của H. trấn lột thậm tệ. Mỗi tháng họ phải cống nạp cho băng nhóm của H. 600.000 đồng.

Điều đáng nói, hầu hết mọi người buôn bán ở đây đều khiếp sợ khi nghe nhắc đến băng nhóm của H. Qua điện thoại, khi nghe chúng tôi nhắc đến tên H., bà Ch. (quê Quảng Ngãi, bán chè nhiều năm ở đây, hiện về quê lo việc gia đình) luôn miệng nói xin đừng nhắc đến H. vì không muốn dính dáng gì đến tên này. Mặc dù bà Ch. có thừa nhận đóng tiền "bảo kê” 600.000 đồng/tháng cho H. nhiều năm nay, nhưng từ chối đứng ra viết đơn tố cáo, vì sợ bị trả thù.

Tương tự, khi chúng tôi liên lạc với bà L. (quê Quảng Ngãi, bán nước sâm) thì bà cũng xin đừng đưa bà vào rắc rối với chúng. "Tôi không biết, không nghe, không thấy gì hết” – bà L. tỏ ra kinh hãi khi nhắc đến băng nhóm của H. Bà Hoa bức xúc: "Tôi là người bị băng nhóm của H. đánh nhiều nhất. Nhiều lần tôi bị đánh ngất xỉu. Tôi có kêu cứu, nhưng mọi người buôn bán ở đây không ai dám vào can ngăn vì sợ bị chúng đánh luôn”.

Đàm Huy

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 707 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 456
Khách: 456
Thành Viên: 0