Mời
quý vị tiếp tục theo dõi cuộc trò chuyện giữa Trân Văn và bà Nguyễn Thị
Thơm – mẹ của nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy, về sự kiện Thúy và gia
đình được Công an Hà Giang tác động để từ chối luật sư.
Photo courtesy of vietnamnet.vn
Bị cáo Sầm Đức Xương trên đường đến tòa dự phiên xử mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 29/01/2010.
Ngoài sự kiện
này, vụ án vừa kể còn một số diễn biến đáng chú ý khác. Mời quý vị theo dõi tiếp
phần còn lại của cuộc trò chuyện về những diễn biến ấy…
Càng ngày
càng phức tạp
Trân Văn: Thưa chị, còn một vài
câu hỏi nữa, chị có đủ bình tĩnh để trả lời không ạ?
Người thì
bảo đàng nào con mình cũng mắc tội. Nếu mà làm ra thì khổ con mình. Bây giờ con
mình trong tay công an… Rất là nhiều lời khuyên.
Bà Nguyễn Thị Thơm
Bà Nguyễn
Thị Thơm:
…Anh cứ hỏi?
Trân Văn: Thưa chị cho đến nay,
vụ án mà con gái chị đang bị xem là bị can thì còn diễn biến gì nữa không?
Chúng tôi nghe rằng, có một cháu bé được xem như nhân chứng bị mất tích, chị có
biết tin này không ạ?
Bà Nguyễn
Thị Thơm: "Dạ
có. Cháu đấy cũng ở gần nhà em.”
Trân Văn: Bây giờ thì cháu đã về
nhà chưa? Gia đình cháu đã tìm được tung tích của cháu chưa?
Bà Nguyễn
Thị Thơm:
"Chưa anh ạ! Em chỉ biết hôm đấy là cháu đi học, đi ôn thi vào lớp 10 anh ạ!
Đi ôn thi về thì cháu lại gửi xe và cặp sách ở nhà một người bạn. Đi từ hôm ấy…
không nhầm thì đi từ hôm 26 đến hôm nay…”
Trân Văn: Và vẫn chưa có tung
tích gì cả?
Bà Nguyễn
Thị Thơm: "Vâng!
Hôm đấy thì các nhà báo đã báo cho cơ quan công an rồi nhưng mà vẫn chưa tìm thấy
cháu, chưa thấy cháu về. Em chỉ biết là chưa thấy cháu về thôi còn không biết
là như thế nào…”
Trân Văn: Thưa chị, sau khi diễn
ra phiên phúc thẩm, phía gia đình chị có được ai khuyên nhủ gì không? Có được
ai nhắc nhở gì không?
Bà Nguyễn
Thị Thơm: "Nếu
mà lời khuyên thì từ gần xa, bằng hình thức này, hình thức kia thì rất nhiều… lời
khuyên anh ạ!”
Trân Văn: Những lời khuyên đó nhắm
đến điều gì?
Bà Nguyễn
Thị Thơm: "Em
cũng không hiểu được… Người thì bảo là nên như thế này, người thì bảo nên như
thế kia. Nhiều người bảo con mình đã như thế rồi thì mình phải làm cho nó có sự
công bằng, phải đi đến cùng… Người thì bảo không nên làm như thế. Đàng nào con
mình cũng mắc tội. Nếu mà làm ra thì khổ con mình. Bây giờ con mình trong tay
công an… Rất là nhiều lời khuyên anh ạ!
Cô Nguyễn Thị Thanh Thúy trên đường đến tòa dự phiên xử vụ án vị hiệu
trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 29/01/2010.
Photo courtesy of vietnamnet.vn
Em cũng chỉ
muốn… Thật sự ra là con em lúc ấy cũng chỉ mới 15, 16 tuổi… Cháu chưa hiểu biết
gì. Nếu mà không có những người kia lôi kéo, dụ dỗ cháu thì cháu… cháu không phải
như thế! Trước thì anh biết đấy, cháu luôn luôn là một học sinh giỏi. Nói đến
cháu thì mọi người ai cũng biết cháu có sức học như thế nào… và cháu như thế
nào mọi người đều biết!.. Năm lớp 11, cháu bị sa ngã như thế thì không hiểu lý
do gì… Cháu học ở lớp chọn (lớp chuyên)…”
Trân Văn: Thưa chị, chị có nghe
những thông tin mới, liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch tỉnh Hà Giang
không?
Bà Nguyễn
Thị Thơm: "Dạ
có anh ạ!... Những tin đấy thì những người dân ở Hà Giang ai cũng quan tâm đến
sự kiện này… Anh cứ lên Hà Giang thì đến bất cứ chỗ nào cũng đều nghe những lời
bàn tán về mấy sự việc ấy!”
Trân Văn: Thưa chị, tôi được biết
là sau phiên phúc thẩm, gia đình có làm đơn bảo lãnh xin cho cháu được tại ngoại.
Cho đến nay, các cơ quan bảo vệ pháp luật có trả lời không? Họ đã có trả lời
chưa?
Lên thì
công an có nói là các chị đừng bao giờ nghĩ đến chuyện con các chị được tại ngoại.
Tội nó rành rành ra đấy rồi.
Bà Nguyễn Thị Thơm
Bà Nguyễn
Thị Thơm: "Dạ
không ạ! Không có một cơ quan nào trả lời cả. Lên thì công an có nói là các chị
đừng bao giờ nghĩ đến chuyện con các chị được tại ngoại. Tội nó rành rành ra đấy
rồi. Vâng, chỉ nói như thế chứ không có văn bản nào cả ạ!...”
Đảng như vậy
còn dân thì sao?
Có lẽ cũng cần nhắc lại rằng, lý do
chính khiến bản án sơ thẩm mà Tòa án huyện Vị Xuyên tuyên vào tháng 11
năm ngoái, bị Tòa án tỉnh Hà Giang tuyên hủy vào tháng 2 năm nay là do tiến
trình điều tra – truy tố - xét xử cùng vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng hình sự.
Và có lẽ phải nhắc thêm rằng, nếu không
có sự tham gia của luật sư trong tiến trình xét xử phúc thẩm, cả báo chí lẫn
công chúng sẽ không thể biết rằng, vụ án xảy ra tại trường trung học Việt
Lâm, huyện Vị Xuyên, có dính líu đến nhiều quan chức và doanh nhân ở Hà Giang.
Trong số này có cả chủ tịch tỉnh lẫn thân nhân của giám đốc công an tỉnh.
Giống như nhiều quốc gia văn minh khác,
Việt Nam thiết lập định chế luật sư, xem đó như một phương tiện cần thiết để mọi
công dân có thể sử dụng, nhằm bảo vệ các quyền hợp pháp và những lợi ích chính
đáng của họ. Ngoài ra, Việt Nam vẫn tuyên bố việc chấp nhận tranh tụng trong tiến
trình tố tụng để công việc xét xử khách quan và công minh hơn, đồng thời để hạn
chế tối đa oan, sai.
Các bị cáo trên đường đến tòa dự phiên xử vụ án vị hiệu trưởng Sầm Đức
Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 29/01/2010. Photo courtesy of
vietnamnet.vn
Nếu "mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật” thì tại sao những điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán của huyện
Vị Xuyên đã "vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự”không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự? Đây có phải là lý do chính khiến các điều tra viên của Công an tỉnh
Hà Giang tích cực khuyến dụ, gây áp lực để bị can và gia đình của họ từ chối luật
sư?
Chưa thể biết các vụ tai tiếng liên quan
đến ông Nguyễn Trường Tô và ông Nguyễn Bình Vận sẽ kết thúc thế nào. Kết cục đó
có thể sẽ như ông Nguyễn Trường Tô từng tuyên bố với chúng tôi: Có lẽ
theo tôi nghĩ là trước đại hội thôi. Nếu mà chuẩn bị sắp xếp đại hội xong thì mọi
việc có khi nó lại, lại trở lại bình thường. Trả lại tên cho… (cười). Nói thế
chắc anh hiểu…
Nhiều người hiểu điều ông Tô không nói.
Ông Tô hiện vẫn tại vị. Theo tờ Tuổi Trẻ, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 15 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang, diễn ra hôm 12 tháng 7, ông Nguyễn Trường Tô
đã lên tiếng cảnh báo về tệ nạn bắt cóc trẻ em và phụ nữ, buôn bán phụ nữ tại
Hà Giang.
Có thể sau Đại hội Đảng, ông Nguyễn Trường
Tô và ông Nguyễn Bình Vận tiếp tục "đoàn kết, nhất trí để xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh” nhưng còn số phận của những công dân như Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị
Thanh Thúy thì sao?