Sáng
sớm ngày 24 tháng 1, hơn năm ngàn người Việt Nam tại Orange County,
California và vùng phụ cận, đã tập trung tại Mile Square Park, để tham
dự cuộc đi bộ lên án các hành vi đàn áp tôn giáo của chính quyền VN.
Photo RFA/Hà Giang
Hàng ngàn người tham dự cuộc đi bộ vì Tự do Tôn Giáo cho Việt Nam.
Mọi thành phần
Người
ta cho rằng sau buổi sáng Chủ Nhật ngày 24 tháng Giêng vừa qua, có lẽ Mile
Square Park, tiếng Việt Nam là "Công Viên Một Dặm”, tọa lạc trên thửa đất tròn
một dặm vuông, ở thành phố Fountain Valley, gần khu Little Sài Gòn, đã đột
nhiên trở thành cái tên được nhiều người trên thế giới biết đến.
Lý
do là vì sáng sớm hôm ấy hàng chục ngàn đồng hương Việt Nam, thuộc đủ mọi thành
phần, mọi tôn giáo, mọi lứa tuổi, đã ùn ùn kéo đến đây, mang theo cờ quạt, biểu
ngữ, và băng rôn của tổ chức mình.
Chúng
ta có mặt ở đây ngày hôm nay để lên tiếng dùm cho những đồng bào của chúng ta
đang bị áp bức ở quê nhà, không thể lên tiếng cho chính họ.
LM
Nguyễn Uy Sỹ.
Họ
đến để đáp lời kêu gọi của Liên Minh Vietnamese Community Actions for Human
Rights, gồm đại diện của hơn 30 tổ chức khác nhau.
Họ
đến để tham dự cuộc đi bộ biểu tình đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền
cho Việt Nam.
Và
để hỗ trợ họ, là sự có mặt đầy đủ của các cơ quan truyền thông Việt, Mỹ, nhiều
đài đã cho trực tiếp truyền thanh hoặc truyền hình một sự kiện rất nổi bật
trong cộng đồng.
Gửi
lời chào mừng đến cử tọa, linh mục Nguyễn Uy Sỹ, giám đốc Trung Tâm Công Giáo
giáo phận Orange, tóm tắt lý do của buổi xuống đường:
Các vị dân cử Việt Mỹ và đại diện các tôn giáo trước giờ khởi hành. Photo Phương Nam.
"Chúng ta có mặt ở đây ngày hôm nay
để lên tiếng dùm cho những đồng bào của chúng ta đang bị áp bức ở quê nhà,
không thể lên tiếng cho chính họ. Sự có mặt của chúng ta ngày hôm nay, nói lên
cho đồng bào của chúng ta biết rằng, họ không bao giờ bị bỏ quên, và để gây sự
chú ý của thế giới, để những sự bưng bít của cộng sản không thể thực hiện được.
Họ có thể bưng bít ở quê nhà, nhưng không bưng bít được ở các đất nước tự do.
Chúng ta sẽ lên tiếng dùm cho đồng bào của chúng ta. Cộng sản Việt Nam càng
điên cuồng, chúng ta sẽ càng lớn tiếng”
Trong
khi chờ đợi giờ khởi hành, mọi người nối đuôi nhau ký tên để thỉnh cầu quốc hội
Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, tức danh sách của những quốc gia cần
phải được quan tâm đặc biệt vì vi phạm tư do tôn giáo.
Chúng
ta phải góp phần cầu nguyện, góp lên một tiếng nói dũng cảm, để người không còn
đánh đập người trên quê hương Việt Nam, để dân tộc Việt Nam có một ngày mai tươi
sáng và tự do.
BS
Trần Việt Cường.
Bác
Sĩ Trần Việt Cường, cố vấn cho tổ chức Giới Trẻ Công Giáo vừa lần lượt chỉ tay
vào các tấm hình được phóng lớn do các thanh thiếu niên trẻ mang lên sân khấu,
vừa dẫn giải:
"Và đây là hình ảnh tàn nhẫn không
thể tưởng tượng của Nguyễn Hữu Vinh bị đánh đập tàn nhẫn tại ty công an, đây là
hình ảnh của cư sĩ Nguyễn Văn Tặng bị đánh ngất xỉu mấy tiếng đồng hồ chưa tỉnh
dậy, và đây là hình ảnh của những người dân quê Việt Nam đang bị tra tấn, bị cô
lập. Chúng ta phải góp phần cầu nguyện, góp lên một tiếng nói dũng cảm, để người
không còn đánh đập người trên quê hương Việt Nam, để dân tộc Việt Nam có một
ngày mai tươi sáng và tự do.”
Mục
sư Trần Thanh Vân, chủ tịch điều hợp Hội Đồng Liên Tôn VN hải ngoại phát biểu:"Chúng tôi đến đây để nói với đồng
bào, để nói với các đồng bào trên thế giới rằng, hiện nay ở Việt Nam không có tự
do tôn giáo, hiện nay ở Việt Nam không có nhân quyền, mặc dù rằng chủ tịch nước
CHXHCNVN, ông Thủ Tướng vẫn rêu rao rằng nước Việt Nam có tự do tôn giáo. Chúng
tôi muốn nói với tất cả quý vị biết rằng, ở tại Việt Nam không có những điều
đó. Khi những người lãnh đạo đất nước Việt Nam nói những điều đó. Những điều đó
là những điều dối trá!”
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Đức Mẹ La Vang. Photo RFA/Hà Giang.
"Được nói”
Em
John Trần, khoảng 18 tuổi đến từ Torrance, cho biết:
"Em muốn support the Vietnamese
community ở Hoa Kỳ để stand up for human rights. Pretty much ở Việt Nam bị đàn
áp công giáo, but I think it’s more about the right to have a religion, freedom
of religion, and I think they are lacking human rights”
Tạm
dịch: "Em muốn ủng hộ cộng đồng Việt Nam ở
Hoa Kỳ để tranh đấu vì quyền
con người. Tại Việt Nam người công giáo bị đàn áp khá nhiều,
nhưng em nghĩ đây là quyền để có một tôn giáo, tự do tôn giáo, và em nghĩ rằng
họ đang thiếu nhân quyền.”
Một
bà cụ đứng tần ngần xem những bức hình bê bết máu của các nạn nhân bị hành hung
tại Đồng Chiêm được triển lãm ở một góc của khán đài, cho tâm sự:
"Tôi đi tôi ủng hộ phản đối lại việc
mà cộng sản đàn áp tôn giáo bên Việt Nam. Độc ác quá, độc ác, hành hạ những người
mà chống lại chính quyền, độc ác, không thể tưởng tượng được, thành ra thấy bức
xúc quá!”
Người tham dự cuộc đi bộ xuống đường xem triển lãm tại khán đài trong khi chờ đợi giờ khởi hành. Photo RFA/Hà Giang.
Mới
đến đây từ Việt Nam, em Minh, khoảng 15 tuổi, cho biết em đến vì tò mò. Em tỏ
ra ngạc nhiên là thấy tụ tập đông người quá, và nhất là thấy người ta được "cho
phép nói”:
"Em tên là Minh, hôm nay em ở đây bởi
vì mấy người Việt Nam không có freedom (tự do), người ta không có freedom, và
bên này có thì em mới tới em coi. Hôm nay em cũng không định tới, nhưng mà bố
em bảo tới cứ để coi xem có sao không. Em tưởng chỗ này cũng ít lắm, thì ra nhiều
người, và người ta cũng cho nói. Thì em ở lại.”
Người
ta đã nói gì?
Trước
phút khởi hành cuộc đi bộ, Dân biểu Trần Thái Văn hướng dẫn các thanh niên trẻ
la vang trời những khẩu hiệu trong sự ủng hộ của gần mười ngàn người:
"Freedom for Việt Nam! Human Rights
for Việt Nam! Democracy for Việt Nam!”
Và
như thế với hàng chục ngàn bước chân, với những khẩu hiệu, biểu ngữ, cộng đồng
người Việt Nam hải ngoại đã lên tiếng để phản đối những đàn áp tôn giáo đã xảy
ra ở Đồng Chiêm,ở chùa Linh Phổ, ở Tam
Tòa, Bát Nhã, và bao nhiêu biến cố khác nữa.
Người
ta tự hỏi rồi tiếng nói khẩn thiết của họ liệu có rơi vào hư không?