BBC
Cuộc
gặp giữa nhóm nhân sỹ trí thức yêu cầu cung cấp thông tin về
quan hệ với Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Việt Nam, dự tính
diễn ra vào lúc 9 giờ sáng thứ Tư 13/07, đã không thành.
Thiếu
tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một trong số 18 nhân sỹ trí thức
hàng đầu Việt Nam ký tên trong kiến nghị yêu cầu 'cung cấp
thông tin liên quan đến quan hệ với Trung Quốc', nói với BBC từ
Hà Nội rằng chỉ có một mình ông có mặt trong cuộc gặp, "nên
tôi không nghe và ra về".
Đáp lại
kiến nghị của các nhân sỹ trí thức về thông tin cuộc gặp
giữa Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và đồng nhiệm Trung
Quốc hôm 25/06, Bộ Ngoại giao đã sắp xếp cuộc gặp vào sáng
thứ Tư.
Tuy nhiên, chỉ có ông Nguyễn
Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh, là nhận được
lời mời qua điện thoại và được Bộ Ngoại giao điều xe tới nhà
riêng đón vào lúc 8:30 sáng.
Những người còn lại được chuyển lời hẹn gặp qua đại diện nhóm là luật sư Trần Vũ Hải.
Tiến
sỹ Nguyễn Quang A cho hay ông cùng 7-8 người khác đã có mặt
tại một quán cà phê đối diện Bộ Ngoại Giao trên phố Tôn Thất
Đàm từ đầu giờ sáng để chờ lời mời sang làm việc.
"Thế nhưng họ không mời một cách đàng hoàng, nên tất cả đã quyết định bỏ về."
Trong
số các nhân sỹ chờ đợi trong quán cà phê, ngoài Luật sư Hải
và Tiến sỹ Quang A, có Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi,
Giáo sư Phạm Duy Hiển, Nhà văn Trần Nhương, Nhà văn Phạm Xuân Nguyên
và Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện.
'Công dân có quyền chất vấn'
Kiến
nghị yêu cầu cung cấp thông tin của các nhân sỹ trí thức được
ký ngày 02/07 và được chuyển tới Bộ Ngoại giao hôm 04/07.
Cũng
những người này một tuần trước đó đã ký tên vào bản Tuyên
cáo về 'các hành động gây hấn của Trung Quốc' ở Biển Đông,
hiện được hàng nghìn người hưởng ứng.
Nói
về cuộc gặp bất thành sáng 13/07, Thiếu tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh giải thích: "Tôi ra về, vì không thể nghe thay cho cả 17
vị kia được".
Ý nguyện của các vị
nhân sỹ trí thức là được tiếp xúc với bản thân Thứ trưởng
Hồ Xuân Sơn, người đã có tiếp xúc và hội đàm trong tư cách
đặc phái viên của lãnh đạo cao cấp Việt Nam với Ủy viên Quốc
vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc và Thứ trưởng Ngoại giao Trung
Quốc Trương Chí Quân về vấn đề Biển Đông tại Bắc Kinh.
 Ông Nguyễn Trọng Vĩnh nói dân có quyền chất vấn chính quyền
Nhưng
người được Bộ Ngoại giao phân công tiếp họ vào sáng thứ Tư là
ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới.
Tướng
Vĩnh cho hay yêu cầu của các nhân sỹ ký tên trong kiến nghị
rất đơn giản: "Thứ nhất là họ có thể trả lời bằng văn bản".
"Thứ hai, nếu họ muốn mời gặp, thì mời tất cả chúng tôi. Còn thứ ba, họ có thể không trả lời."
Theo
ông Nguyễn Trọng Vĩnh, công dân hoàn toàn "có quyền chất vấn
chính quyền, có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước", bởi vậy
yêu cầu của các nhân sỹ trí thức là "chuyện hoàn toàn bình
thường".
Hiện chưa rõ nhóm nhân sỹ trí thức có tiếp tục theo đuổi kiến nghị của mình hay không.
Công khai minh bạch
Hôm
25/06, trong cuộc gặp với phía Trung Quốc của Thứ trưởng Hồ
Xuân Sơn, hai bên đã thống nhất đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký
kết "Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển giữa Việt Nam và Trung Quốc".
Kiến
nghị của các trí thức viết "theo các thông tin báo chí, chúng
tôi được biết" về các cuộc gặp trên, cũng như tường thuật của
Tân Hoa Xã (Trung Quốc) về hai cuộc gặp.
"Những thông tin trên chúng tôi không thấy đăng trên báo chí của Việt Nam."
Họ
yêu cầu Bộ Ngoại giao xác nhận tính chính xác của thông tin
mà Tân Hoa Xã đưa ra, nếu không đúng "yêu cầu phía Trung Quốc phải
cải chính và xin lỗi".
Họ cũng kiến
nghị bộ này giải thích quan điểm của Việt Nam về bức thư ngoại
giao của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi người đồng nhiệm Trung
Quốc năm 1958 về chủ quyền ở Biển Đông.
Bản
kiến nghị còn yêu cầu cung cấp "thông tin chi tiết (toàn văn) thỏa
thuận đã đạt được (nếu có) giữa ông Hồ Xuân Sơn và đại diện Trung Quốc"
hôm 25/06
|