Thứ Ba, 2024-11-05, 8:47 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Sáu » 7 » Dư âm cuộc phản đối TQ ở Asean
7:19 AM
Dư âm cuộc phản đối TQ ở Asean

Trong lúc dư âm của hai cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc chưa lắng với các câu hỏi cho nội tình Việt Nam, bình luận bên ngoài đã bắt đầu đánh giá ván cờ mới ở Đông Nam Á.

Lần đầu tiên, một quan chức quốc phòng cao cấp của Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói rằng để thành công, các nước Asean phải "đoàn kết" trong chủ đề Biển Đông.

Đó cũng là điều các nước trong bộ ba Việt Nam, Indonesia và Philippines đang cố gắng làm để ngăn ngừa kế hoạch kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc.

Nhưng thành công nhờ đoàn kết lại chính là điều khối dư luận người Việt trong và ngoài nước đã đạt được để có cuộc biểu tình hiếm có một cách hợp pháp tại Hà Nội và TPHCM hôm qua 5/6.

Tuy thế, cũng chưa rõ sự hội tụ của các nhóm vận động dư luận khác nhau, gồm cả những trí thức trong và ngoài hệ thống của Nhà nước Việt Nam, giới trẻ nhiệt huyết và cả một số hội đoàn ủng hộ dân chủ và phản đối Đảng Cộng sản qua khẩu hiệu chống Trung Quốc, sẽ kéo dài được bao lâu.

Điều quan trọng là không rõ làn sóng vận động dư luận này có lan sang các chủ đề khác hay chỉ gói gọn ở phạm vi được bật đèn xanh là "Trung Quốc, biển, đảo và lãnh thổ"?

Ba kiểu khác nhau

Còn với bên ngoài, sự kiện hội nghị Shangri-La và hai cuộc biểu tình ở Việt Nam sẽ còn đặt ra nhiều câu hỏi cho báo chí.

Như bình luận của Austin Ramzy hôm nay 6/6 trên trang Time, giới quân sự Trung Quốc qua lời Tướng Lương Quang Liệt khi đến dự họp ở Singapore, cũng "cố gắng trấn an các nước láng giềng".

Và thông điệp đó còn được Trung Quốc muốn gửi tới Hoa Kỳ chứ không chỉ Asean.

Ông Austin Ramzy nhắc rằng mới tháng trước, Tướng Trần Bính Đức của Trung Quốc đã đọc một bài diễn văn "đầy tính hòa bình" ở Washington, khẳng định Bắc Kinh không hề có tham vọng thách thức Hoa Kỳ.

Giới trẻ Việt Nam tuần hành phản đối Trung Quốc tại Sài Gòn

Có thể cũng vì thế mà Bộ trưởng Robert Gates yên tâm đến Singapore tuần qua để gặp đối tác Trung Quốc trong thái độ hạ nhiệt ở Biển Đông.

Hoa Kỳ cũng biết rằng sau khi tuyên bố có "quyền lợi cốt lõi" trong an ninh hàng hải Đông Nam Á, họ cũng không thể làm nhiều hơn với cục diện Asean bản thân chưa đoàn kết toàn bộ - như mong muốn của Tướng Nguyễn Chí Vịnh - trước sức mạnh Trung Quốc.

Vì đứng trước Trung Quốc, chỉ có ba nước Indonesia, Philippines và Việt Nam và kiên quyết lên tiếng hơn cả.

Trang Nation/Asia News ở Thái Lan cũng hôm nay 6/6 có bài cho rằng bên cạnh Việt Nam, có Philippines là nước gần đây nhất cử phi cơ ra đuổi tàu Trung Quốc sau một vụ họ cho là "xâm phạm" của phía Trung Quốc tại vùng Trường Sa.

Các nước Thái Lan, Singapore và Malaysia vì các lý do khác nhau đang đắn đo và muốn kiếm lợi hơn là làm tổn hại quan hệ với Trung Quốc.

Ba nước Campuchia, Lào và Miến Điện thì bị bài báo này coi là gần gũi và chịu ảnh hưởng mạnh của Trung Quốc.

Chính quyền Miến Điện được sự ủng hộ mật thiết từ chính giới tại Bắc Kinh trong bối cảnh bị Phương Tây cô lập.

Tại Lào, các dự án không lồ về cơ sở hạ tầng đều do Trung Quốc chi tiền và một cộng đồng di dân Trung Quốc ở đây đang ngày càng lớn mạnh.

Thủ tướng Hun Sen của Campuchia thì đã làm thân với Trung Quốc ngay sau khi Campuchia vào Asean.

Quan hệ quốc phòng của Phnom Penh với Bắc Kinh cũng khá mật thiết.

Nhưng công bằng mà nói, ba nước này không hề có liên hệ gì đến cuộc tranh chấp ngoài Biển Đông nên Hà Nội, Jakarta và Manila khó mong họ ủng hộ mình.

Trong các nước có tranh chấp biển, thái độ của Malaysia hiện bị cho là muốn kiếm lợi bằng cách làm thân với Trung Quốc, theo bài báo.

Đặc biệt, Malaysia hiện đang có các dự án riêng để cùng Trung Quốc khai thác khí đốt ở Biển Đông, theo như tin tức của hãng Bernama từ Kuala Lumpur thời gian qua.

Philippines đã phản đối mạnh mẽ vụ họ cho là Trung Quốc "xâm phạm" tại Trường Sa

Đều cần thận trọng

Nhưng bài báo trên The Nation/Asia News còn nhắc đến lý do vì sao cả ba nước Malaysia, Singapore và Thái Lan đều không thể quá làm căng với Trung Quốc.

Không thể Singapore có đa số dân gốc Hoa, tại Thái Lan và Malaysia, cộng đồng gốc Hoa có vị trí quan trọng trong kinh tế và tác động đến chính giới, khiến ảnh hưởng của Trung Quốc là không thể bỏ qua.

Ngược lại, Trung Quốc cũng không thể quá tự tin trong việc tác động đến các nước Asean chịu ảnh hưởng của họ.

Tại chính Malaysia, Thủ tướng Najib Razak đang đồng thời mạnh mẽ kết nối với Hoa Kỳ, và chính nhờ sự tự tin đến từ quan hệ đó, ông đang "chơi lá bài Trung Quốc - Mỹ" rất tốt.

Lãnh đạo Singapore từ lâu nay tự cho mình vai trò là người diễn giải các vấn đề của Trung Quốc cho toàn thế giới.

Nhưng với Trung Quốc lớn mạnh trên toàn cầu, vai trò đó đã giảm dần đi và Singapore luôn biết sức mạnh của họ đến từ tính thực tiễn chứ không phải là nhờ đứng hẳn về bên nào.

Ngay cả với Miến Điện, nước từng có vấn đề do các nhóm phiến quân gốc Hoa gây ra, lãnh đạo Miến sẽ tìm cách đa dạng hóa quan hệ để giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Bài báo cũng cho rằng trong quan hệ Trung Quốc - Asean, vai trò điều hòa của Indonesia hiện rất quan trọng.

Là nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới, tiếng nói của Jakarta ngày càng có uy tín trên toàn cầu.

Chính thái độ ôn hòa của lãnh đạo Indonesia sẽ quyết định việc thế giới bên ngoài đánh giá Trung Quốc ra sao.

Năm tới là năm Campuchia sẽ làm chủ tịch Asean và sẽ đóng một vai trò "tế nhị" trong việc điều khiển hướng đi của quan hệ Trung Quốc với Asean.

Trong lúc Asean không ngừng cân nhắc những bước đi của mình, sẽ không có gì lạ khi Hoa Kỳ vẫn giữ tiếng nói "điều hòa" trong cả khu vực, và đây cũng là điều các nước trong vùng mong Washington tiếp tục làm.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Gates tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La tháng 6/2011 ở Singapore

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 605 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 541
Khách: 541
Thành Viên: 0