Thứ Sáu, 2024-04-19, 6:44 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Ba » 27 » ĐẢNG CỘNG SẢN KHÔNG PHẢI CỦA DÂN
9:15 AM
ĐẢNG CỘNG SẢN KHÔNG PHẢI CỦA DÂN

Phạm Trần



Đọc diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 12 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản ngày 22/3 (2010) của Tổng Bí thư  Nông Đức Mạnh, rồi đem những điều Mạnh nói so với  những gì đang xảy ra trong đời sống và tình hình đất nước thì mọi người sẽ tìm ra kết luận: cái đảng này không phải là của dân.

Theo lời Mạnh, Hội nghị Trung ương lần này sẽ thảo luận và thông qua 3 nhóm văn kiện để trình cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, dự kiến tổ chức vào tháng 1/2011 gồm:

1- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020; Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng;


- Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.


2- Thảo luận về Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI


3- Quyết định về số lượng và định hướng phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; và một số vấn đề khác.”


Mạnh nói : "Hội nghị Trung ương lần này có nhiệm vụ thảo luận các dự thảo văn kiện trình Đại hội XI của Đảng để công bố lấy ý kiến đóng góp của đại hội đảng bộ các cấp và ý kiến của nhân dân.  Đây là một khâu rất quan trọng trong xây dựng Đảng về chính trị - vấn đề cốt tử của Đảng và là nhiệm vụ hàng đầu trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng.

Bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, xây dựng Báo cáo chính trị là những nội dung thuộc đường lối chính trị của Đảng với yêu cầu cốt lõi là xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của cách mạng nước ta trong cả một thời kỳ dài và trong từng giai đoạn nhất định.


Đường lối chính trị đó phải thể hiện đúng bản chất của Đảng và là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ, động viên quần chúng làm cách mạng. Đây thực sự là vấn đề quyết định vận mệnh của Đảng và của dân tộc. Quá trình xây dựng đường lối chính trị của Đảng phải phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, trước hết là của Ban Chấp hành Trung ương.”


Mạnh cũng cho biết thêm rằng : "Đây là những văn kiện đã được bổ sung, chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp của Trung ương, các đồng chí nguyên là lãnh đạo của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ, của cán bộ chủ chốt các tỉnh ủy, thành ủy, của một số cán bộ lãnh đạo và quản lý lâu năm trong các lĩnh vực và của một số nhà khoa học trong Hội đồng Lý luận Trung ương và trong các chương trình khoa học cấp Nhà nước.”

Tuy nhiên, Mạnh tiết lộ : "Nhiều nội dung văn kiện đã đạt được sự nhất trí cao, song cũng còn một số ý kiến cần được Hội nghị chúng ta nghiên cứu, thảo luận để tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh….Đối với dự thảo Cương lĩnh ( bổ sung, phát triển năm 2011) và dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020, do đã được thảo luận qua 2 kỳ Hội nghị Trung ương, nên ý kiến khác nhau không nhiều, nhưng lại rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự thống nhất cao.”

Những yêu cầu và tiết lộ của Mạnh đã đặt ra 2 nghi vấn then chốt:

1) Liệu những ý kiến của "đại hội đảng bộ các cấp và ý kiến của nhân dân” có được đảng tôn trọng và chấp nhận không? Bởi vì kinh nghiệm lần lấy ý kiến, lần đầu tiên trong kỳ Tổ chức Hội nghị đảng X năm 2006, tuy om xòm, nhưng cuối cùng Bộ Chính trị đã vứt vào sọt rác tất cả những ý kiến  đóng góp, kể cả nhưng đóng góp rất chân thành và hữu ích  của các vị được gọi là "lão thành Cách mạng”. Đo đó khi nghe Nông Đức Mạnh lại rao bán món hàng cũ rích là đem các Văn kiện chuẩn bị Đại hội XI lấy ý kiến nhân dân và  các cấp đảng địa phương, cơ sở thì mọi người phải nghi ngờ cái trò "dân chủ gỉa hiệu và bôi bác” này của đảng.

2)Đối với "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, hay còn được gọi bằng cái tên ngắn là "Cương lĩnh năm 1991” cho dễ nhớ vì nó ra đời năm 1991 tại Đại hội Đảng kỳ VII đưa Đỗ Mười lên làm Tổng Bí thư thay Nguyễn Văn Linh thì xem ra còn nhiều bất đồng ý, mặc dù Ban Chấp hành Trưng ương đã họp và thảo luận 2 lần trong năm 2009 mà vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về 2 vân đề  chính.

Đó là :

1) Tại sao đảng cứ mãi muốn duy trì chủ nghĩa Cộng sản, và nhằm mục đích gì? Bởi vì nếu Chủ nghĩa Cộng sản tốt đẹp thì tại sao nhân dân các nước Cộng sản Đông Âu và Liên Bang Sô Viết đã tự ý đứng lên xóa bỏ các Chính phủ Cộng sản từ 1989 đến 1991?

2) Chủ trương kinh tế được những người CSVN gọi là "Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”  đã và đang bị chỉ trích là mơ hồ, phản khoa học vì nó mâu thuẫn với đường lối kinh tế bao cấp, trung ương tập quyền của Chủ nghĩa Xã hội. Do đó nếu nói là "theo định hướng xã hội chủ nghĩa ” thì "chủ nghĩa xã hội” nào?

3) Người CSVN vẫn tự bào chữa cho chủ trương làm kinh tế mở cửa nửa vời của họ là mới trong giai đọan thăm dò để "qúa độ lên xã hội chủ nghĩa” cho nên nếu chưa thành công hay thất bại là  vì từ trước đến nay chưa có nước nào làm như thế hay  "chưa có tiền lệ”!

Thật ra thì chủ trương kiểm soát kinh tế hay  nhà nước phải qủan lý tất cả là do đảng không muốn  ai chia phần với mình, nếu để cho tự do cạnh tranh có công bằng và minh bạch theo luật pháp thì làm gì có chuyện hàng trăm Doanh nghiệp Nhà nước dù  đã bị thua lỗ mà vẫn tồn tại ? Làm gì có tình trạng tham nhũng, thối nát trong các cấp cao như núi ?

Do đó mới có chuyện  mà Mạnh bảo : dù "đã được thảo luận qua 2 kỳ Hội nghị Trung ương, nên ý kiến khác nhau không nhiều, nhưng lại rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự thống nhất cao” đối với  vấn đề bổ sung Cương lĩnh năm 1991.

Tuy nhiên, căn cứ vào lời tuyên bố của Mạnh trong ngày khai mạc (22/3/2010) thì viễn ảnh một nước Việt Nam từ bỏ Chủ nghĩa Cộng sản vẫn còn xa vời.

Mạnh nói : "Tại Hội nghị lần này, chúng ta sẽ đi sâu thảo luận Báo cáo Tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khóa X và xem xét, quyết nghị những nội dung đề nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng để lấy ý kiến đại hội các cấp trước khi trình Đại hội XI của Đảng. Đây là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng Đảng về tổ chức. Trong quá trình nghiên cứu, thảo luận vấn đề này, chúng ta phải quán triệt và vận dụng đúng đắn các quan điểm chỉ đạo, kiên định các nguyên tắc cơ bản về Đảng và xây dựng Đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.”

Như thế thì rõ ràng Nông Đức Mạnh và những phần tử bảo thủ, cực đoan trong đảng vẫn còn cố bám trụ để phản dân chủ, độc tài, độc đảng và không thèm biết đến nhu cầu khẩn trường của người dân bây giờ là  dân chủ và tự do để có cơm no, áo ấm, được tự do học hành, ăn nói, thờ phượng mà không sợ bị dòm ngó hay bỏ tù ?

Kinh nghiệm hậu Cộng sản tại Nga, các nước Đông Âu và Liên bang Xô Viết đã chứng minh  : chỉ có dân chủ và tự do thật sự mới đem lại cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho người dân. Do đó, chừng nào đảng CSVN còn độc tài, còn chà đạp lên Hiến pháp và Luật pháp do chính mình làm ra thì  đại đa số nhân dân vẫn còn là một lũ nô lệ và suốt đời cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.

Chỉ có một thiểu số lãnh đạo và những kẻ chịu cúi đầu làm tay sai cho chế độ mới  được hưởng mọi thứ mà đa số người dân chỉ dám mơ ước từ đời này qua đời khác. Tình trạng cán bộ, đảng viên có quyền không làm theo luật và không ai dám buộc họ phải tuân thủ những điều  trong Hiến pháp không còn là chuyện hiếm hoi trong guồng máy cai trị hiện nay.

Ngay đến thành phần có chức, có quyền trong đảng cũng đã vô cảm trước  những nỗi thống khổ của người dân và còn mù quáng không nhìn thấy đe dọa xâm lăng chiếm lãnh thổ của Trung Quốc đang diễn ra ngay trên  đất liền và ngòai Biển Đông.

Như thế thì đảng CSVN có còn tư cách gì để nhận mình là đảng của nhân dân, do dân và vì  dân?

Phạm Trần
(03/010)
Category: Chính trị | Views: 467 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0