Bảo Giang
Nhiều người cho rằng, phải
lật đổ sợ hãi, tạo thế và sức mạnh để tiêu diệt cộng sản. Tôi không nghĩ
thế. Trái lại, tôi cho rằng: Nếu không tạo đưọc niềm tin trong chính
lòng mình, cũng không tạo được niềm tin cho những người đồng hành thì
đừng nói đến cuộc tranh đấu. Đừng nói đến việc lật đổ sợ hãi. Đừng nói
đến việc tạo ra sức mạnh. Đừng nói đến chuyện lật đổ và tiêu diệt bọn
bạo tàn Việt cộng. Tóm lại, không có niềm tin, đừng mơ tưởng đến việc
thành công. Kể cả trong trường hợp tự giết nhau như Boris Yeltsin đã
làm, cũng không có ngoại lệ.
Tại sao lại phải dựng lại niềm tin
cho mình và cho người đồng hành?
Tại vì, không có niềm tin,
không thể trấn áp được sự sợ hãi, không thể tạo ra sự liên kết, không
thể tạo ra được sức mạnh, không thể tạo ra dược hành động! Không có hành
động, không thể có thành công!
Thật vậy, lịch sử từ ngàn xưa đã
chứng minh một cách rất rõ ràng rằng niềm tin chính là sức mạnh, khơi
nguồn cho tất cả mọi cơ nguyên, mọi cơ cấu tồn sinh và phát triển. Sự
phát triển này có mặt ở trong tất cả mọi lãnh vực từ chính trị, xã hội,
kinh tế đến khoa học, kỹ thuật. Không có một lãnh vực nào mà không cần
có niềm tin để dẫn đường. Đời sống của tôn giáo cũng không có ngoại lệ.
Hơn thế, niềm tin để bảo vệ sự thật và phát triển tôn giáo còn mạnh hơn
cả sự chết và nó có sức mạnh làm đổi thay cả bộ mặt của địa cầu.
ĐGH John Paul II và Lech Walesa
Từ
đâu, tôn giáo lại có thể tạo cho con ngưòi sức mạnh lớn lao để phát
triển, và làm thăng tiến bộ mặt thế giới như hôm nay? Câu trả lời ngắn
gọn và chính xác nhất tôi nghĩ rằng: Bởi vì họ có niềm tin tuyệt đối vào
Đấng mà họ gọi là Đường là Chân Lý và là Sự Sống. Và chính hướng đi,
Chân Thiện Mỹ này đã làm cho cuộc sống của họ và thế giới ngày thêm đổi
mới và tuơi đẹp hơn. Và chínnh lý tưởng này đã giúp họ không sợ hãi
trước những cuộc bách hại. Điển hình, Đức Giáo Hoàng John Paul II, đủ là
minh chứng cho sự kiện phải dựng lại niềm tin qua lời của ngài, Đừng Sợ
Hãi, để người Ba Lan nhờ vào đó mà quật ngã con quái vật cộng sản trên
đất nước này.
Ở Việt Nam ta cũng thế, những lương tướng anh tài
của non sông cũng là những người đã tạo cho mình và cho dân chúng một
niềm tin tuyệt đối để có thể thắng quân thù trong suốt dòng lịch sử dân
tộc Việt như: Đức Trần Hưng Đạo, Vua Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền hay
Vua Quang Trung và gần đây những cuộc tập hợp của giáo dân ở TKS, Thái
Hà, Tam Tòa… đã là những điển hình chứng minh sức mạnh của nềm tin.
Nếu so sánh về lực lượng, ta nhỏ bé hơn Tàu, kỹ thuật thua hẳn Tây. Nhưng
vì có niềm tin và ý chí tự thắng của người Việt Nam, ta đã gạt bỏ mọi sợ
hãi. Mở cuộc tấn công và đã chấm dứt cảnh nô lệ Tàu và nô lệ Tây!
Chỉ
tiếc rằng, công lao kháng chiến của toàn dân đã bị Hồ
Chí Minh và tập
đoàn cộng sản cướp đoạt và phản bội. Phản bội bằng cách thiết lập một
chế độ độc tài toàn trị với chủ trương phục vụ cho quyền lợi của cộng
sản quốc tế. Từ đó, chúng phá bỏ và tiêu diệt nền luân lý đạo đức của xã
hội. chống chọi trực tiếp với tinh thần đại gia đình và niềm tin tôn
giáo, của Việt Nam. Và phản bội bằng cách cương quyết đẩy Việt Nam vào
hướng đi khốn cùng, ảo tưởng của cộng sản theo tinh thần của đại hội kỳ V
với nghị quyết vào tháng 6,1924 như sau:: "Điều mà chúng ta bắt
buộc các đảng Cộng Sản phải làm là tìm cách xử dụng các phần tử dân tộc
chống lại giai cấp tư sản. Các đảng Cộng Sản phải thúc đẩy các phần tử
bất mãn chống lại chế độ… Dĩ nhiên chúng ta không bao giờ chấp nhận các
phần tử dân tộc… Chúng ta chỉ lợi dụng sự bất mãn của họ để phục vụ cuộc
cách mạng vô sản.”
Theo nghị quyết này, mục tiêu Hồ Chí Minh
theo đuổi không còn là nền độc lập dân tộc nữa, nhưng là sự thành công
của đảng cộng sản ở bán đảo Đông Dương. Và kẻ thù của cộng sản không chỉ
là các guồng máy thực dân thống trị, mà là toàn thể nhân dân theo tinh
thần nhân bản chủ nghĩa.
Từ đó, dân tộc Việt Nam trong mắt Hồ
Chí Minh không còn là một tập thể đồng bào cùng chung huyết mạch con
rồng cháu tiên, không còn là phần tử bị thực dân áp bức, mà là một tập
thể dân tộc theo tư bản chủ nghĩa, kẻ thù không đội trời chung của cộng
sản. Nên từ đó, lực lượng dân tộc yêu nước đã liên tục bị Việt cộng
triệt hạ, bị tiêu hao vì không cùng chung mục tiêu với cộng sản. Nói
cách khác, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, đảng Cộng Sản đã trở thành
lực lượng bạo tàn chống lại những người yêu nước chống thực dân. Đơn
giản hơn là, khối dân tộc Việt Nam yêu nước bị coi là kẻ thù của cộng
sản nếu không đi theo chúng.
Rồi với chủ trương thủ đắc quyền độc
tài toàn trị, Hồ Chí Minh đã lập đề án cải cách ruộng đất ở miền bắc
với mục đích tiêu diệt hết những thành phần cơ bản của xã hội báng cách
phóng tay mở cuộc đấu tố trí phú địa hào. Việc làm này không vì dân tộc
nhưng vì lời ích của đảng cộng sản. Nhưng mỉa mai thay, bản thân Hồ Chí
Minh cũng chỉ là con chốt thí, không có tư cách làm chuyện này. Nhưng y
phải viết thư xin Stalin phê chuẩn cho đê án của y vào ngày 31-10-1952.
Hồ viết: "Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải
cách ruộng đất của Ðảng Lao Động Việt Nam (tên của đảng cộng sản lúc
bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí
Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ
thị về đề án này”
Từ đó, dân tộc Việt Nam được coi là kẻ thù
của cộng sản và cuộc đấu tố, cải cách này đã nổ ra từ năm 1953, mà theo
Hồ Chí Minh đánh gía là cuộc cải cách long trời lở đất. Được gọi là long
trời lở đất vì Hồ Chí Minh đã giết hại hơn 170,000 người Việt Nam và tất
cả những tên trong tập đoàn sát thủ đều đạt đến đỉnh vinh quang, danh
vọng quyền lực tuyệt đối. Trong khi đó, về phía đồng bào, đi đến đâu
cũng chỉ thấy máu và nước mắt. Sự sợ hãi cộng sản thì đi vào tận tim óc,
vào máu của từng người, từng nhà. Nói cách khác, chính cuộc đấu tố mà
Hồ Chí Minh đánh giá là long trời lở đất này đã giết chết niềm tin, sức
sống của người Việt Nam đặt vào một vận hội mới sau khi thoát khỏi sự
bảo hộ của thực dân là sẽ có Độc Lập, Tự Do, Kết qủa, khi người Việt Nam
chưa thóat khỏi ách thực dân, còn đang hy vọng tìm lại được Độc Lập,
Dân Chủ thì ngay lập tức bị khóac lên cái ách tàn bạo, bất nhân khác là:
Không có Tự Do, không có Công Lý và không có Nhân Quyền, không có Dân
Chủ, không có Độc Lập do chính Hồ Chí Minh và tập đoàn cộng sản áp đặt.
Cũng
từ cuộc đấu tố tàn bạo này, niềm tin giữa con ngưòi với con người, giữa
con người với xóm thôn, với tôn giáo, với cư xử trong xã hội coi như bị
triệt tiêu. Rồi dưới sự chỉ đạo của cây mã tấu, trong lòng chế độ cộng
sản chỉ còn tồn tại duy nhất một sự kiện. Đó là sự gian dối, lừa đảo như
chính Trần Quốc Thuận phó chủ nhịệm văn phòng quốc hội khoá X, và
Nguyễn Khải, những công thần của chế độ ây đã công bố vào 10-2006 là: "Ngày nay người ta phải nói dối nhau mà sống… Nói dối lâu ngày thành thói
quen, thói quen dùng lâu ngày thành đạo đức, mà cái đạo đức ấy là rất
mất đạo đức, nhưng đó lại là đạo đức của cách mạng! (của Việt cộng)”.
Nguyễn Khải thì bảo: "Người ta nói dối lem lẻm, nói dối ở mọi nơi, mọi
chốn và mọi lúc”. Hay như chính bà Thủ tướng Đức, tiến sỹ Angela Merkel,
đã nhận định: "Cộng sản là một chế độ tạo ra gian dối!”
Như thế,
chế độ cộng sản là một chế độ được xây dựng trên cơ bản gian dối và bạo
ác. Ở đó, không có niềm tin và nhân bản, chỉ có bất tín và vô đạo. Ở đó
không có tự do và công lý, chỉ có bạo hành và đàn áp. Ở đó không có tự
chủ và sáng tạo, chỉ có nô lệ và áp bức.
Một chế độc có đầy đủ
những bản chất phi nhân, bất nghĩa vô đạo như thế sẽ không có cơ sở để
tồn tại. Tuy nhiên, muốn tiêu diệt nó, lại cũng không phải là một chuyện
dễ dàng gì. Bởi vì, sau những ngày tháng dùng bạo lực trong quyền lực,
cộng sản đã có khả năng làm biến dạng, làm thay đổi lòng người, mà một
trong những điều biến dạng quan trọng nhất ở trong từng cá nhân sống
trong lòng chế độ, hay bị ảnh hưởng bới chế độ ấy là đã nằm lòng việc
dối trá. Họ sống trong dối trá nên không biết mình đang dối trá. Nói
cách khác, sống dưới chế độ ấy, con người ta đã mất khả năng nói thật.
Bởi lẽ, khi nói ra sự thật thì chẳng có lợi gì cho bản thân và gia đình
mình, trái lại, chỉ rước lấy thảm hoạ từ chế độ mà thôi. Nên dù không
muốn, kết qủa của sự trao đổi vẫn là dối trá, là né tránh, lá phản bội.
Khi
không tìm ra được một câu nói thật, người trong gia đình không tin
tưởng nhau. Người có cùng chung một ước nguyện, ngồi bên nhau suốt đời
mà không dám nói ra cho nhau nghe ước nguyện của mình. Hỏi làm sao có sự
cảm thông và liên kết? Không có liên kết làm sao thành tổ chức, không
có tổ chức làm sao có sức mạnh để cùng đứng lên chung nhau thực hiện
điều mơ ước của mình? Ấy là chưa kể đến những tổ chức ma do Việt cộng
dựng lên để gài bắt những ngừơi cỏn lý tưởng và hoài bảo, để gây thêm
hoang mang ngộ nhận cho những người khác.
Theo đó, điều kiên tiên
quyết để có thể đối địch và đi đến việc tiêu diệt cộng sản là phải xây
dựng lại niềm tin cho chính mình và cho người đồng hành. Và muốn xây
dựng được niềm tin cho nhau, người ta cũng phải tựa vào những nguyên tắc
có sẵn là những điều kiện và hình mẫu của người tạo ra sức mạnh.
I.
Những điều kiện để tạo dựng niềm tin.
- Đi… đi, đi con, đi
đi con… mẹ dắt… nào… đi… đi…
Hãy nhìn một bà mẹ đưa một bàn tay
ra cho đúa con nắm chặt lấy. Còn một bàn tay khác, bà thỉnh thoảng đưa
ra phía trước đỡ lấy thân hình con, trong lúc đôi mắt bà âu yếm nhìn con
và không ngừng khuyến dục con, bước đi. Vậy mà đứa bé chỉ mở đôi mắt
thật lớn nhìn mẹ, và đứng bất đọng, chưa dám bước đi. Nhưng khi hai tay
em nắm chặt đuợc cả hai bàn tay của người mẹ. Em đã không còn sợ hãi.
Trái lại, mạnh dạn nâng cái bàn chân nặng nề hổng lên trên mặt đất và
bước đi… Thật là kỳ diệu!
Qua hình ảnh này, tôi nghĩ rằng, niềm
tin phải được xây dựng trên những điều kiện sau:
a. Tìm điểm
tựa chắc chắn, tự nhiên:
Vào lúc ấy, em bé chưa có đủ ý thức
để nhận biết người đang dang tay, tập cho em bước đi kia, là người mẹ
không hề phản bội của em, Nhưng trong đôi mắt của em, hình ảnh của bà là
một người rất gần gũi và thân thiêt với em. Như thế, dù chưa biết diễn
tả, nhưng trong lòng em đã có sẵn một sự tín thác nào đó vào bàn tay của
bà mẹ. Tuy thế, em vẫn chưa dám bước đi, khi chỉ mới nắm được một bàn
tay của bà. Điều đó cho thấy rằng, lòng tín thác vẫn chưa hòan chỉnh, nó
chưa đủ tạo nên sức mạnh. Nhưng ngay khi nắm được cả hai bàn tay của
bà. Em mạnh dạn bước đi. Như thế, từ những đỉểm tựa chắc chắn ấy, thân
mình em đứng cân bằng. Từ sự cân bằng trong thể lý, đến ý tưởng, dục em
mạnh dạn bước đi.
b. Tầm nhìn không phản lẽ thường.
Cùng
trrường hợp của em bé trên, nếu ngưòi dẫn em là những người thân quen
như anh chị, chắc chắn em cũng sẽ bước đi những buóc chập chững như thế.
Nhưng chắc chắn em sẽ không bước đi, trái lại, sẽ ngồi bệt xuống đất
rồi khóc thét lên, vì người nắm tay em là một người xa lạ, không hề quen
trong tầm mắt của em. Điều này cho thấy rằng, niềm tin được xây dựng
trên những điều kiện thực tế là tự nhiên, không phản lại những nguyên
tắc trong cuộc sống. Như thế, đối với xã hội, niềm tin chỉ có thể đặt
trên những nguyên tắc không phản luân thường đạo lý, không đối nghịch
với nguyên tắc làm ngưòi, không phản đạo đức của tôn giáo. Nói cách
khác, nó phải phù hợp với ước muốn tự nhiên tốt lành của con người. Theo
đó, kẻ ngồi cùng bàn, bám vào đảng cộng mà rúc riả nhân dân mà bảo là
thương dân thương nước và lo lắng cho đất nước được tồn sinh trong độc
lập Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý thì chỉ là những kẻ dối trá như vẹm!
c. Niềm tin được xây dựng trên nền tảng tự do và tự
nguyện.
Có lẽ không một người nào bị ép buộc theo Boris Yelsin để
đứng lên lật đổ chế độ cộng sản tại Liên Sô và cũng thế, không có một
người nào bị ép buộc phải theo Lech Walesa để đưa cuộc cách mạng tiêu
diệt cộng sản trên đất Ba Lan đến thành công. Trái lại, chỉ có một sự tự
nguyện. Họ tự nguyện bởi vì, việc tiêu diệt chế độ cộng sản vô nhân bản
trên quê hương mình là một điều hợp với ước muốn của mọi người, hợp với
khuynh hướng phát triển tự nhiên của xã hội. Họ ý thức đó là bổn phận
của mọi người, của mọi nhà, mọi tầng lờp, không trừ ai.
II. Hình
mẫu của người tạo niềm tin.
Như thế, người có thể tạo dựng được
niềm tin cho công chúng, trước hết phải có niềm tự tin lớn cho chính
mình, phải có một lý tưởng sống, phải có một hướng đi phù hợp với lòng
người và phải cương quyết thực hiện lý tưởng ấy trong sự thành thật.
1.
Theo cách nhìn này, những lúc gần đây, vị TGM Hà Nội đã gây được tiếng
vang lớn, dựng lại được niềm tin lớn trong lòng ngưòi. Có thể nói, niềm
tin ấy đã vượt hẳn ra ngoài khung cảnh tôn giáo và rồi ra, có khả năng
chế ngự cả bạo tàn.
Ðức TGM Ngô Quang Kiệt: "Tự Do Tôn Giáo là cái quyền của con người, chứ không phải là một ân huệ xin-cho"
Tại sao vị TGM này lại có thể tạo dựng dược
một niềm tin lớn ở trong lòng người, mà giữa lúc, niềm tin của con người
vào con người, ngay cả niềm tin của con ngưòi vào tôn giáo đã xuống cấp
một cách thảm hại sau mấy chục nằm cầm quyền của cộng sản? Có phải ông
ta là một TGM, là một chức sắc tôn giáo cao cấp mà ông tạo được niền tin
cho công chúng không?
Câu trả lời là không. Không phải vì ông ta
là TGM, hay vì ông ta là một chức sắc cao cấp của tôn giáo (dù chức vị
của ông ta là như thế) mà ông ta tạo dựng được niềm tin trong lòng
người. Nhưng chính là sự khác biệt trong tinh thần phục vụ tha nhân của
một TGM. Ngài đã đến phục vụ giáo dân và đồng bào trong tinh thần của
một người đầy tớ. Đã làm công tác của một vị lãnh đạo với tinh thần của
một công bộc.
Thật vậy, nếu trước đây người ta có nằm ngủ mơ thì
cững không thể mơ ra được hình ảnh có một vị TGM tay chống gậy tre,
quần sắn qúa gồi, chân di dép, lội nuớc bùn đọng để đến thăm dân. Kết
qủa, hình ảnh ấy lại hiển hiện ngay giữa lòng Hà Nội vào mùa lũ trước
Noel 2008. Hơn thế, hình ảnh ấy còn trở nên đặc biệt trong lòng người.
Bởi vì vào lúc ấy, nhà nước cộng sản đang tập trung mọi nỗ lực, từ
truyền thanh, truyền hình, báo chí đến việc sử dụng những thành phần bất
hảo đội lốt quần chúng nhân dân, mở cuộc đấu tố, ám toán Ngài. Chúng mở
ra cuộc đấu tố man rợ này là vì Ngài đã thay mặt cho người dân để công
bố tuyên ngôn Công Lý ở giữa công đường Hà Nội là: "Tự Do Tôn Giáo là
cái quyền của con người, chứ không phải là một ân huệ xin- cho”.
Phần Ngài, tuy biết sinh mệnh của mình bị đe doạ bởi những thành phần
bất hảo của nhà nước, nhưng tình thương giữa con người với con người ở
nơi Ngài còn trổi vượt hơn sự chết. Ngài coi nhẹ cái chết để săn quần
lên đi thăm dân và đi thăm những nạn nhân bị bạo hành và thân nhân của
những ngưòi bị nhà nước bắt giam trái phép vì họ đi cầu nguyện.
Như
thế, chính khát vọng của Ngài với đất nước, sự biểu lộ tâm tình của
Ngài với người dân và hướng đi tìm Tự Do Công Lý của Ngài phù hợp với
lòng người, nên đã tạo thành một biểu tượng Ngô Quang Kiệt như là Người
đi dựng lại Niềm Tin, đang xóa tan đi bóng đêm của bạo tàn, để mở ra một
một kỷ nguyên an bình cho đất nước, hơn là do bản thân của chức vị TGM
Hà Nội tạo ra. Bằng chứng là, trong tôn giáo, có nhiều vị còn có chức
sắc cao hơn, thâm niên hơn, nhưng niềm tin của công chúng đặt vào họ là
không có gì, lại có nhiều vị còn điểm âm nữa là khác.
Cũng thế,
hình ảnh của một vị chân tu khác là Hòa thượng Thích Quảng Độ, cũng là
những hình mẫu đặc biệt để tạo dựng lại niềm tin cho nhiều người. Một
hình ảnh rất trân qúy của đất nước Việt Nam. Hoặc hình ảnh kiên
cường, nhưng cô đơn của Linh mục Nguyễn Văn Lý cũng phải được coi là những
điểm tựa quan trọng để dựng lại niềm tin cho một cuộc hồi sinh.
2.
Rồi ngày 6-3-2007, một người thiếu nữ còn rất trẻ là Lê Thị Công Nhân
đã bắt đầu chặng đường lịch sử. Lịch sử của riêng cô và cũng là lịch
sử của cuộc tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền và Công Lý cho Việt
Nam. Có thể nói một cách không khách sáo là, nay cô đã đứng trên thóp
đỉnh của cuộc khởi dựng niềm tin cho cuộc đấu tranh giải thể chế độ cộng
sản và bảo vệ sự trường tồn của đất nước khỏi nanh vuốt đô hộ của ngoại
bang. Tại sao cô có thể tạo cho mình được một chỗ đứng trong lòng người
như thế.
Bởi vì trước hết, cô đã tự tạo cho mình một niềm tin
lớn với đất nước.: "Tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách
nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam
là tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi để đấu
tranh, trước hết là giành lấy Nhân Quyền cho chính mình, và giành lấy
Nhân Quyền, Dân Chủ và Tự Do cho người dân Việt Nam. Cộng sản Việt Nam
đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì gọi là thỏa hiệp, chứ đừng nói là
đầu hàng từ phía tôi.”
Uy dũng ấy có khác là bao khi đem so
xánh với tiếng hét làm vỡ mặt quân thù của tướng quân Trần Bình Trọng "thà
làm qủy nước nam hơn là làm vương đất bắc”
Ở nơi cô là một
niềm tin duy linh, duy lý: "Tôi đấu tranh vì Dân Chủ, Nhân Quyền và
Tự Do cho Việt Nam hoàn toàn xuất phát từ niềm tin, từ lương tâm và
trách nhiệm của tôi đối với chính tôi, đối với dân tộc Việt Nam và đối
với Đấng Tạo hóa đã sinh ra tôi:
Ở nơi cô có một khí phách
lớn, có một lý tưởng để phục vụ: "Nếu như tôi phải tạm thời nhận một
nhiệm sở mới hết sức bất đắc dĩ, đó là nhà tù thì tôi mong rằng, tại
nhiệm sở ở bên ngoài, tức là xã hội đó, sẽ có nhiều những người con Việt
Nam tiếp tục công việc mà tôi còn đang làm dở dang. Tất nhiên, trong
nhiệm sở mới bất đắc dĩ đó, tôi sẽ cố gắng hết sức để tiếp tục công việc
truyền bá về Dân Chủ, Nhân Quyền và đấu tranh vì Dân Chủ, Nhân Quyền và
Tự Do cho người dân Việt Nam”
Ở nơi cô là một tâm hồn cởi
mở, trọng tình nghĩa, biết tri ân và cám ơn người bằng tình con người,
khác hẳn cái vô đạo bất nhân bất nghĩa xúi ngưòi giết vợ mình và từ con
như Hồ chí Minh: "Những gì mà quý vị đã ủng hộ, đã lên tiếng để thể
hiện sự quan tâm và ủng hộ của quý vị đối với công cuộc đấu tranh của
chúng tôi thật sự là vô cùng quý báu vì nó xuất phát từ lương tri của
quý vị. Tôi chỉ có thể nói một cách ngắn gọn là tôi tri ân quý vị trong
cuộc đời này.
Ở nơi có là một đánh giá đúng mức về cái bản thể
của nhà nước Việt cộng: "Họ xuất phát từ một cái văn hoá (tôi muốn
nói đây là CSVN) thấp kém, một phương pháp đấu tranh hoàn toàn phi nhân
đạo, phi nhân bản, là chuyên chính, bạo lực, vô sản để đàn áp, để trấn
áp con người với một mục tiêu hoàn toàn phi đạo lý, vô chính trị và có
thể nói là phi pháp nữa”
Ở nơi cô là một cái thước đo công
lý, không giả dối hay vờ bẻ cong cái lương tâm của mình. Bằng chứng là
khi bị chất vấn trước tòa. Cô đã dứt khóat trà lời bọn quan tòa không
tim óc là "Tôi không có tội"
Ở nơi cô không có cuộc đầu hàng
bạo lực để lo cho riêng mình. Bằng chứng là, trước áp lực của các tổ
chức nhân quyền và cái chính quyền tự do ở Tây phương, Việt cộng đã đến
nơi giam giữ cô để điều đình cho một chuyến xuất ngoại lưu vong, cô đã
trả lời: "Trời sinh ra tôi ở trên đất Việt là có ý định cho tôi sống
và phục vụ cho dân tộc này. Tại sao tôi phải đầu hàng bạo lực mà ra đi?”
Ở
nơi cô là một sự sống độc lập tự chủ: "Sống thế nào thì sống, vẫn
phải giữ lòng tự trọng với lương tâm của mình. Và tôi sống với lương tâm
và lòng tự trọng của tôi…Chỉ có lương tâm và lòng tự trọng của tôi nói
với tôi rằng: Không bao giờ đầu hàng.”
Ở nơi cô là một tâm
hồn khiêm cung, bình dị. Cô đến với con người với nhân dân bằng tính
thật, trái ngược với cái vô đạo bất nhân bất nghiã xảo trá gian dôi của
của Hồ chí Minh: "Vâng, mỗi người một bàn tay, mà bàn tay của tôi còn
nhỏ hơn bàn tay của quý vị. Chúng ta hãy góp phần một cách mạnh mẽ kịp
thời, hầu mong cho công cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ đi đến thắng lợi
một cách sớm hơn”
Ở nơi cô, như Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh
nhận định: "Trong bóng tối của đàn áp, bất công, họ là những thiên
thần đem ánh sáng soi đường cho lương tâm nhân loại. Trong đêm đen của
lịch sử Việt Nam, họ chính là những bàn tay dẫn dắt dân tộc dành lại Tự
Do, Công Bình, Bác Ái cho một bình minh Việt Nam”
Khi nhìn lại những biến động trong những tháng năm qua, quả thật, Lê
thị Công Nhân cho thấy cô là một hình mẫu của người tạo dựng lại niềm
tin cho cuộc tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý cho
Việt Nam. Hơn thế, Lê Thị Công Nhân còn có khả năng tiếp nối bước đường
của Nhị Trưng xưa để chống lại cuộc bành trướng từ phương bắc. Nói cách
khác, Lê Thị Công Nhân có nhiều tiêu chuẩn để trở thành một hình mẫu
của Lech Walesa của Việt Nam, nếu như chúng ta biết trân trọng bảo vật
này và biết xóa bỏ đi những rồng rắn tự vẽ vời ra ở quanh mình.
Và hôm
nay, ngày 6-3-2010 Lê Thị Công Nhân đã vượt qua đoạn đường lịch sử của
chính mình trong cuộc tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt
Nam. Ba năm ngồi sau song sắt, Lê Thị Công Nhân đã chứng tỏ được gía
trị hầu như tuyệt đối của chính cá nhân cô cho cuộc tranh đấu vì quyền
lợi của đồng và của đất nước. Cô xứng đáng được gọi là Anh Thư Nước Việt
như nhiều người đã nói về cô. Bởi vì, ngay sau khi ra khỏi nhà tù nhỏ
để trở về nhà tù lớn với hơn tám mươi triệu người dân Việt Nam, Lê Thị
Công Nhân trong nước mắt đã xác định hướng đi của cô với đất nước vẫn
là: "Công việc của tôi có thể chưa thành công và thấy còn
nhiều dở dang. … Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa thì tôi nghĩ rằng tôi
đã có những việc làm và có những giây phút tôi cảm thấy mình rất là tự
do. Đó là khi tôi sống theo cái lý tưởng của mình. Và rất may là sau ba
năm ngồi sau song sắt nhà tù thì tôi thấy là lý tưởng ấy không sai…”
Thế
là quá đủ, quá rõ cho một cuộc hành trình tạo niềm tin, người ta không
thể đòi hỏi gì thêm ở Lê Thị Công Nhân nữa. Trái lại, phần còn lại là
bổn phận của chúng ta, của những ngưòi Việt Nam còn thao thức về quê
hương. Nếu chúng ta còn muốn tiếp nối truyền thống bất khuất của tiền
nhân Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung hay của Nhị Trưng thì phải biết,
trưóc hết, phải đổi mới cách nhìn, đổi mới tư duy, đổi mới hành động để
cùng làm cuộc hành trình lịch sử Lê thị Công Nhân. Để cuộc hành trình
ấy sẽ đem lại Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và Độc Lập cho quê
hương như Lech Walesa đã làm ở Ba Lan, hơn là ngồi tạo ra những rồng rắn
cho mình, để dân tộc này càng lúc càng đắm chìn trong ách thống trị của
cộng sản và nô lệ cho ngoại bang. Bởi lẽ, chính Lê thị Công Nhân cũng
đã thành thật nói rằng: "Tuy thế, tôi chỉ có thể làm được cái phần của tôi, chứ tôi không thể nào làm được cái phần của 90 triệu người Việt Nam khác…”
Điều đó có nghĩa là, muốn giải phóng đất nước
khỏi cuộc nô lệ dưới gông cùm cộng sản, phải tổng hợp sức mạnh, niềm tin
của toàn dân lại. Bởi vì, một người, một nhóm ngưòi không thể lấp bể
dời non. Theo đó, thay đổi Tư Duy là điều kiện tiên quyết để thay đổi
cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Để từ đó đưa đến việc thay đổi
toàn diện thể chế hiện tại của đất nước. Có thay đổi được tư duy, lối
suy nghĩ, mới có thể thay đổi được hành động. Thay đổi từ đơn phương
sang tập thể và rồi toàn diện ở mọi nơi mọi chốn. Có thay đổi hành động
toàn diện như thế mới khả dĩ khai mở ra cho dân ta một con đường Tự Do,
Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý. Cho đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới.
Kỷ nguyên của Toàn Vẹn và Độc Lập.
Bảo Giang
|