Thứ Tư, 2024-04-24, 4:01 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Ba » 11 » Đảng lãnh đạo việc bóc lột người không thể là đảng Cộng sản
7:54 AM
Đảng lãnh đạo việc bóc lột người không thể là đảng Cộng sản

Kami

"Không bóc lột người. Đảng chống chế độ "người bóc lột người”.
Lẽ tự nhiên, ai bóc lột người thì không thể làm đảng viên”
(Hồ Chí Minh toàn tập-NXBST, tập 7, tr.237).

Ngày Chủ nhật, 07/03/2010 trên trang Sài gòn giải phóng online có một bản tin ngắn mang tự a đề "Luật hóa tổ chức chính trị trong doanh nghiệp tư nhân"(1) có viết: (SGGP)."Sửa đổi Điều 6 của Luật Doanh nghiệp theo hướng quy định bắt buộc việc thành lập và hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp”. Đó là ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại văn bản Kết luận số 64-KL/TƯ "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.

Một trong những lý do dẫn tới việc sửa đổi này là hiện có quá ít doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể.

Đây là một vấn đề liên quan đến công tác lý luận của Đảng và nó có biểu hiện vi phạm nghiêm trọng đường lối của Đảng CSVN, đồng thời phản bội hoàn toàn Chủ nghĩa Marx-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Như chúng ta đã biết, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam theo Hiến pháp, theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức được công bố, Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Marx-Lenin (Marxism-Leninism) và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng.



Nếu đối chiếu ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại văn bản Kết luận số 64-KL/TƯ "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” với nền tảng tư tưởng của Đảng CSVN trong Cương lĩnh và điều lệ chính thức thì khác nhau hoàn toàn thậm chí trái ngược nhau 180 độ so với cái gọi là kim chỉ nam, có biểu hiện của sự phản bội Chủ nghĩa Marx-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong Chủ nghĩa Marx-Lênin được xem là kim chỉ nam trong mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam để đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Marx-Lenin được nghiên cứu và được coi là môn học chính trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam thì " Chủ nghĩa cộng sản là nhằm xóa bỏ hình thái kinh tế-xã hội của chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có quyền tư hữu  đối với phương tiện sản xuất, mà trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người bóc lột người" và tiến tới sự xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau và tại đó năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra đồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Theo như lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa này thì chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản, là giai đoạn chuyển tiếp đi lên chủ nghĩa cộng sản mà ở đó vẫn còn nhà nước để lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa cộng sản".

Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thì tuy đảng và nhà nước tiến hành công cuộc Đổi Mới, nhưng không phải là từ bỏ việc thực hiện chủ nghĩa xã hội, Đổi Mới chỉ là thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Xét về khái niệm thời kỳ quá độ thì không phải là vấn đề mới, nó là vấn đề cũ đã hình thành từ nhiều chục năm nay, những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ XX Liên xô đã tuyên bố hoàn thành thời kỳ quá độ tức là Liên xô đã tiến hành công hữu hóa toàn bộ TLSX thuộc sở hữu toàn dân. Cũng như ở Việt nam ta giai đoạn 1954-1986 ở Miền Bắc và 1975-1986 ở Miến Nam chúng ta tiến hành cách mạng XHCN, cải tạo lực lượng sản xuất thông qua tiến hành Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và HT hóa nông nghiệp. Tại thời điểm trên ở Liên xô, Việt nam hay bất kỳ quốc gia nào trong hệ thống XHCN không hề tồn tại hình thức kinh tế Tư bản tư nhân mà chi tồn tại một phần rất nhỏ kinh tế tư nhân (không mang t/c tư bản=bóc lột) đó là kinh tế nông nghiệp trên đất 5% giao cho nông dân và các tổ SX cá nhân mang tính gia đình.

Giai đoạn từ 1964-1986 ở miền Bắc và 1975-1986 ở miền Nam Đảng và nhà nước ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ Tịch và người học trò trung thành của Người là đồng chí Lê Duẩn kế thừa đã lấy CN Marx-Lê nin làm nền tảng tư tưởng, đó là thời kỳ quá độ chuẩn bị cơ sở vật chất để tiến lên CNXH ở Việt nam với nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản nhất là công hữu hóa tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân), xóa bỏ và triệt tận gốc tư bản tư nhân và tư bản nước ngoài mầm mống của bóc lột. Chấm dứt tình trạng người bóc lột người.

Giai đoạn từ 1986-nay dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, Đảng tuyên bố rằng vẫn kiên định theo chủ nghĩa Maxr-Lênin và TT Hồ Chí Minh và thời kỳ Đổi mới cũng được coi là thời kỳ quá độ chuẩn bị cơ sở vật chất để tiến lên CNXH ở Việt nam với nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản nhất lại là Tư hữu hóa tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân thông qua chương trình Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế đa thành phần, chấp nhận kinh tế TBTN và tư bản nước ngoài, chấp nhận chế độ người bóc lột người.

Tại sao cùng là dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN lấy Chủ nghĩa Marx-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng mà nhiệm vụ trọng tâm của Thời kỳ quá độ lại đối nghịch nhau như vậy? Xin hỏi rằng " Vậy Thời kỳ quá độ trước 1986 của Bác Hồ lãnh đạo và Thời kỳ quá độ sau 1986 của Đổi mới ai đúng? Ai sai?" Không thể có chuyện cả hai giai đoạn đó cùng đúng hay cả hai cùng sai bởi bản chất khác nhau hoàn toàn. Mà chắc chắn là Thời kỳ quá độ trước đổi mới dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch không sai bởi lẽ vào giai đoạn đó tất cả các nước trong phe XHCN đều áp dụng triệt để như nhau, không có lẽ sai cả một hệ thống mà đã từng là đối trọng với hệ thống TBCN trong suốt quá trình chiến tranh lạnh

Đổi mới là quyết định đúng đắn của Đảng CSVN nhưng nó không kiên định với CM Marx-Lênin và TT Hồ Chí Minh bởi nó vi phạm nguyên tắc như GS Nguyên Đức Bình đã nói:

”Trước sau tôi vẫn không đồng ý quan điểm trong Đảng có thể có tư bản tư nhân”, vì theo Hồ Chí Minh và cũng là chủ nghiac Marx-Lenin: "Không bóc lột người. Đảng chống chế độ "người bóc lột người”. Lẽ tự nhiên, ai bóc lột người thì không thể làm đảng viên” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr.237)”. Ông nói: "thật vô cùng nghịch lý khi nghĩ rằng kết nạp cả tư sản để mở rộng cơ sở xã hội, cơ sở quần chúng cho cách mạng xã hội chủ nghĩa! Quần chúng công nông, các lực lượng vũ trang con em công nông sẽ hỏi chúng ta ngay: vậy các anh là Đảng của ai?”(2)

Việc đổi mới lấy Kinh tế thị trường thay cho Kinh tế Kế hoạch hóa tập trung (quan liêu bao cấp) là cần thiết, chấp nhận Kinh tế thị trường là nền kinh tế nhiều thành phần đương nhiên phải chấp nhận chế độ người bóc lột người. Điều nghiêm trọng là theo chỉ thị của Ban Bí thư là quy định bắt buộc việc thành lập và hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp tư nhân là mặc nhiên xác nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế tư nhân đồng nghĩa với khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN trong việc bóc lột người.

Điều này trái hoàn toàn với Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi Hồ Chủ tịch khẳng định thì "Không bóc lột người. Đảng chống chế độ "người bóc lột người”. Lẽ tự nhiên, ai bóc lột người thì không thể làm đảng viên” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr.237)”. Điều này cũng có nghĩa là Đảng CSVN chấp nhận bóc lột thì cũng không phải là Đảng Cộng sản đúng nghĩa của nó.

Việc Đảng CSVN có còn lấy chủ nghĩa Marx-Lenin (Marxism-Leninism) và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng hay không này sẽ ảnh hưởng tới vai trò của họ được Điều 4-Hiến pháp nước CHXHCN Việt nam xác nhận "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội."

Giả sử nếu có một ai đó phát đơn kiện điều Vi Hiến (Vi phạm Hiến pháp) này ra Tòa thì xem ra gay go cho sự độc quyền lãnh đạo của Đảng CSVN. Bởi Đảng CSVN đã và đang chấp nhận sự bóc lột và tham gia lãnh đạo việc bóc lột người thì chắc chắn không thể là đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, và càng không thể theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Việc theo đuổi một chủ thuyết và một hệ tư tưởng nào đó như Chủ nghĩa Marx-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nếu thấy rằng nó không còn phù hợp với thực tiễn khách quan của sự phát triển của đất nước thì sao không dám kiên quyết dứt bỏ đoạn tuyệt với nó, hay vì dùng cái chủ thuyết và tư tưởng không còn phù hợp đó vẫn có tác dụng lừa bịp được số đông người vẫn còn mù quáng chưa biết rằng những cái đó chỉ là thứ công cụ hòng "Ăn mày dĩ vãng" như nhà văn Phạm Viết Đào đã nhắc tới.

Ai cũng biết vai trò của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp là nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng trong doanh nghiệp đó. Do vậy không ai có thể gọi một đảng công khai lãnh đạo việc bóc lột người và tiến hành tư hữu hóa sở hữu toàn dân trái với Tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Marx-Lênin là đảng Cộng sản được.

8/3/20110
 
------------------

(1)http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2010/3/220288/
(2)http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%E1%BB%A9c_B%C3%ACnh

© 2010 Kami

Category: Chính trị | Views: 648 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0