Main » 2010 » Tháng Bảy » 4 » Đảng sẽ không được đi tàu cao tốc
8:05 AM Đảng sẽ không được đi tàu cao tốc |
David Koh, The Straits Times Vietnam: The party will not be railroaded Phan Lưu Quỳnh phỏng dịch
Suốt hàng thập niên qua, Quốc hội Việt Nam luôn được coi như một tổ
chức bù nhìn. Nhưng vào ngày 19/6 vừa qua, cơ quan lập pháp này đã bác
bỏ một dự án do chính phủ đề nghị nhằm xây dựng một hệ thống đường xe
lửa cao tốc để nối liền thủ đô Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh.
Các nhà quan sát gọi đây là một hành động vô tiền khoáng hậu. Nhưng cái
tâm lý hồ hởi phấn khởi khi nhìn về cái Quốc hội ngoan ngoãn này cần
được đặt vào đúng với thực trạng của nó.
Bộ chính trị trung ương đảng vẫn luôn nắm quyền quyết định mọi việc.
Nếu họ cho rằng cái dự án này cần phải được tiến hành bất chấp mọi tốn
kém, thì bộ chính trị sẽ phát động tuyên truyền và điều động cán bộ để
thuyết phục Quốc hội và cả nước rằng hệ thống tàu cao tốc rất cần thiết
cho lợi ích xây dựng đất nước.
Nếu thuyết phục phải cần đến ép buộc, thì kỹ luật đảng sẽ được áp dụng
để bảo đảm quốc hội có đủ phiếu chấp thuận cho dự án này. Trong thực tế
thì điều này đã không xảy ra cho thấy quan điểm của giới lãnh đạo chóp
bu trong đảng về dự án có lẽ vẫn còn nhiều khác biệt.
Thêm nữa, đây không phải là lần đầu tiên Quốc hội đã nói "không” với
chính phủ, mặc dù họ thừa nhận đây là lần đầu tiên cơ quan lập pháp này
đã bác bỏ một dự án đầu tư quan trọng do chính phủ đưa ra.
Trong 10 năm qua, nhiều chức vụ cấp bộ trưởng do chính phủ đề nghị bổ
nhiệm đã được xem xét cặn kẽ và thậm chí đôi khi bị quốc hội bác bỏ.
Trường hợp điển hình là vào năm 1997, người được đề cử vào chức vụ
thống đốc ngân hàng nhà nước đã không được quốc hội thông qua.
Một số cán bộ được nhà nước chỉ định cũng không nhận được nhiều phiếu
của quốc hội, mặc dù cuối cùng thì họ cũng được chấp thuận, cho thấy
thiếu sự tán thành của các đại biểu đối với những cán bộ được đề cử.
Có nhiều lý do khiến dự án tàu cao tốc bị bác bỏ. Tin tức báo chí từ
bên ngoài Việt Nam đã trích dẫn ra sự tốn kém quá cao của dự án và lập
luận rằng nó sẽ đem lại lợi ích rất ít ỏi cho nền kinh tế. Không bao
nhiêu người sẽ xử dụng loại tàu như thế vì vốn đầu tư quá cao khiến giá
vé cũng sẽ rất đắt.
Phí tổn dự chi cho dự án tàu cao tốc là 56 tỷ Mỹ kim, con số này sẽ
tăng lên gấp đôi khi nhũng lạm và tham ô được tính vào. Các đại biểu lo
ngại về kế hoạch đài thọ cho dự án hoàn toàn dựa vào tiền tài trợ phát
triển của ngoại quốc. Điều này có nghĩa là bắt người dân Việt Nam từ
gìa đến trẻ mỗi người phải gánh vác một món nợ ngoại quốc 600 Mỹ kim,
chỉ vì có cái dự án này.
Một lý do khác là mối nghi ngờ cho rằng bằng cách tìm sự chấp thuận của
quốc hội cho dự án trong năm nay, chính phủ sẽ dùng con số đầu tư này
hoặc một phần của nó để nâng con số thống kê về chi tiêu đầu tư lên, và
cuối cùng là con số GDP (tổng sản lượng nội địa) cho năm 2010. Những
gia tăng này sẽ được báo cáo như một thành công tại các buổi hội nghị
chính trị quan trọng.
Trong khi mối nghi ngờ này có lẽ vô căn cứ, nhưng nó đã phản ánh mối lo
ngại từ lâu rằng giới cầm quyền chú trọng nhiều về các con số thống kê
sặc sỡ hơn là thực chất của chính sách đề ra.
Việt Nam có một bờ biển dài và đi từ bắc vào nam phải mất 35 tiếng đồng
hồ. Nâng cấp đường xe lửa này là một ưu tiên cấp tốc và giúp việc quảng
bá đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong các khu vực duyên hải.
Nhưng có lẽ có ý nghĩa hơn về phưong diện kinh tế nếu tu bổ hệ thống
đường xe lửa hiện thời bằng cách xây thêm một đường rầy khác chạy ngược
chiều cùng lúc.
Đường giao thông tốt dẫn vào vào các khu công nghiệp nối từ hệ thống
đường xe lửa cũng rất cần thiết. Thêm vào đó, hàng ngàn cây số đường xá
ở nông thôn cũng cần được tu bổ và nới rộng để gia tăng khả năng xử
dụng.
Trong khi việc bác bỏ dự án tàu cao tôc có thể xem như một sự kiện lịch
sử, nhưng thực ra nó không thay đổi gì đến sự cân bằng quyền lực ở Việt
Nam.
|
Category: Việt Nam ngày nay |
Views: 595 |
Added by: danchu
| Rating: 0.0/0 |
|
Statistics
Đang online: 19 Khách: 19 Thành Viên: 0
|