Thứ Ba, 2024-11-05, 8:36 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Năm » 10 » Đảng ta là "đạo đức, là văn minh" ?
11:22 AM
Đảng ta là "đạo đức, là văn minh" ?

Lê Trọng Hiệp


Mới đây, Trương Tấn Sang lại gân cổ kêu gào "Gắn việc học tập gương Bác Hồ với tổ chức đại hội Đảng" trong cuộc họp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương ngày 8.4.2010 tại Hà Nội.

Dịp này Sang đã kiểm điểm việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong những tháng đầu năm 2010 và đòi hỏi các cơ quan trung ương phải đẩy mạnh việc giáo dục nhằm "nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tư tưởng, phong cách và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cũng như đẩy mạnh việc "học tập và tuyên truyền sâu rộng chuyên đề Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, ‘là đạo đức, là văn minh’.."

Sang dẫn câu thơ "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" mà Hồ Chí Minh đã nặn ra vào năm 1960, nhân kỷ niệm 30 năm sinh nhật đảng. Thế nhưng, phải chăng vì đảng chưa trong sạch, chưa đạo đức văn minh nên mới cần phải học tập và tuyên truyền? Phải chăng vì nhận thức về "tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" hãy còn thấp nên cần phải nâng cao?

"Gương đạo đức" của Hồ Chí Minh thế nào thì đã có nhiều tài liệu nói đến, xin miễn bàn. Trong bài này chúng ta đề cập đến hai tấm gương mớii nhất, gắn liền với phong trào.

Tấm gương thứ nhất là Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên -Huế, vừa được tuyên dương là "cá nhân tiêu biểu xuất sắc về học tập đạo đức Hồ Chí Minh" vào tháng Giêng năm nay.

Tấm gương thứ hai là chính Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trong vai trò Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Sang hay đi đây đi đó đánh giá, sơ kết rồi tổng kết phong trào.

"Gương" Trương Tấn Sang


Từ năm 1999 dư luận trong nước xôn xao việc Chủ tịch UBND TPHCM Trương Tấn

Sang bị một nữ giám đốc tố cáo tội hiếp dâm. Lá đơn gởi lên nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu sau đó đã bị sao chụp, phát tán và chuyển ra hải ngoại.

Để rõ tấm gương của kẻ chuyên đi phát động phong trào "Học tập HCM" thì tốt nhất là đọc nguyên văn lá đơn tố cáo với lời dẫn "v/v tư cách, đạo đức của Bí thư thành ủy Trương Tấn Sang":

Kính gửi đ/c Tổng bí thư Lê Khả Phiêu,

Tôi tên là Võ Thị Thu Hồng, ngụ tại 51/84 Cao Thắng, phường 3, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, xin tố cáo một sự thật cay đắng đối với cá nhân tôi như sau:

Khoảng năm 1993, một hôm ông Huỳnh Văn Thành (Tám Thành, lúc đó là Bí thư quận ủy quận 3) yêu cầu tôi cùng đi với ông ấy đến khách sạn Hòa Bình (số 57, đường quốc lộ 15 Biên Hòa - Đồng Nai) để tiếp và làm việc với ông Tư Sang (Trương Tấn Sang, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh). Lúc đầu tôi đề nghị tự đi xe riêng để tìm cách không đến. Nhưng sau đó, khi hai ông (Tám Thành và Tư Sang) đã đến khách sạn, thì liên tục gọi điện thoại gọi tôi đến. Và sau đó ông ấy cho xe đến đón tôi đi. Không còn cách nào để từ chối, buộc lòng tôi phải theo xe đến khách sạn theo yêu cầu của ông ấy. Khi đến nơi, tôi không thấy ông Tám Thành đâu mà chỉ thấy ông Tư Sang đang ngồi chờ ở khách sạn. Ông có vẻ giận, trách tôi "chậm chạp", rồi dẫn tôi vào một phòng trong khách sạn. Sau khi kêu rượu, nước uống và chốt cửa lại, ông Tư Sang hỏi vài câu xã giao, rồi bắt đầu trách tôi. Ông nói: "Sao em dại quá vậy, anh để ý, theo dõi và thương em lâu rồi, em không biết sao? Tám Thành có nói trước cho em biết không ? Hôm nay em cố tình tránh né anh phải không?" Rồi ông ấy ôm hôn tôi và buộc tôi phải "chìu" ông ấy. Lúc bấy giờ tôi không còn cách chống đỡ nào khác, đành phải "chịu đựng" và khóc. Ông Tư Sang dỗ dành, và hứa hẹn sẽ lo lắng, giúp đỡ tôi trong công việc..., và cho xe đưa tôi về (ông Tư Sang còn ở lại đó). (Rõ ràng tôi phải ngủ với ông Tư Sang vì bị bắt buộc và không còn cách kháng cự nào khác).

Hôm sau, ông Tư Sang có gọi điện thoại thăm hỏi tôi và hẹn tuần sau đi chơi nữa. Tôi không nói gì. Đến tuần sau ông lại rủ đi Suối Tiên, tôi lấy cớ bệnh - xin lỗi không đi. Sau đó cứ một hoặc hai tuần một lần ông đều điện thoại hẹn gặp và rủ đi chơi. Lần nào tôi cũng lấy lý do bệnh - (đau bụng, nhức đầu, cúm...) để từ chối. Khoảng hơn một tháng sau đó, ông Tư Sang yêu cầu tôi sắp xếp công việc để đi Singapore với ông ấy. Liền lúc đó, ông Tám Thành kêu tôi qua văn phòng bảo tôi phải sắp xếp công việc để đi Singapore với ông Tư Sang. Ông Tám Thành còn nói "Anh Tư Sang quan tâm đến cô mà cô không biết điều, sẽ không có lợi cho công việc đâu..., tôi thương cô tôi mới chỉ vẽ."

Biết rằng nếu từ chối thẳng thừng thì sẽ mất lòng thủ trưởng rồi không biết việc gì sẽ xảy ra, tôi bèn đem 5.000USD (năm ngàn đôla Mỹ - tiền riêng của chồng tôi là giám đốc một công ty tư nhân) đến nhà ông Tư Sang, đưa tận tay ông ấy và năn nỉ ông ấy đi một mình vì tôi quá bận. (Tôi còn nửa đùa nửa thật nói: anh qua bên đó thiếu gì người đẹp sẵn sàng chìu chuộng anh, em có là cái đinh gì đâu). Ông ấy tỏ vẻ không vui, nhưng tôi lợi dụng lúc ông ấy có khách để ra về.

Sau đó, do việc đụng chạm với ông Huỳnh Văn Thành (như đã trình bày trong đơn trước), không thấy ông Tư Sang điện thoại thăm hỏi và rủ rê tôi như trước nữa. Tôi biết có lẽ ông Tám Thành đã nói xấu gì tôi với ông Tư Sang, và vì tôi cứ né tránh hoài nên ông ấy giận. Lúc đó, tôi cảm thấy mừng vì không bị "quấy rối" nữa. Tôi đã không lường trước được những sự trù dập và hậu quả mà tôi phải chịu đựng hôm nay do không "chịu" ý thủ trưởng. (Nếu tôi thỏa mãn mọi yêu cầu của ông Tư Sang và ông Tám Thành thì có lẽ tôi đã được giúp đỡ và được "cất nhắc", chứ không phải chịu tù đày, khổ sở như gần 3 năm qua).


Kính thưa đồng chí Tổng bí thư,

Trên đây là toàn bộ sự thật cay đắng và nhục nhã mà tôi không dám hé môi thố lộ cùng ai. Sau một thời gian dài đắn đo, suy nghĩ, nay nhân dịp Chỉnh đốn Đảng, là một đảng viên (dù đã bi trù dập khai trừ Đảng), tôi mạnh dạn nói lên toàn bộ sự thật như trên với mong muốn được đồng chí Tổng bí thư biết hết sự thật về các cán bộ, đảng viên của mình. Và với cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí lựa chọn và cử những người xứng đáng đảm trách những nhiệm vụ cao để đem lại lòng tin nơi nhân dân vào Đảng.

Bên cạnh nỗi cay đắng và nhục nhã như trên, hiện nay tôi đang bị oan ức vì bị bắt giam vô cớ hơn 10 tháng, bị qui tội "báo cáo sai và cố ý làm trái trong quản lý kinh tế". Thật ra, theo suy nghĩ của tôi, đó là do tôi không đáp ứng các yêu cầu riêng của thủ trưởng trực tiếp mà phải mang tội.

Kính mong đồng chí Tổng bí thư sớm có quyết định dứt khoát, làm rõ nội vụ này, giúp cho tôi sớm được giải oan, để tôi có điều kiện đóng góp sức lực và trí tuệ còn lại của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Đồng thời để cha mẹ tôi - những người đã suốt đời theo Đảng qua hai cuộc kháng chiến được yên lòng nhắm mắt.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các sự việc đã nêu trong đơn.

Vô cùng cám ơn đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Kính chúc đồng chí luôn vui khỏe.

TPHCM, 16/10/1999

Kính đơn

(ký tên)

Bà Hồng sinh năm 1955, từng làm phó phòng kế hoạch Quận 3 và sau chuyển qua làm giám đốc xí nghiệp may xuất khẩu Quận 3. Chồng bà Võ Thị Thu Hồng là ông Nguyễn Cảnh Sinh (sinh năm 1953). Trong "đơn tố cáo khẩn cấp" ký ngày 3.10.1999, ông Sinh đã tố cáo các điểm sau:

- Ngày 31/05/1997, lúc ông không ở nhà công an Quận 3 đã vào nhà bắt bà Hồng mà không nêu rõ lý do, không có trát toà. Trương Tấn Sang đã hạ lệnh cho Huỳnh Văn Thành, bí thư Quận 3.

- Thành đã có vợ, tuy nhiên vẫn quan hệ "như vợ chồng" với bà Hồng. - Chuyện này đã làm gia đình ông Sinh không yên, nhiều lần to tiếng cãi vã đòi ly dị. Có lần ông tức giận đi đến văn phòng quận ủy Quận 3 để báo cáo nhưng bà Hồng chạy theo cản.

- Sau đó thì dâng bà Hồng cho Sang. Phần Thành lúc này quay sang "quan hệ như vợ chồng với bà Đào Thi Nga, giám đốc khách sạn Bàn Cờ. Việc này thì "UBND Quận 3 không ai mà không biết"?

- Ông Tám Thành và ông Tư Sang thường hay được Nguyễn Ngọc Châu, giám đốc Công ty vật tư Quận 3, chiêu đãi ăn nhậu, thỉnh thoảng có đi lên khách sạn số 57 Hòa Bình tại Biên Hòa, trong đó có vợ ông Sinh.

- Khi bà Hồng cắt đứt quan hệ thì Sang, Thành tìm mọi cách gây khó khăn cho Xí nghiệp may xuất khẩu Quận 3.


"Gương" Hồ Xuân Mãn


Ngày 24.1.2010, Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động học tập đạo đức Hồ Chí Minh tổ chức "Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến toàn quốc" tại Hà Nội. Tại đây đại diện 68 tập thể cùng 144 cá nhân tiêu biểu của phòng trào đã tham gia cuộc giao lưu, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm "học tập bác Hồ". Sau đó, sang ngày 25.1.2010 hội nghị quay sang nghị trình mới là "triển khai nhiệm vụ năm 2010".

Trong số 144 "cá nhân tiêu biểu" trên có ông bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn như đã nói ở trên. Tiện dịp này, ông Mãn đã xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông để tự giới thiệu về việc "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của mình và quảng cáo cho thành tích lãnh đạo: trước đây, tỷ lệ người nghèo ở Thừa Thiên – Huế là 28% nhưng nay chỉ còn 8%., đã giúp 31.000 người thiểu số có nhà "4 cứng", luôn "nói đi đôi với làm"...

Tuy nhiên nhiều người cho đây là chuyện mỉa mai. Theo họ chỉ cần vào các thư viện tìm lại tờ báo Lao Động số 327, ngày 26 tháng 11 năm 2005 đọc bài viết ngắn "Đất cố đô có vua" trong mục bạn đọc viết sẽ thấy "điển hình tiên tiến" Hồ Xuân Mãn là người như thế nào.

"Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông "quan" to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng "dạy" cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.

Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, "quan" lớn cùng một số "quan" nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các "quan". Và (có lẽ cũng như thường lệ), "quan" lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị "quan" đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt "quan"!

Cát tát làm cả nhà hàng "chết lặng" như… sóng thần xuất hiện!

Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại, nếu "quan" hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, "quan" quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: "Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!". Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, "quan" còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả… các nhà hàng bên cạnh! (Ý tưởng này thật… khó hiểu!).

Theo giới thạo tin "mật" thì việc ông "quan" này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn các cô tiếp viên và "hơn thế" giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là "chuyện thường ngày ở huyện". Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của "quan", phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là… "đi đêm lắm có ngày gặp ma" mà thôi.

Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thoả đáng về hành vi của "quan". Chẳng lẽ, "quan" cho rằng xã hội bây giờ không có "vua", cũng không có "dân", nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế?

Hay là "quan" cho rằng, ta là "vua" của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?


Đó là chuyện năm 2005: ông là vua của một vùng nên làm gì cũng được, kể cả việc sàm sỡ với một tiếp viên nhà hàng. Năm năm sau, như là một điển hình tiên tiến, ông thể hiện quyền "nói gì cũng được" với lối huyênh hoang về thành tích xoá đói giảm nghèo.

Chính vì vậy mà ngay sau đó, một cư dân của Huế là ông Hà Văn Thịnh – giảng viên Đại học Khoa học Huế - đã viết bài "Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy", gửi cho báo điện tử VietNamNet. Trong "thư chất vấn" ấy, ông Hà Văn Thịnh nêu ra hàng loạt vấn đề:

1. Nếu TTH đã giảm được trên 70% số hộ nghèo chỉ trong một nhiệm kỳ lãnh đạo thì đó là một kỷ lục, không chỉ đối với Việt Nam mà là cả thế giới! Đây là thành tích cần phải được nhân rộng cho 62 tỉnh, thành khác học tập. Và, tôi cho rằng nếu bỏ qua điều này là một sự lãng phí tài năng ghê gớm. Vấn đề là ở chỗ dư luận muốn biết bằng cách nào, kinh phí lấy từ nguồn nào, các công đoạn của nó được tiến hành ra sao; bởi vì trên thực tế, không thấy tỉnh TTH có những đổi thay đột biến để tạo nên đột biến ghê gớm trên?

2. Chỉ cần ngồi ở một quán cóc trên đường Lê Hồng Phong - trung tâm thành phố, khoảng một giờ đồng hồ, bất kỳ ai cũng được "tiếp xúc" với 10-15 người ăn xin, bán vé số. Họ có phải là người nghèo hay không? Tại sao TTH có tỷ lệ ăn xin và bán vé số cao nhất nước trong khi người nghèo đã giảm nhanh đến như thế? Xin nhấn mạnh rằng cũng trong chừng ấy thời gian vào buổi chiều tối, sẽ "bị" không ít hơn 10 đứa trẻ chèo kéo mua đậu phụng rang, bánh phồng tôm. Những đứa trẻ đó chỉ khoảng 8-11 tuổi.

3. Tiêu chuẩn "nghèo" mà ông Bí thư Tỉnh ủy "xếp hạng" là dựa trên căn cứ nào? Theo các công trình nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn trường Đại học Khoa học Huế thì tỉnh TTH là một trong những địa phương có tỷ lệ người nghèo cao nhất nước. Xin nhớ rằng nếu thu nhập bình quân dưới 1.000 USD/người/năm, thì vẫn thuộc dạng nghèo; còn dưới 500 USD thì chắc chắn là thuộc diện đói nghèo. Cũng xin nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn nghèo mà tỉnh TTH đang cố tính là theo Thông tư số 170/TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 8.7.2005, trong đó quy định rằng mức nghèo là dưới 200.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng ở thành phố. Cách tính đó đã lạc hậu vì ai cũng biết chẳng một ai (kể cả trẻ con) có thể sống nổi ở một thành phố với thu nhập nửa USD/ngày(!) Đó là chưa muốn nói rằng số liệu mà ông Bí thư Tỉnh ủy đã đưa ra là không chính xác (tuy vẫn theo cách tính để lấy thành tích của ông). Số liệu của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TTH cho biết năm 2009, TTH có 21.168 hộ nghèo với 75.945 nhân khẩu, chiếm 8,85% (ông Bí thư đã bớt đi 0,85%). Thế nhưng số người "cận nghèo" (một cách nói để giảm thiểu sự sút giảm của thành tích. Trên thực tế là chẳng khác gì nhau. Nghèo và không nghèo chứ không thể có chuyện "cận nghèo"), là 5,75%. Cộng lại, TTH, tuy tính toán khác rất xa với thực tế, vẫn có 14,6% người rất nghèo.

4. Các dân tộc ít người ở tỉnh TTH có gần 50.000 người. Ông Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn cho rằng "tỉnh đã lo cho 31.000 đồng bào dân tộc có nhà ‘bốn cứng’" là chính xác hay không? Được biết, nhà của đồng bào được xây dựng theo Đề án 135 của Chính phủ và kinh phí để thực hiện là do nguồn từ Nhà nước và các cơ quan hợp tác quốc tế. Tại sao tỉnh TTH có thể nói là chính họ đã lo cho đồng bào? Mặt khác, 40% còn lại vẫn chưa có nhà "bốn cứng" là nghĩa làm sao khi chỉ có 8% người nghèo? Đó là chưa nói chuyện xây nhà xong nhưng trong đó chẳng có gì, thu nhập của người dân không thay đổi gì thì quả thật, chỉ mới đem cái áo khoác lên cho người nghèo bớt xấu một chút mà thôi!

5. Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh TTH 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy. Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo nào về đề tài này. Chỉ cần bước qua đèo Hải Vân là thấy xấu hổ vì mình là người Huế. Sự đủng đỉnh của Huế, tính bảo thủ muôn đời của nó là điều ai cũng biết. Thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương ấy chỉ thay đổi gọi là, phát triển gọi là...

Là người dân, rất ước mong rằng các vị lãnh đạo hãy nói được sau khi đã làm được. Xin ông Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTH trả lời những câu hỏi của tôi.

Thay lời kết

Nhiều người cho là "chuyện mỉa mai" khi chọn một kẻ có tư cách như Hồ Xuân Mãn vào danh sách "cá nhân điển hình" của cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tuy nhiên trên thực thế thì chẳng có gì là mỉa mai cả.

Chuyện đời tư của Hồ Chí Minh thì có sạch sẽ gì cho cam: từ Nga về Tàu, từ Tàu về hang Pác Pó, từ hang Pác Pó về Bắc Bộ phủ, các sử gia và nhân chứng đã phanh phui chuyện nào ra chuyện đó. Tuy nhiên ông ta vẫn đóng kịch để ra vẻ một người đạo đức, thanh sạch.

Hồ Xuân Mãn cũng thế, thấy gái là đòi ôm nhưng ông ta giỏi đóng kịch, nhờ giỏi đóng kịch nên mới trở thành "điển hình tiên tiến". Nghĩa là ông ta học Hồ Chí Minh rất giỏi.

Cả Trương Tấn Sang cũng vậy. Sang giật vợ thiên hạ nhưng vẫn đàng hoàng là nhà đạo đức, đi đây đi đó giảng đạo dức Hồ Chí Minh cho thiên hạ. Sang cũng là học trò giỏi của Hồ Chí Minh.

Lê Trọng Hiệp
Category: Đạo đức Hồ Chí Minh | Views: 870 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 262
Khách: 262
Thành Viên: 0