Thứ Sáu, 2024-04-19, 6:12 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Mười » 23 » Đàn áp Cồn Dầu có thể ành hưởng Mậu dịch với Hoa Kỳ
7:41 AM
Đàn áp Cồn Dầu có thể ành hưởng Mậu dịch với Hoa Kỳ

WASHINGTON (Mạch Sống Magazine) -- Cuộc đàn áp đẫm máu nhắm vào Xứ Đạo Cồn Dầu có thể ảnh hưởng đến triển vọng Việt Nam được ban cấp đặc quyền trong mậu dịch với Hoa Kỳ.
Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, trong hơn ba năm qua Việt Nam vận động ráo riết cho quy chế Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát, tức Generalized System of Preferences (GSP), nhưng vẫn chưa được. Nay Việt Nam có thể sẽ bị vướng mắc nặng hơn trong việc xin quy chế này.
Nếu được hưởng quy chế này, Việt Nam sẽ được giảm hay miễn thuế trên một số mặt hàng nhập cảng vào Hoa Kỳ và nhờ vậy tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường Hoa Kỳ.
Luật của Hoa Kỳ đòi hỏi hai điều kiện căn bản để một quốc gia được hưởng quy chế GSP. Một trong hai điều kiện đó là phải bồi thường thoả đáng cho các tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ bị tịch thu, Ts. Thắng giải thích.
Gần đây chính quyền Đà Nẵng dùng vũ lực và biện pháp đàn áp thô bạo để tịch thu đất đai của người dân ở Xứ Đạo Cồn Dầu. Trong đó có tài sản thuộc về công dân Hoa Kỳ. Trong văn thư gởi Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch của Hoa Kỳ, trực thuộc Toà Bạch Ốc, và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tổ chức BPSOS cung cấp chứng liệu về vấn đề này.
"Trong vụ nhà nước tịch thu đất ở Cồn Dầu, tôi hy vọng Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch và Bộ Ngoại Giao tạo điều kiện để chính phủ Việt Nam thương thảo với công dân Hoa Kỳ về mức bồi thường một cách công bằng theo giá thị trường”, Ts. Thắng viết. Trong phần phúc đáp, Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch cho biết đã chuyển hồ sơ cho Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam và hứa sẽ theo dõi để có câu trả lời.
 Điều kiện GSP thứ hai mà Việt Nam vi phạm là tôn trọng quyền của công nhân tham gia hay thành lập nghiệp đoàn độc lập. Trong nỗ lực chống buôn lao động, Liên Minh CAMSA, mà BPSOS là một thành viên sáng lập, đã trưng dẫn nhiều chứng cớ cho thấy chính quyền Việt Nam có chính sách ngăn cấm ngay cả người lao động ở ngoài nước tham gia các nghiệp đoàn ở quốc gia sở tại. "Điều khoản cấm đoán này đã được ghi vào các bản hợp đồng với công nhân, theo đòi hỏi của chính quyền Việt Nam”, Ts. Thắng nói.
Tháng 6 năm nay, bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tình trạng buôn người đã nêu vấn đề này khi đưa Việt Nam vào Danh Sách Cần Theo Dõi (Watch List) về tệ nạn buôn người. Theo Ts. Thắng, với vụ tịch thu đất đai ở Cồn Dầu đang diễn ra, Việt Nam hiện nay vi phạm cả hai điều kiện căn bản cho quy chế GSP. Cuộc đàn áp đẫm máu ở Cồn Dầu đang được chính phủ Hoa Kỳ và quốc tế theo dõi về khía cạnh tra tấn, đàn áp tôn giáo, và vi phạm nhân quyền.
Chiến dịch Cứu Cồn Dầu do BPSOS khởi xướng cuối tháng 7 năm nay đang lan rộng với sự hưởng ứng của cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng như của nhiều tổ chức quốc tế. Tuần qua Ts. Scott Flipse, Phó Giám Đốc Về Nghiên Cứu và Chính Sách của Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, đến Thái Lan để tiếp xúc và phỏng vấn 15 giáo dân Cồn Dầu đang lánh nạn ở quốc gia này. Chuyến đi này đáp ứng yêu cầu của một số vị dân biểu tại buổi điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos ngày 18 tháng 8 vừa qua.
Gần đây, khi tiếp xúc với Thống Đốc Christine Gregoire của tiểu bang Washington khi bà ta thăm viếng Việt Nam, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam vận động cho quy chế GSP và thắc mắc là tại sao Việt Nam vẫn chưa đươc hưởng đặc quyền này mà Hoa Kỳ đã ban cấp cho nhiều quốc gia ASEAN khác.
"Ngay từ đầu chúng tôi đã thấy khía cạnh cưỡng chiếm tài sản của công dân Hoa Kỳ nhưng cần thời gian nghiên cứu luật pháp của hai quốc gia liên hệ cũng như thu thập dữ kiện trước khi lên tiếng báo động với chính phủ Hoa Kỳ”, Ts. Thắng giải thích. Theo Ông, nếu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn vận động cho quy chế GSP thì phải ra lệnh cho chính quyền Đà Nẵng ngưng ngay kế hoạch tịch thu đất đai ở Xứ Đạo Cồn Dầu bằng vũ lực. "Họ phải nghiêm chỉnh điều đình với các công dân Hoa Kỳ bị ảnh hưởng và mỗi bên sẽ phải có sự cố vấn của luật sư và chuyên gia định giá đất đai làm căn bản cho cuộc thương thảo”, Ts. Thắng nói.
(Nguồn: http://www.machsong.org)

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 651 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 2
Khách: 2
Thành Viên: 0