Thứ Sáu, 2024-03-29, 3:58 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Ba » 27 » Dân Biểu Hoa Kỳ Lên Án Việt Nam Buôn Lao Động
7:13 PM
Dân Biểu Hoa Kỳ Lên Án Việt Nam Buôn Lao Động

machsong.org

 

 

Tại buổi điều trần ngày 25 tháng 3, các vị dân biểu thuộc Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos luân phiên lên tiếng kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào Hạng 3 vì không những chính quyền Việt Nam bao che cho thủ phạm mà một số giới chức cao cấp trong chính quyền còn can dự vào vấn đề buôn bán lao động.

 

Trích dẫn các dữ liệu của BPSOS, DB Cao Quang Ánh nói với Đại Sứ Lou CdeBaca, Giám Đốc Văn Phòng Theo Dõi và Bài Trừ Nạn Buôn Người thuộc Bộ Ngoại Giao và là người được mời ra điều trần trước Uỷ Hội:

 

"Chính quyền Việt Nam tích cực tham gia vào vấn đề buôn bán lao động... Có một số trường hợp mà công ty xuất khẩu lao động do nhà nước quản trị hay do nhà nước sở hữu đã đánh lừa công nhân bằng cách hứa hẹn mức lương và điều kiện lao động hấp dẫn nhưng rồi sau đó đã ép công nhân phải ký một hợp đồng với những điều khoản rất khác, ngay trước khi họ lên đường đi lao động.”

 

Theo dõi một số đoạn video về buổi điều trần: http://www.youtube.com/watch?v=UZUv4ygBAhc



DB Ánh nhấn mạnh rằng chính quyền Việt Nam còn gởi công an đến hăm doạ nạn nhân đã hồi hương hay thân nhân của các nạn nhân còn ở ngoại quốc để ép họ không được lên tiếng đòi công lý. 

 

Nói với Đại Sứ CdeBaca, DB Ánh nhắc lại lời kêu gọi của Ông đối với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ:

 

"Ông Đại Sứ là công tố viên trưởng trong vụ Daewoosa American Samoa, vụ buôn lao động lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ. Toà thượng thẩm American Samoa đã tuyên án hai công ty quốc doanh của Việt Nam phải bồi thường 3.5 triệu Mỹ kim cho các nạn nhân. Đến nay chính phủ Việt Nam vẫn không chịu tuân hành lệnh toà. Bộ Ngoại Giao cần lấy đó làm thước đo để phân hang Việt Nam về vấn đề buôn người.”

 

Về trường hợp này DB Christopher Smith, tác giả của đạo luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người, nhận định: "Họ nói thẳng vào mặt chúng ta, 'chúng tôi bất chấp'.”

 

DB Smith cho biết rằng từ năm 2001 đến nay Việt Nam đã chính thức xuất cảng 700 ngàn người lao động và con số không chính thức thì nhiều hơn; và thêm 80 ngàn mỗi năm. Nhiều trường hợp trở thành nạn nhân của nạn buôn bán lao động và một số vụ đã được chính Bộ Ngoại Giao phúc trình như là trường hợp buôn người.

 

"Thế nhưng Việt Nam đã tránh thoát không bị xếp vào Hạng 3. Đã đến lúc phải ngưng chơi trò cút bắt. Hãy đặt họ vào Hạng 3,” DB Smith phát biểu.

 

Đại Sứ CdeBaca xác nhận mối quan tâm của Ông về tình trạng buôn người ở Việt Nam và cho biết văn phòng của Ông đang theo dõi khít khao những gì mà chính quyền Việt Nam đã làm hoặc đã không làm để đối phó với tệ trạng buôn người. 

 

"Tôi e rằng xa lộ Việt-Lào sẽ làm tăng thêm tệ nạn buôn người từ Việt Nam,” Ông nói.

 

Đại Sứ CdeBaca thừa nhận rằng ở Malaysia, BPSOS phối hợp với tổ chức địa phương Tenaganita để trợ giúp hữu hiệu cho các công nhân Việt đang lao động tại quốc gia này so với thái độ dửng dưng từ một số giới chức chính quyền Việt Nam.

 

"Tôi yêu cầu Bộ Ngoại Giao hãy chọn ra ba quốc gia tệ hại nhất trên thế giới, trong đó có Việt Nam, và dồn mọi năng lực và phương tiện của quốc gia Hoa Kỳ để chĩa 'tia laser' vào họ nhằm làm gương cho những quốc gia khác,” DB Frank Wolf, đồng Chủ Tịch Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, đề nghị.

 

Vào cuối buổi điều trần DB Smith kêu gọi Đại Sứ CdeBaca hãy quan tâm đến những dữ liệu của BPSOS cung cấp để làm quyết định phân hạng Việt Nam.

 

"Đây là những dữ liệu được soạn thảo bởi Ts. Thắng của BPSOS. Ts. Thắng là một trong những người tường tận nhất về những gì thực sự đang diễn ra ở Việt Nam. Các thông tin của Ts. Thắng rất đáng tin cậy.”

 

Đây là buổi điều trần lần thứ ba nội trong 2 tuần của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos mà vấn đề Việt Nam được đưa ra.

 

Hai ngày trước đó, ngày 23 tháng 3, tại buổi điều trần về vấn đề đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, các thành viên của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos đều kêu gọi Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Uỷ Hội cũng nêu tình trạng buôn người ở Việt Nam. Trong phần điều trần, Ts. Thắng trưng dẫn nhiều chứng cớ cho thấy việc buôn bán lao động được che chở bởi luật pháp và có sự tham dự của một số giới chức chính quyền Việt Nam.

 

Trong buổi điều trần đúng một tuần trước đ ó, ngày 16 tháng 3, Thứ Trưởng Michael Posner, đặc trách về Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động ở Bộ Ngoại Giao, đã phải trả lời những chất vấn của DB Ánh và đồng viện về tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt Nam. DB Ánh trao cho Ông Posner danh sách trên 300 tù nhân dân tộc thiểu số Tây Nguyên và danh sách 650 hội thánh dân tộc thiểu số Thượng Du Bắc Việt vẫn chưa được cho phép hoạt động mặc dù đã nộp đơn theo đúng thủ tục của Pháp Lệnh Về Tín Ngưỡng và Tôn Giáo từ gần 5 năm qua. Hai danh sách này do BPSOS soạn thảo và cung cấp.

 

====

 

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.

 

 

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA

PO Box 8065

Falls Church, VA 22041 - USA

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 569 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0