Thứ Ba, 2024-12-24, 9:15 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Sáu » 24 » Dân chủ: Nhu cầu cấp bách
8:18 AM
Dân chủ: Nhu cầu cấp bách
Nguyễn Minh (danlambao) - Tôi cũng sợ đi trên con đường lạ lẫm này lắm chứ. Nhưng bạn à, tôi vẫn đi, vì phía trước tôi có rất nhiều người đã đi rồi, tôi hi vọng bạn sẽ vượt qua sợ hãi để đi cùng chúng tôi...


Năm học 2009-2010 có 13.112 sinh viên Việt Nam theo học tại các trường ĐH, CĐ tại Hoa Kỳ, 3.597 sinh viên đang du học tại Nhật. Tôi không có con số thống kê chính xác về số lượng sinh viên, nhưng chúng ta có thể hi vọng thêm từ 1000 tới 2000 sinh viên đang du học tại Châu Âu và nhiều nước khác. Tổng cộng chúng ta đang có khoảng 18000 trí thức tương lai, những người đã được giáo dục về kiến thức cũng như đạo đức của các nước tiến bộ, để giám sát hoạt động của chính phủ.

Đấy mới chỉ là con số của năm 2009-2010, chưa kể số lượng lớn trí thức đã từng đi du học ở nước ngoài và số lượng sinh viên trong nước từ nhiều năm nay.

Việt Nam hiện đang có trong tay một đội ngũ tri thức đa dạng về độ tuổi và về kiến thức chuyên môn: từ đã nghỉ hưu, sắp nghỉ hưu, đang công tác tại cơ quan nhà nước, công ty nước ngoài, công ty tư nhân... Đây sẽ là nguồn nội lực rất lớn cho sự phát triển của Việt Nam.

Nguồn lực này có kinh nghiệm để tránh những sai lầm của tiền nhân.

Nguồn lực này có trẻ và nhiệt huyết để xây dựng một bộ máy năng động và có tâm.

Và nguồn lực này có cái đầu nhạy bén để định hướng và bắt kịp với sự tiến bộ của thể giới.

Việt Nam đang rất cần có lại được dân chủ lúc này là vì:

+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt vì chính sách khai thác bất hợp lý. Than đá đã cạn, chừng nào qua dầu mỏ và các nguyên liệu khác?

+ Đời sống nhân dân ngày càng bấp bênh, lạm phát tăng mạnh. Trong khi nợ ODA càng ngày càng cao.

+ Dã tâm của Trung Quốc ngày càng rõ trong khi chính phủ phản ứng lại quá yếu ớt.

Mà quan trọng hơn là:

+ Thế hệ trẻ ngày nay đang bị đầu độc nặng nề. Đó là một thế hệ "được" nuôi dưỡng bằng bộ sách giáo khoa dầy cộm; ham mê quá mức các loại hình giải trí đơn thuần - những loại hình giải trí mang ít tính giáo dục như GO, nhạc/phim Hàn Quốc; "được" hấp thụ những loại thực phẩm kiêm hóa chất.
Thế hệ ấy còn "được" sống trong một môi trường thiếu tính nhân bản - một môi trường mà điểm số, "mối quan hệ" và tham vọng quan trọng hơn là sự trung thực, nỗ lực của bản thân và tinh thần tập thể. Một môi trường mà các em được huấn luyện để biết sợ đặt câu hỏi, không khuyến khích tranh luận và tư duy "ngoài hộp" khi đề cập tới chuyện chính trị.

Cái mà người Việt Nam có thừa lúc này là sự sợ hãi chính quyền.

Cái mà người Việt Nam thiếu lúc này đó là thói quen bàn về chính trị. Không phải bàn về chính trị bên cạnh ly cafe hay lúc trà dư tửu hậu, mà là bàn và suy nghĩ xem đất nước đang cần gì, bàn để tìm ra giải pháp cho những vấn đề hệ trọng của quốc gia. Chẳng trách được họ khi mà người dân từ nhiều năm nay đã không còn hứng thú với chính trị vì chính trị quá xa dân, nhà nước quá xa dân.

2 yếu tố đó dẫn tới một khó khăn rất lớn:

Đại đa số người Việt vẫn, mặc dù đang rất căm phẫn trước sự bất lực và tham nhũng của Đảng , vẫn không dám đứng lên. Vì họ sợ. Họ sợ lắm chứ. Họ sợ bị dán nhãn "phản động", sợ bị chính quyền đàn áp. Họ sợ vì họ không biết con đường dân chủ nó như thế nào - nó có đen tối và nhiều nguy hiểm như những gì báo đài thường đưa tin? Họ sợ vì họ không biết sẽ phải làm gì và phải đi con đường đấy như thế nào.

Và họ sẽ vẫn tiếp tục sợ cho tới khi có một biến cố lớn xảy ra như kinh tế sụp đổ hay chiến tranh.

Và đó là điều chúng ta không muốn xảy ra.

Tôi quyết định viết ra những suy nghĩ của mình vì tôi không muốn đất nước nhận được liều thuốc khi đã quá trễ. Thuốc đắng dã tật. Đã có bệnh thì trước sau gì cũng phải uống, uống càng sớm thì hi vọng chữa khỏi bệnh càng cao. Đó là điều không tránh được. 

Tôi cũng sợ chứ. Tôi cũng sợ loạn lạc, tôi cũng sợ chiến tranh. Và tôi sợ hơn cả là đất nước tôi kiệt quệ từ tài nguyên thiên nhiên tới môi trường và con người. Tôi sợ mất nước trước khi kịp đấu tranh.

Nhưng tôi không sợ "thế lực thù địch" nhân cơ hội đục nước béo cò và tôi cũng không sợ Trung Quốc nhân cơ hội nước ta loạn lạc mà tấn công. Vì tôi tin vào trí của 80 triệu người Việt, vì tôi tin là thế giới sẽ không ngồi yên nhìn nhân dân Việt Nam chịu cảnh xâm lược.

Và tôi cũng sợ đi trên con đường lạ lẫm này lắm chứ. Nhưng bạn à, tôi vẫn đi, vì phía trước tôi có rất nhiều người đã đi rồi, tôi hi vọng bạn sẽ vượt qua sợ hãi để đi cùng chúng tôi. Bạn không hề đơn độc trên con đường này, và tới một lúc, khi bạn dừng lại nhìn thì những người thân của bạn cũng đang đi cùng bạn rồi. Và trên con đường này, còn có bạn bè từ các nước thế giới.

Một chút suy ngẫm:

Người bình thường ai đi ra đường cũng chỉ mặc 1 bộ quần áo, nhưng họ luôn có nhiều hơn 1 bộ quần áo ở nhà. Khi quần áo dơ thì thay, khi quần áo ướt thì thay... Khi quần áo dơ và bốc mùi, không thay thì chẳng ai dám tới gần, khi quần áo ướt mà không thay thì sẽ bị bệnh. Và chúng ta nên mừng là chúng ta có nhiều hơn một bộ quần áo.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 596 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 19
Khách: 19
Thành Viên: 0