Hàng
trăm người dân ở thôn Phùng Khoang xã Trung Văn huyện Từ Liêm, thành
phố Hà Nội, biểu tình chống nhà cầm quyền cướp đất đã bị đàn áp và bị
bắt 6 người.
Chuyện xảy ra từ ngày 6/9/2010 dù ở ngay thủ đô nhưng đến ngày 9/9/2010 tin mới tới được báo điện tử Nữ Vương Công Lý phổ biến.

Người dân bị bắt nhốt trên xe của Công An, thò đầu qua lỗ thong hơi để thở. (Hình: NVCL)
Theo nguồn tin,
đất của dân bị cưỡng chế giao cho nhà thầu xây "khu đô thị mới”, tiền
đền bù dân không có đồng nào nhưng nhà thầu đã che chắn, mang xe cơ
giới đến để san lấp đất và cả san lấp một phần hồ Phùng Khoang.
"Mọi người kéo
nhau đến UBND Huyện đòi thả người vô điều kiện, nhưng họ không thả mà
vẫn còn tiếp tục đánh đập, bắt một số người, họ dùng những thủ đoạn,
những trò bỉ ổi, đến nhà bắt người ban đêm, đưa đi đâu không ai biết.
Họ còn có lệnh bắt giữ thêm một số người đã quá bức xúc đi đòi quyền
lợi, đòi công lý (như những người đánh trống kêu oan).
Hiện
nay tại thôn Phùng Khoang xôn xao và vô cùng bức xúc trước những hành
động khốn nạn của nhà cầm quyền.” Bản tin của một người địa phương phổ
biến trên trang báo Nữ Vưong Công Lý viết hôm Thứ Năm.
Bài
viết trên NVCL kể: "Theo điều 14 nghị định 64/CP của chính phủ ban hành
ngày 18/6/1999 và quyết định số 471/QĐ – UB ngày 10/10/1998 của UBND Tp
Hà Nội: Quỹ đất giành cho nhu cầu công ích của xã được quy định như sau: Căn
cứ vào quỹ đất đai, đặc điểm và nhu cầu của địa phương HĐND tỉnh thành
phố trực thuộc Trung ương, quyết định tỉ lệ đất được để lại cho mỗi xã
không quá 5%. Năm
1999 chia theo nghị định 64 thì mới chỉ chia 53%. Quỹ đất nông nghiệp
để lại không giao cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp. xã còn giữ lại
chiếm 47% trong tổng quỹ đất nông nghiệp của địa phương, dẫn đến tình
trạng nhiều hộ dân thiếu đất sản xuất. Trong khi đó, phần lớn diện tích
xã giữ lại đều bị bỏ hoang hóa không được sử dụng, gây lãng phí, gây
thiệt hại lớn đến kinh tế cũng như quyền lợi của nhân dân.”
Theo
nguồn tin, năm 2009 bà con thôn Phùng Khoang đã đến UBND xã hỏi ông Chủ
tịch xã (ông Dũng) và Phó Chủ Tịch xã thì được trả lời là khu đất đó
chưa bán. Tháng 5/2009 chưa được thông báo, người dân chưa nhận đền bù
mà đã thấy các nhà thầu, che chắn, đổ đất, san lấp mặt bằng trên phần
đất của mình, đồng thời các nhà thầu đã rao bán trên mạng. Nên người
dân đã bức xúc dựng 2 lều làm điểm canh giữ đất. Các nhà thầu đã không
thể thi công được.
Nhưng
đến ngày 6/9/2010 "thành phố đã huy động lực lượng hàng trăm công an,
cảnh sát cơ động, dân phòng dân vệ, các ban ngành trong xã mang đầy đủ
vũ khí: súng ống, rùi cui điện, lá chắn, cùng với xe cứu hoả, cứu
thương, xe chở tội phạm đến để cưỡng chế (cướp đất của dân) trước khi
cướp, họ đọc những gì không biết chỉ biêt có câu: "khu đất này đã được đền bù cho dân một cách hợp pháp” (mặc dù người dân chưa nhận được tiền đền bù).”
Người dân thôn
Phùng Khoang "vô cùng bức xúc đã đến đòi, công lý, đòi quyền lợi và giữ
2 lều canh đất, thì bị công an bóp cổ, đánh đập giã man bằng mọi thủ
đoạn, rồi bắt người đưa lên xe bịt kín không biết chở đi đâu”.

Máy xúc, máy ủi đất của "nhà đầu tư” san lấp ở bên hồ Phùng Khoang. (Hình: NVCL)
Tất
cả có 6 người đã bị bắt mà nguồn tin nêu ra gồm Nguyễn Thị Sớm, Nguyễn
Thị Liên, Lê Thị Trọng, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Nhất, và một người
chưa rõ tên.
Giữa
tháng 12 năm ngóai, báo VietnamNet đã có bài viết đả kích sự bất hợp lý
của dự án xây "đô thị mới” ở Phùng Khoang, diện tích 28 ha (mẫu tây).
Nhà cầm quyền thành phố cướp đất của dân bán cho nhà đầu tư lấy tiền.
Không những bán đất của dân còn bán luôn cả hồ Phùng Khoang 16 ha (mẫu)
để nhà thầu lấp đi phần lớn lấy đất xây nhà trong khi ngày mưa nào
thành phố cũng ngập lụt vì thiếu chỗ thoát nước. Hồ này chỉ còn có 6.3
ha.
"Hồ Phùng Khoang những ngày này đang là một đại công trường san lấp quy mô lớn. Xưa
kia, cả một khu hồ mặt nước mênh mông xanh biếc, không khí trong lành
nay đang bị những đống gạch, đất, cát đổ ngổn ngang lấn vào giữa lòng
hồ, bụi cát công trường bay mù mịt.” VietnamNet viết.
|