Dân
khiếu kiện về những khuất tất trong vấn đề đất đai tại tỉnh Nghệ An hôm
15 tháng 9 đã kéo về thành phố Vinh để bày tỏ bất bình về cách giải
quyết vụ việc của các cơ quan Nhà Nước
<
object id=audioplayer1
data="http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf"
width=240 height=25 type=application/x-shockwave-flash><
/object>
< meta name=ProgId content=Word.Document><
meta name=Generator content="Microsoft Word 12">< meta
name=Originator content="Microsoft Word 12">
Dân biểu tình
Những
người có cùng hoàn cảnh oan sai do mất đất tại nhiều địa phương khác
nhau tại tỉnh Nghệ An đã tập trung để nói lên tiếng nói chống những cán
bộ tham nhũng. Một thương binh tham gia cuộc biểu tình vào ngày 15
tháng 9 kể lại:
"Dù trời mưa nhưng chúng tôi có băng
rôn, biểu ngữ căng ra đi từ Bến Thủy đến Tỉnh ủy. Tôi từ huyện Tân Kỳ,
rồi có ngươì từ Nghiã Đàn, rồi Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nam Đàn,
Nghi Lộc, thành phố Vinh.
Điểm chung của những người
tham gia vì bị chính quyền dùng quyền lực để cướp đất. Họ lợi dụng
những việc như giải phóng mặt bằng, xây trường học, nói chung họ nói để
phục vụ phúc lợi Nhà Nước, phúc lợi nhân dân… để cướp đất của dân, ví
dụ ,một mét vuông đất đền 2500 đồng. Hiện nay một gói mì tôm giá cũng
2500 đồng. Họ lấy đất của dân để làm giàu. Ngoài trung ương cho biết
đất ở vùng xa xôi, xa đường cái, đất hoang đền bù ít nhất là 7000 đồng.
Vừa rồi có người ra ngoài trung ương mới biết.
Điểm
chung của những người tham gia vì bị chính quyền dùng quyền lực để cướp
đất. Họ lợi dụng những việc như giải phóng mặt bằng, xây trường học,
nói chung họ nói để phục vụ phúc lợi Nhà Nước, phúc lợi nhân dân… để
cướp đất của dân.
Một thương binh ở Nghệ An
Họ
dùng công an mặc đồ thường thu hết băng rôn của dân. Đến Tỉnh uỷ họ
dùng luật rừng, sử dụng dùi cui bắt Hồ Thị Bích Khương đưa lên xe máy
đi đâu mất, tôi không biết."
Bà Hồ thị Bích Khương,
một người từng bị tù, và lâu nay tiếp tục lên tiếng giúp cho những
người gặp oan khuất do đất đai bị trưng thu một cách bất công, tham gia
cuộc biểu tình với những ngươì khác, và bị công an bắt đi làm việc cho
biết sự vụ xảy ra đối với bà:
Một dân oan Nghệ An khiếu kiện hôm 15/4/2010. Ảnh do thính giả gửi RFA
"Lúc
đầu khoảng 30 người, 50 ngươì. Từng huyện tụ tập từng điểm và từng đoạn
thêm người, và khi đến Ủy ban Nhân dân tỉnh chật đường luôn. Mọi người
hô ‘Đả đảo chống tham nhũng’. Tôi quay phim và cũng hô như bà con. Họ
thấy tôi quay phim nên đã bắt và tạm giữ tất cả các đồ dùng. Người dân
xúm lại nhưng không mạnh bằng công an nên họ đã bắt được tôi và bỏ lên
xe đưa đi. Tại công an Phường Trường Thi, công an thành phố làm việc
với tôi lập văn bản tạm giữ tất cả đồ đạc."
Công an nói gì?
Vào
khi bà Hồ thị Bích Khương đang làm việc tại cơ quan công an phường
Trường Thi ở thành phố Vinh, một công an trả lời khi được chúng tôi hỏi
về sự vụ đó:
"Tôi đang bận tí việc. Việc dân tập
trung đòi hỏi quyền lợi tính sau, sẽ có bộ phận trả lời. Việc và Bích
Khuơng đang làm việc. Tin bà này bị đánh không đúng, vì tôi không thấy
có thương tích gì."
Theo lời hẹn cuả người công an
vừa nói, đến tối ngày 15 tháng 9, chúng tôi gọi lại cho số điện thoại
của người này, nhưng không được trả lời.
Vào ngày 26
tháng 8 vừa qua, Thanh tra chính phủ Việt Nam ra thông tư số
4/2010/TT-TTCP với qui định đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký cuả nhiều
người thì đơn đó sẽ bị trả lại. Việc trả lại đơn được thực hiện theo
mẫu số 5 ban hành theo thông tư số 4. Mẫu này căn cứ theo điều 6 Nghị
định 136/2006/NĐ-CP do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký hồi tháng 11 năm
2006.
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cho rằng nghị định
đó cấm khiếu nại tập thể và ông Cù Huy Hà Vũ đã có đơn khiếu nại thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã ban hành qui định cấm khiếu nại tập thể là
trái hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Tôi
đang bận tí việc. Việc dân tập trung đòi hỏi quyền lợi tính sau, sẽ có
bộ phận trả lời. Việc và Bích Khuơng đang làm việc. Tin bà này bị đánh
không đúng, vì tôi không thấy có thương tích gì.
Công an phường Trường Thi
Trong
thực tế lâu nay nhiều người dân có chung cảnh ngộ oan khuất cùng nhau
ký tên vào đơn khiếu nại tập thể với chữ ký cuả nhiều ngươì. Rồi họ
cũng cùng nhau đến tận những cơ quan trung ương tại Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh để đệ đơn đòi cứu xét, trả lại công bằng cho họ. Tuy nhiên
hầu như tất cả những vụ khiếu kiện như thế đã bị giải tán như vụ mới
diễn ra tại thành phố Vinh, Nghệ An hôm ngày 15 tháng 9 vừa qua.
Sáng
hôm qua 15 tháng 9 một số dân oan đã kéo đến trước văn phòng Đảng Ủy
của tỉnh Nghệ An thành phố Vinh để biểu tình đòi giải quyết tình trạng
cưỡng chiếm đất của họ không được đền bù thỏa đáng.
Ảnh do thính giả gửi RFA
Dân oan Nghệ An tập trung biểu tình trước trụ sở UBND tp Vinh hôm 15/4/2010.
Cướp băng rôn
Công
an đã đàn áp nhóm người biểu tình này và bắt đi bà Hồ Thị Bích Khương
trong một thời gian ngắn rồi sau đó thả ra. Mặc Lâm hỏi chuyện một
người dân tham gia cuộc biểu tình này là ông Trần Anh Anh, một bộ đội
phục viên người huyện Tân Kỳ, Nghệ An. Khi được hỏi tình hình biểu tình
ra sao ông Anh cho biết:
< meta name=ProgId
content=Word.Document>< meta name=Generator content="Microsoft
Word 12">< meta name=Originator content="Microsoft Word 12">
Họ
dùng roi điện đập chân. Cô Bích Khương bị đập nhiều nhất sau đó thì họ
bắt Bích Khương. Họ cầm tay họ vặn ra sau họ khiêng như một con vật.
Ô. Trần Anh Anh
Trần Anh Anh:"Bây
giờ tôi cũng không xác định là bao nhiêu nữa vì tất cả các huyện họ về
rất đông, họ đến trước chúng tôi nữa. Chúng tôi đi từ 4 giờ sáng đến
hơn 9 giờ rồi tập họp với nhau, chỉ đi trên đường thôi nhưng mà đi trên
vỉa hè thôi chứ không phải làm cản trở giao thông hay gây rối trật tự
nơi công cộng. Thực tế ở Việt Nam nó lợi dụng để nói mình gây rối nơi
công cộng.”
Mặc Lâm: Riêng cá
nhân ông đến đây bằng phương tiện gì và tình trạng riêng của ông như
thế nào khiến ông phải tham gia vào cuộc biểu tình này?
Trần Anh Anh:"Tôi
ở Tân Kỳ, tôi đi từ lúc 4 giờ sáng. Lâu nay chúng tôi đã khiếu kiện rất
lâu rồi, riêng bản thân tôi đã được 10 năm về vấn đề cộng sản cướp đất
của dân tức là phá nhà tôi. Hiện nay gia đình tôi tan nát vợ con tôi bỏ
tôi, tôi phải ở một mình. Thân hình tôi bây giờ đau bệnh đủ thứ, tôi là
thương binh. Tôi tham gia chiến tranh ở Campuchia đánh với PolPot. Hoàn
cảnh của tôi bây giờ đất không có nhà không có. Chúng tôi đi khiếu kiện
rất nhiều người. Hiện nay ở Việt Nam vấn đề oan sai rất nhiều, vì nhà
nước lấy đất thu hồi đất nhưng bồi thường không thỏa đáng, quá rẻ do
cán bộ nơi đó cướp mất cái quy định của nhà nước.”
Dân oan Nghệ An tập trung biểu tình tại trụ sở UBND tp Vinh hôm 15/4/2010. RFA file photo.
Mặc Lâm: Việc biểu tình này là tự phát do tình cờ đi khiếu kiện rồi tập trung lại hay là có chuẩn bị sẵn thưa ông? Trần Anh Anh:
"Bây giờ cũng có thể gọi là hợp thành một tổ chức rồi, tổ chức ngầm,
tức là chúng tôi hiểu với nhau. Chúng tôi đã thành lập đoàn này đoàn
kia nhưng mà nhà nước nó không công nhận. Nó sợ khi mà mình có tổ chức
rồi thì mình sẽ đấu tranh nó, loại trừ nó cho nên nó không duyệt cho
mình. Thời gian mấy tháng vừa qua chúng tôi đã tập hợp những người ở
trong tỉnh này để đi khiếu kiện nhưng lần này chúng tôi làm băng rôn để
khiếu kiện và đề trên ấy là "loại trừ tham nhũng, đả đảo tham nhũng”
chứ ngoài ra không có vấn đề gì. Chúng tôi chưa chửi cái đảng cộng sản
này nhưng nó đã dùng biện pháp cướp băng rôn, chúng tôi nói chúng nó
không nghe chúng lấy lực lượng đàn áp dân.”
Cán bộ tỉnh ủy tránh mặt
Mặc Lâm: Về phía chính quyền có ai ra tiếp dân để nghe nguyện vọng của những người biểu tình hay không?
<
meta name=ProgId content=Word.Document>< meta name=Generator
content="Microsoft Word 12">< meta name=Originator
content="Microsoft Word 12">
Cướp đất cướp
nhà cướp bạc tiền bây giờ cướp luôn cả khẩu hiệu mà chúng tôi phản đối
nó. Chỉ có thế thôi chứ chúng tôi không làm điều gì trái với lương tâm.
Ô. Trần Anh Anh
Trần Anh Anh:
"Chúng tôi đến ngay tỉnh ủy nhưng mà cán bộ tỉnh ủy không có ai ra cả,
họ tránh mặt. Họ dùng lực lượng cảnh sát, dân phòng và nhiều lực lượng
đàn áp.”
Mặc Lâm: Ông có thể cho biết là chính quyền đối phó với đoàn biểu tình như thế nào? Họ có phản ứng gì mạnh mẽ lắm hay không?
Trần Anh Anh:
"Họ dùng roi điện đập chân. Cô Bích Khương bị đập nhiều nhất sau đó thì
họ bắt Bích Khương. Họ cầm tay họ vặn ra sau họ khiêng như một con vật.
Họ đối xử với công dân đi tố cáo bọn tham nhũng như thế. Chúng tôi cũng
lên án là chúng mày cũng bảo vệ bọn tham nhũng vậy thì chúng mày không
phải là cộng sản nữa. Chúng mày đội lốt cộng sản đi cướp của dân. Cướp
đất cướp nhà cướp bạc tiền bây giờ cướp luôn cả khẩu hiệu mà chúng tôi
phản đối nó. Chỉ có thế thôi chứ chúng tôi không làm điều gì trái với
lương tâm.”
Mặc Lâm: Ông vừa nói là bà Bích Khương cũng có trong nhóm biểu tình xin ông cho biết bà ấy tham gia với tư cách gì?
Chị Hồ Thị Bích Khương. RFA file photo.
Trần Anh Anh: "Dạ Bích Khương cũng đứng về phía dân oan bằng cách lấy tin tức thôi.” Mặc Lâm: Ông
có ngại khi chúng tôi đem tiếng nói của ông lên đài Á Châu Tự Do để
phát thanh cho mọi người nghe tình hình hiện nay của ông hay không? Ông
có sợ chính phủ làm khó dễ hay trả thù ông hay không?
Trần Anh Anh: "Không!
Đối với tôi thì rất là can đảm trong vấn đề này vì chỉ thị 37 của Bộ
chính trị rồi ông Nguyễn Minh Triết ký với Liên Hiệp Quốc về chống tham
nhũng. Tôi có báo, tôi không có luật nhưng tôi có báo ở đây. Nếu ai cần
thiết ở Việt Nam này đến phỏng vấn tôi, tôi sẵn sàng trả lời với họ tôi
không sợ gì cả. Các anh cứ cho tôi lên tiếng, cứ cho tôi được phát ở
trên toàn cầu, tôi thấy rất mừng vì được tự do. 10 năm rồi ôi bị o ép.
Tôi bị mất quyền công dân mất tất cả các quyền lợi tức là mất tự do của
tôi. Nếu các anh giúp tạo điều kiện cho tôi lên phát biểu toàn cầu thì
những người dân Việt Nam trên thế giới người ta hiểu thực tế ở Việt Nam
như thế nào. Ở Việt Nam nó không được tự do như ở nước ngoài nên rất
thèm những cái mà ở nước ngoài người ta có.”
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.