Main » 2010 » Tháng Năm » 4 » Dân trí những người Việt lạc quan về tương lai cao hay thấp?
7:12 AM Dân trí những người Việt lạc quan về tương lai cao hay thấp? |
Kami
"81% người Việt Nam cho rằng đất nước đang đi đúng hướng"
(Báo Giáo dục & Thời đại)
 Phóng viên hãng tin AP Ben Stocking Ảnh chụp nhà báo Ben Stocking một vài giờ sau khi ở đồn cảnh sát
Không
hiểu vô tình hay có chủ ý, thân thiện hay không mà phóng viên hãng
tin AP (Associated Press) thường trú ở Hà Nội Ben Stocking có bài
viết nhan đề "AP-GfK Poll: Vietnamese upbeat about future"(1) được đăng vào thời điểm trước ngày kỷ niệm 35 năm giải phóng Miền nam (30/4/1975-30/4/2010).
Ngay
lập tức bài viết nói trên đã được Báo Giáo dục & Thời đại sử dụng
để dịch và biên tập lại và hàng loạt rất nhiều báo chí lề bên phải đồng
loạt tung hô để tuyên truyền sự thành công của đảng CSVN với tựa đề
"81% người Việt Nam cho rằng đất nước đang đi đúng hướng" với nhiều
đoạn bị cắt xén vì động chạm tới một số vấn đề tương đối nhạy cảm.
Trước hết cần phải nhấn mạnh đây là một bài viết căn cứ theo kết quả thăm dò dư luận dân chúng của hãng thông tấn AP
tiến hành khảo sát được tiến hành trên 1.600 người, có độ tuổi trên 18,
kéo dài từ 23/2 đến 25/3/2010 tại 48 thành phố, thị trấn ở Việt Nam
dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp. Kết quả công bố cho thấy 85% số
người được khảo sát nhận định nền kinh tế (lưu ý từ kinh tế)Việt Nam
tăng trưởng hơn so với 5 năm trước, 87% cũng bày tỏ hy vọng nền kinh tế
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn trong 5 năm tới, 81% cho rằng
đất nước đang đi đúng hướng.
Sở dĩ đặt vấn đề nghi ngờ về thái
độ của tác giả bài viết bởi chắc hẳn ai cũng còn nhớ phóng viên người
Mỹ Ben Stocking đã từng bị an ninh Việt nam đánh vỡ đầu phải khâu bốn
mũi và được ra về sau hai tiếng rưỡi ở đồn cảnh sát khi cố tình chụp
ảnh cảnh nhà chức trách cho xây công viên tại khu đất Tòa Khâm
sứ cũ ở Hà Nội vốn tranh chấp với Giáo hội Công giáo trong
năm 2008. Nếu ông Ben Stocking là một phóng viên không trung thực và có
ý đồ xấu thì điều đó có khả năng gây sự thiếu chính xác công bằng cho
kết quả thăm dò dư luận xã hội vốn là hiếm hoi ở Việt nam lần này.
Nhưng qua thực tế bài viết đã cho thấy phóng viên Ben Stocking thực sự
là một phóng viên chuyên nghiệp và hãng tin AP rất công bằng và sòng
phẳng đã phản ánh trung thực, không giống như Nhà nước Việt nam thường
đánh giá xếp Hãng tin AP vào hàng "các thế lực thù địch" như đảng CSVN
thường nói về các hãng truyền thông nước ngoài khi đưa tin về Việt nam
trung thực và công bằng.
Bài viết này không đi vào phân tích nội
dung kết quả điều tra dư luân dân chúng (poll) của hãng tin AP, hay sự
giới thiệu bài đánh giá kết quả thăm dò này của báo chí Việt nam có sự
cắt xén (4) khi dịch và biên tập để giới thiệu với độc giả, đã có sự
lập lờ khi cho rằng tới "81% người Việt Nam cho rằng đất nước đang đi
đúng hướng". Mà báo chí của Đảng không nói rõ rằng sự nhận định đúng
hướng ấy của những người tham gia khảo sát là vấn đề hoàn toàn chỉ liên
quan tới kinh tế chứ không phải là về chính trị hay những vấn đề quan
tâm khác của dư luận xã hội. Mà ở đây muốn bàn tới câu hỏi tại sao nhà
nước Việt nam không chịu tiến hành các cuộc khảo sát thăm dò dư luận xã
hội một cách công khai và nếu họ không có năng lực đảm trách thì sao
không giao việc này cho các tổ chức NGO (non governmental organization)
đảm nhận? Hay cũng vì họ nghĩ rằng dân trí của nhân dân Việt nam còn
quá thấp?

Thăm
dò ý kiến (poll) dư luận dân chúng được hiểu là cách tìm hiểu bằng cách
dò hỏi, dò xét một cách kín đáo để biết ý kiến, thái độ hoặc sự phản
ứng của người dân để biết ý kiến nhận xét, khen chê của số đông đối với
vấn đề nào đó. Phương pháp này (poll) ở hầu hết tất cả các nước có nền
dân chủ tiến bộ được sử dụng thường xuyên và là biện pháp không thể
thiếu được cho một tổ chức nhà nước khi cần tìm hiểu nguyện vọng và ý
kiến của người dân khi ban hành hoặc áp dụng các chính sách nào đó của
mình. Đôi khi để đảm bảo tính trung thực và người ta thường sử dụng các
Viện nghiên cứu, các trường Đại học có uy tín tiến hành việc đó và khi
cần thiết họ cho đồng thời cùng tiến hành điều tra dư luận xã hội song
song của nhiều tổ chức để đối chiếu và qua đó rút ra kết quả một cách
chính xác nhất. Điều đặc biệt là các đảng phái chính trị thường thông
qua các cuộc thăm dò để tìm hiểu nguyện vọng của cử tri trước khi tung
ra đường lối tranh cử của đảng mình trước mỗi kỳ bầu cử nhằm nâng cao
khả năng thu hút phiếu bầu của cử tri nhiều nhất.
Tóm lại kết
quả của các cuộc thăm dò dư luận xã hội là căn cứ và là cơ sở quan
trọng cho việc điều chỉnh hay sửa đổi các chính sách kinh tế xã hội,
các chủ trương đường lối của một chính quyền nhà nước nếu chính quyền
đó thực sự là của dân, do dân và vì dân.
Trong một nền chính trị
độc đảng như ở Việt nam hiện tại, mọi việc lên quan đến chính sách chủ
trương đường lối phát triển đất nước hay các vấn đề liên quan đến đời
sống xã hội của người dân đều do một nhóm người trong Bộ Chính trị của
đảng CSVN quyết định. Quyền lợi và sự tồn vong của Đảng là ưu tiên hàng
đầu xếp lên trên quyền lợi của tổ quốc và nhân dân. Việc tiến hành các
cuộc thăm dò dư luận xã hội được tiến hành rất bí mật không công khai
cho dân chúng biết và với số lượng các cuộc thăm dò quá ít ỏi, đó chính
là lý do trong các đường lối chủ trương chính sách của đảng và nhà nước
Việt nam có rất ít các chính sách về kinh tế và xã hội phù hợp với
nguyện vọng của đa số dân chúng. Do không tiến hành khảo sát dư luận
dân chúng nên Đảng CSVN không thể hiểu được hết tâm tư và nguyện vọng
chính đáng của người dân, đó chính là lý do vì sao đảng CSVN không phát
huy hết được khả năng của họ trong việc lãnh đạo đất nước. Điều quan
trong hơn là đảng CSVN vì không hiểu nguyện vọng của dân nên trước mỗi
đòi hỏi chính đáng của quần chúng họ nhìn nhận điều đó là biểu hiện của
diễn biến hòa bình.
Cuộc khảo sát dư luận xã hội của AP tiến
hành ở Việt nam trong tháng 2 và 3 năm 2010 qua bài viết của phóng viên
Ben Stocking được cơ quan truyền thông của nhà nước chớp thời cơ sử
dụng và khai thác triệt để ca ngợi thành tựu về phát triển kinh tế mà
họ cho rằng đó là do chính sách đúng đắn của đảng CSVN và chính quyền
nhà nước của họ. Mà họ cố tình không cho người dân hiểu rằng đó là sự
phát triển tất yếu của một đất nước chuyển nền từ kinh tế chỉ huy quan
liêu bao cấp của Chủ nghĩa Marx-Lênin sang nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa
và đồng thời cơ hội phát triển nền kinh tế ở Việt nam sẽ còn có khả
năng ở mức độ cao hơn hiện tại nếu đảng CSVN và chính quyền có đường
lối đúng đắn để huy động hết tiềm năng sẵn có trong dân trên mọi mặt
vật chất và tinh thần vốn có.
Hiện nay mỗi khi nhắc tới vấn đề
"nhạy cảm" là cải cách chính trị tiến hành dân chủ hóa xã hội, với mục
tiêu xây dựng một chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân, với
mục đích cao cả cuối cùng là "Xây dựng một nước Việt nam hòa bình,
thống nhất, dân chủ và giàu mạnh". Bây giờ thay vì biện hộ kiểu áp đặt
"Ý Đảng là lòng dân" theo kiểu cũ mà dân chúng không ai còn tin và chấp
nhận nữa thì hiện nay đảng CSVN quay sang bao biện đổ tội cho vấn đề
dân trí, theo kiểu "Vì dân trí người dân còn thấp, cho dân chủ sẽ
loạn"(!?).
Vậy thử hỏi khi sử dụng kết quả thăm dò của hãng tin
AP mà họ cho rằng ""81% người Việt Nam cho rằng đất nước đang đi đúng
hướng" thì tại sao đảng CSVN và chính quyền không tự đặt câu hỏi rằng
"dân trí của 1.600 người, có độ tuổi trên 18 tại 48 thành phố, thị
trấn ở Việt Nam dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp của Hãng tin AP nói
trên dân trí của họ cao hay thấp?
Từ đó có hai câu hỏi được đặt ra:
1.Nếu
dân trí của người dân Việt nam thấp thì kết quả trên của AP có đáng tin
hay không? Và lý do gì đảng CSVN đã tin và dùng kết quả thăm dò dư luận
trên để tuyên truyền?
2.Nếu dân trí dân Việt nam cao nên có
các kết quả đáng khích lệ như trên thì lý do gì đảng CSVN không nhanh
chóng mở rộng dân chủ hóa?
Không hiểu là vì đảng trí của các
đồng chí đảng viên lãnh đạo hiện tại thấp hơn dân trí dân ta hay hay
không? Hay là sau vụ này các đỉnh cao trí tuệ lại nghĩ ra các trò biện
hộ kiểu chầy bửa khác như kiểu dân trí?
Chúng ta cùng chờ xem thái độ và câu trả lời của họ!
3/05/2010
------------ Ghi chú: (1)http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5jlQwmXigZRHrUm7reD7fz-OwtfJAD9FCG8V01 (2)http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080921_ap_evidence.shtml (3)www.gdtd.vn/.http://postsbykami.multiply.com/AP-81-nguoi-Viet-cho-rang-dat-nuoc-dang-di-dung-huong-1926103/ (4)http://danluan.org/node/4863 © Kami 2010
|
Category: Việt Nam ngày nay |
Views: 452 |
Added by: danchu
| Rating: 0.0/0 |
|
Statistics

Đang online: 1 Khách: 1 Thành Viên: 0
|