Lời người xưa:
Lấy nhân nghĩa chinh
phục nhân tâm là kẻ trí
Lấy sức mạnh cự lại sức
mạnh là kẻ dũng
Mỗi cái điều dùng sức
mạnh là kẻ bất tài
Cách nay ngót nghét
chắc cũng hai mươi năm, nhà văn Nhật Tiến – được
biết đến với cuốn Thềm Hoang, đoạt giải văn học hồi
thập niên sáu mươi của thế kỷ trước – về VN "thăm
dân”, rồi trở qua Mỹ mới "cho biết sự tình”. Ông
tuyên bố rằng: tình trạng VN như nồi cám heo. Đến
hôm nay, hai mươi năm sau, "nồi cám heo” đã "bốc
mùi”, còn tệ hại hơn nồi cám heo của ông Nhật Tiến
thời đó.
Bây giờ cánh cửa căn
nhà VN đã he hé, Internet có sẵn, chỉ cần ngồi một
chỗ, người ta dầu ở bất kỳ nơi đâu trên quả địa cầu
này cũng đều biết mọi việc từ Bắc chí Nam.
Cũng chính vì mở cửa
nên dân nghèo đói vùng nông thôn phân tán, lưu lạc
khắp mọi nơi, mạnh ai nấy kéo về nơi có "ánh sáng”
của thành phố; đi Tây, đi Mỹ, đi Tàu… , bằng đủ mọi
ngành nghề, bằng đủ mọi kiểu cách tìm việc, tìm chỗ
nương thân để kiếm sống. Cái gì chứ khi mà con người
tập trung nơi phố thị đông đúc thì đương nhiên sinh
ra lắm "tật” và cũng nhiều "tài”. Người nghèo đói
nhìn kẻ có tiền, nhìn hào nhoáng vật chất nẩy sinh
lòng tham, là một trong hàng trăm ngàn nguyên nhân
để họ sinh tật. Đó là một trong nhiều trường hợp
chính quyền không có khả năng điều hành trong quản
lý quốc gia, phân bổ dân số, dẫn đến tệ nạn.
Nói về quản lý đất nước
thì phải nhìn nhận rằng chính quyền VN không có một
chút xíu gì khả năng cả. Chính vì không có khả năng
nên mới có chuyện: cái gì không ổn thì cấm. Cấm
không xong thì tịch thu, bắt nhốt gọi là cải tạo,
giáo dục, học tập. Cải tạo xong, thả ra thì cũng vẫn
chứng nào, tật nấy. Là một kinh nghiệm sống, nên họ
có lắm mưu nhiều kế đối với chính quyền còn tinh vi
hơn xưa. Rồi chính quyền cũng lập mưu chống trả. Sự
tha hóa cứ thế mà leo thang.
Cái tư tưởng, lòng dạ
của con người không thể ép, cấm. Muốn giáo dục con
người là giáo dục bắt đấu từ cái tâm. Cái tâm bộc lộ
ra bằng lời, tâm địa xấu thì sẽ dẫn đến hành động
không tốt. Trước tiên phải trị cái tâm bằng ngôn
luận, không ai đi trị bằng roi, bằng đòn thù. Tranh
luận để đi tìm mục đích chung nằm giữa cái đúng và
cái sai.
Xã hội sa đọa là thuộc
về căn bệnh đạo đức nhiều năm biến thái tinh vi, bám
trong cơ thể quốc gia ăn lan ra ngoài xã hội. Mà là
căn bệnh quái ác của xã hội thì không thể điều trị
bằng cách cắt khối u, giải phẫu là xong. Chữa bằng
cách cấm, nhốt, đó chưa phải là biện pháp hữu hiệu
và là nền tảng ổn định về lâu về dài. Như thế là
đường lối, chủ trương quản lý quốc gia đó sao?! Rồi
cưỡng chế. Mà hễ nghe đến hai chữ cưỡng chế (có
người còn gọi là ép buộc) thì dầu đúng hay sai người
ta cũng coi đó là hành động của những kẻ côn đồ, dân
chợ búa. Không thể biện minh cho hành động này.
Đã không có khả năng
điều hành quốc gia mà lại còn cấm kiến nghị tập thể
thì chắc ai cũng nhận ra là kẻ ngu dốt đang ngồi
trên đầu dân tộc. Đồng thời, nếu người ta góp ý thì
bảo thiếu tinh thần xây dựng. Người lãnh đạo mà đã
ăn nói theo kiểu này thì ai cũng biết ngay trình độ
nhận thức của họ, là người ngu hay khôn? Thử hỏi:
nếu lãnh đạo để thất để thoát hơn bốn tỷ Mỹ kim của
dân, dầu người dân có hạch sách, chửi cha lãnh đạo
đi nữa thì đó cũng là tinh thần xây dựng quốc gia
đấy. Mà như thế nào mới gọi là xây dựng nhỉ!? Cái
thằng ăn bẩn, phá của quốc gia trực tiếp với một số
tiền khổng lồ như thế, nếu tìm ra được bằng chứng
tham ô, đương nhiên theo luật VN là phải đem nó tử
hình; còn cái thằng chi tiền cho cái đám tham ô thì
kiểm điểm, phê bình, xây dựng, nhận trách nhiệm rồi
huề tiền thôi sao!? Ai tin là thằng chi tiền trong
sạch? Bây giờ còn giao cho thanh tra – mấy con gà
nhà- "làm rõ”, chỉ để làm kiểng. Quốc hội tới mấy
trăm thằng, biết thằng nào ngoan, thằng nào chứng mà
giao! Điều hành đất nước như thế, một đứa con nít ma
lanh cũng làm được. Một thằng tự kiểm; Một thằng bị
khóa sổ, giơ cao đánh khẽ rồi mọi chuyện sẽ êm ru
thôi! Khỏi cần truy cứu trách nhiệm thêm chi nữa.
Làm chi cho lớn chuyện, sợ cái bọn lợi dụng quyền tự
do dân chủ sẽ bới móc, đánh phá lòi ra tùm lum thì
không đẹp mặt chút nào. Đó cũng là một nguyên nhân
bao che mờ ám làm cho xã hội đi đến tha hoá.
Cái dân anh chị trùm
đứng đường, bao bến bãi cũng có luật, cũng có "điều
4 hiến pháp”. Đôi khi chúng cũng áp dụng luật bất
thành văn. Hễ không đồng ý, chúng dùng đàn em gọi là
nhân dân tự phát để "nói chuyện phải quấy” với đối
phương; nếu không xong thì ép cho té xe gây tai nạn
rồi bỏ chạy. Chúng cũng chơi luật theo cảm tính, lôi
bè kết cánh, mạnh thắng, yếu thua; tạo sự đồng thuận
để đàn em xum xuê, tâng bốc, cùng ngồi chung bàn dễ
chấm mút, có chuyện thì bao che, bênh vực nhau;
thích thì để yên, ai đầu phục chúng thì xong chuyên;
ngược lại thì trấn áp, cưỡng chế, đánh cho… bỏ mẹ
đứa nào mà dám xía vào chuyện nội bộ của chúng.
Vì trong khuôn khổ bài
viết, đáng lý ra còn quá nhiều chuyện liên quan đến
pháp lý, dài dòng, báo chí lề trái cũng đã đề cập
không thiếu. Càng nhắc tới, thì càng làm nóng mặt
thêm! Tôi chỉ muốn viết, đem so sánh hai trường hợp,
giữa lãnh đạo quốc gia VN với dân chợ búa, có tương
đương nhau không?
Nguyễn Dư (danlambao)