Thứ Bảy, 2024-04-20, 2:18 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Ba » 31 » Giới trẻ ngày nay ít quan tâm đến các vấn đề của đất nước?
10:21 AM
Giới trẻ ngày nay ít quan tâm đến các vấn đề của đất nước?
Khánh An, phóng viên RFA
2010-03-29

Café Wifi kỳ này sẽ cùng các bạn trẻ tìm hiểu những nguyên nhân khiến cho các bạn trẻ Việt Nam ít quan tâm đến những vấn đề nóng của đất nước.

RFA file Photo

Sinh viên Thanh niên Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa.

Thế nào là "phản động”?

Bây giờ thì Khánh An mời quý vị và các bạn tái ngộ với 3 bạn Hải, Quân và Nam đến từ Việt Nam, Mỹ và Pháp. Trước tiên Nam cho biết:

Nam: Khi mà mình ở trong nước, khi mà mình nghe một cái thông tin gì đó, có thể là về nhà nước chẳng hạn, thì có nhiều người mình quen, khi mình gửi một cái thông tin gì đó, chẳng hạn về Hoàng Sa, hoặc là Hoàng Sa - Trường Sa, hoặc là bauxite Tây Nguyên, cái điều đầu tiên mà họ nói mình là: "Mày mới ra nước ngoài mà mày đã có tư tưởng phản động này nọ”. Thường thường nhiều khi có cái chuyện mình vừa mới ra nước ngoài mình đã biết được những thông tin như thế, khi mình giới thiệu lại với những bạn bè ở Việt Nam mình nói lại những câu như vậy, thật ra điều đó rất là khó. Các bạn nhiều khi ở trong nước cũng sợ nên cũng không dám vào, và những người thậm chí là từ chối thông tin khi mà mình đưa cho họ. Đấy là những người bạn mình biết nhé, chưa kể những người mà có thể là mình ít quen biết với họ thì điều đó chắc có thể còn nặng hơn.

Từ bé mình cũng thế, từng được giáo dục như thế này và nó kéo dài trong nhiều năm liền, thì tự nhiên nó trở thành một thói quen, trở thành như một cái tập tục rồi.

Bạn Nam

Khánh An: Khánh An nghĩ rằng những chuyện này có lẽ là cũng gây tranh cãi khá nhiều và nó cũng có thể, nếu mà không giải quyết thì nó cũng sẽ là một cái bức tường ngăn cách giữa giới trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như là giới trẻ Việt Nam ở nước ngoài. Nam có nói đến chuyện gởi thông tin về bauxite hay là những vấn đề liên quan Hoàng Sa - Trường Sa thì những bạn trong nước nói rằng là mới đi qua đó đã "phản động" rồi, thì theo như Hải thì như vậy có "phản động" hay không? Và theo các bạn thì như thế nào là "phản động”? Và như thế nào là yêu nước?

Hải: Mình thì với những thông tin nào mình có thể chấp nhận được chủ yếu là khi mình tiếp nhận thì mình đứng trên phương diện nào để tiếp nhận thông tin đó. Những cái gì sai thì mình đọc mình biết mình để đó, còn những cái gì đúng mình sẽ tiếp thu, chứ nếu mình không lọc trước những thông tin nào đưa tới, mình mới đọc vô một phát rồi kêu nó là phản động, nếu như vậy thì thôi, thà bạn khỏi đọc đi, bạn khỏi tiếp xúc đi, bạn khỏi lên internet, bạn ở nhà bạn làm gì đó thì bạn làm.

Còn giữa phản động và yêu nước thì mình nghĩ khi mà các bạn có tiếp xúc thông tin nếu mà gọi là phản động thì cái đó nó phải gần như là những thông tin chống đối lại với Việt Nam như là chủ quyền, rồi quyền chủ quyền, hay là bất cứ chế độ chính trị hay là gì đó thì đối với mình nó chỉ là một thông tin để mình biết, mình tìm hiểu, mình tham khảo, còn vấn đề phản động hay yêu nước đó là của mỗi người các bạn phải tự mình tìm ra chứ không thể người nào giúp đỡ bạn được.

Cô Phạm Thanh Nghiên, hiện vẫn còn bị giam giữ vì công khai bày tỏ chính kiến. RFA file Photo.
Cô Phạm Thanh Nghiên, hiện vẫn còn bị giam giữ vì công khai bày tỏ chính kiến. RFA file Photo.
Khánh An: Nam thì nghĩ sao, Nam?

Nam: Giống như là, từ bé mình cũng thế, từng được giáo dục như thế này và nó kéo dài trong nhiều năm liền, thì tự nhiên nó trở thành một thói quen, trở thành như một cái tập tục rồi. Khi người ta động đến cái gì, nói đến cái điều đấy là nhiều khi mình chưa cần biết là nó đúng hay sai, mình đã có phản ứng. Mình nghĩ đó là trường hợp của nhiều người chứ không phải là của một số nhỏ sinh viên Việt Nam bây giờ.

Dễ dàng ghép tội?

Khánh An: Quân có tiếp xúc nhiều với lại các bạn trẻ tại Việt Nam không? Và Quân có đánh giá như thế nào về các bạn trẻ hiện nay ở trong nước, những thông tin họ nhận được?

Quân: Quân có quen biết với một số bạn ở Việt Nam, đối với Quân thì những vấn đề thông tin về đất nước Việt Nam hay là chủ quyền lãnh thổ Việt Nam thì không có gì gọi là phản động được cả, tại vì chúng ta bảo vệ chủ quyền Việt Nam và thể hiện cái tình yêu nước. Nó chỉ được gọi là phản động khi mà những người đó không bảo vệ đất nước Việt Nam mà ngược lại còn tuyên bố đó là chủ quyền của nhiều quốc gia khác hoặc là chống lại sự phát triển của đất nước đến tương lai.

Nam: Ngay trong Việt Nam cái từ "phản động" nghe rất mơ hồ. Một người bị ghép vào cái tội phản động, mình nghĩ nếu nhà nước Việt Nam muốn ghép vào tội phản động thì người ta có thể ghép bất cứ lúc nào.

Và khi các bạn trẻ không được quyền lên tiếng thì chính phủ đó không còn là của dân và do dân nữa, mà là do đảng và của đảng.

Bạn Quân

Khánh An: Bạn nghĩ như vậy à?

Nam: Mình thấy là rất mơ hồ tại vì nhiều người bị cái tội đó mà nhiều người bị tù rồi. Xét riêng cái từ "phản động” thì cái đó tùy.

Khánh An: Hải? Hải đang ở Việt Nam, Hải có nghĩ rằng bất cứ ai cũng có thể ghép vào cái tội phản động không?

Hải: Theo mình nghĩ thì vấn đề ghép vô cái tội đó thì phải có chứng cứ. Theo mình nghĩ thì không thể dễ dàng ghép một người vô cái tội đó được. Nếu mà đã có chứng cứ xác thực thì nó sẽ đương nhiên, còn nếu mà không có chứng cứ xác thực thì khi mà đã đưa ra tòa thì tòa sẽ xét xử nhiều cấp, có thể xét lại bản án đó, minh oan cho người đó. Vấn đề dễ dàng ghép thì mình nghĩ là không phải, mình nghĩ là khó trong vấn đề đó.

Khánh An: Để mà nói đến những vấn đề này cụ thể hơn, Khánh An có nhớ ra một trường hợp những vị giáo sư nổi tiếng, những người mà đã sáng lập ra trang web bauxite, không biết Hải có nghe tin tức về những người này không, khi mà họ nói lên vấn đề về bauxite?

Hải: Đối với vấn đề về bauxite thì mình không có biết được cái trang web về bauxite hiện nay nhưng mà mình có theo dõi một số ví dụ như GS Nguyễn Văn Dũng thì người này cũng đã nói đến vấn đề bauxite và đâu có chuyện gì đâu, theo mình nghĩ kỹ vấn đề như vậy, thực sự Việt Nam hiện theo dân chủ thì chúng ta có quyền phát ngôn về những vấn đề đó.

Khánh An: Đó là ý kiến của Hải, còn Nam và Quân thì nghĩ như thế nào?

Nam: Những phát ngôn đó không được đưa lên báo toàn quốc, nó chỉ nằm trên các diễn đàn về những thông tin như thế. Người ta không được biết chi tiết cho lắm trên báo chí truyền thông của Việt Nam. Mình muốn đọc kỹ thì chỉ có lên các diễn đàn thôi. Hoặc là có thể theo giải thích của báo chí là có thể không biết rõ hay là gì đó thì người ta đưa lên như vậy thì nó ảnh hưởng không tốt đến quốc gia hay gì đấy mình không biết.

Trang web bauxitevietnam. Hình chụp từ trang bauxitevietnam.
Trang web bauxitevietnam. Hình chụp từ trang bauxitevietnam.

Khánh An: Mình muốn nói đến trường hợp của GS Nguyễn Huệ Chi và GS Phạm Toàn, những người đã sáng lập ra trang bauxite Việt Nam. Tất cả mọi người đều thừa nhận các vị giáo sư này là những người chỉ có một lòng yêu nước mà thôi, chứ không có bất cứ ý định nào khác, thì họ cũng đã được mời lên làm việc một số lần. Dĩ nhiên là sau đó thì họ cũng được thả ra, họ cũng được về nhà, nhưng mà những điều họ bị đối xử như thế thì theo các bạn nghĩ rằng là nó có công bằng không, nó có đúng pháp luật hay không, khi mà họ nói lên một vấn đề rất lớn mà liên quan đến vận mệnh của đất nước?

Nam: Khi mà các giáo sư đưa đến những thông tin như thế thì mình không hiểu là những người có trách nhiệm mời các giáo sư lên làm việc, những người đó có đọc những điều mà giáo sư hoặc là những người trên trang web bauxite người ta viết hay không? Và người ta mời lên với mục đích là gì? Cái này mình không biết. Ai cũng có công việc của người ta. Mời lên như thế thì nếu mà không giải quyết được vấn đề gì thì liệu người ta sẽ làm như thế nào?

Bưng bít thông tin

Mình nghĩ nếu nhà nước Việt Nam muốn ghép vào tội phản động thì người ta có thể ghép bất cứ lúc nào.

Bạn Nam

Khánh An: Hải ở trong nước Hải có biết được những thông tin này không?

Hải: Ồ, thực sự thì cái bauxite, nếu mà vấn đề này thì mình cũng không rõ lắm, nhưng mà nếu có ai nói như vậy thì theo mình nghĩ khi đã mời lên thì phải có lý do, nhưng mà mình không biết được cái lý do đó. Nếu chỉ vì lý do các phát ngôn của giáo sư hay là khi giáo sư mà cảm thấy cần làm rõ thì cũng có thể xin phép làm rõ. Nhưng cái vấn đề đó là nói như anh Nam nói thì ai cũng có công việc, mời lên nếu mà đã giải quyết tốt thì thôi, như vậy tạo điều kiện không những cho mình mà cho người khác nữa.

Quân: Quân góp ý như thế này. Khi mà các giáo sư và những người bạn trẻ khác từ trong nước đã lên tiếng về vấn đề bauxite ở Việt Nam thì đó là xu hướng chung của toàn cầu ngày nay. Đó là trách nhiệm mà mỗi cá nhân cần phải có. Khai thác bauxite thì chúng ta cũng được biết rằng cái tác hại về lâu về dài nó rất hại cho môi trường, không những riêng cho Việt Nam mà còn cho cả toàn cầu. Thì những vị giáo sư lên tiếng và những bạn trẻ lên tiếng về vấn đề này thì không thể nào phải bị làm phiền, và những điều này cần phải được nhà nước khuyên các bạn trẻ làm nhiều hơn.

Nam: Tại vì theo thông tin mà mình được biết thì cái bauxite ở Tây Nguyên, cái lượng bauxite để mà khai thác ở đấy thì không có đáng bao nhiêu nhưng mà cái lượng tiền bỏ ở đấy để  mà đầu tư máy móc để khai thác ở đấy nó còn tốn gấp mấy lần cái tiền đi mua bauxite, thành ra thế các giáo sư mới lên tiếng. Và thêm một điều nữa là những người làm việc về bauxite ở đấy là những người Trung Quốc ngoài những người Việt, nên các giáo sư phản ứng là chuyện bình thường. Mình thấy không có việc gì để mà mời các giáo sư lên làm việc cả. Có nhiều nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra những lý do để ngăn chận việc khai thác bauxite nhưng mà nó vẫn diễn ra.

Khánh An: Và nếu mà các bạn đọc được những bài viết của các giáo sư này thì các bạn sẽ thấy được cái lòng yêu nước của họ rất là lớn, rất là tâm huyết.

Nam: Trang web bauxite Việt Nam là trang web mình vào nhiều nhất và truy cập nhiều nhất về những thông tin trong đấy.

Khánh An: Và như vậy thì các bạn thấy rằng là có thể nói các giáo sư này là những tấm gương yêu nước mà họ lại bị những cái như thế này thì liệu rằng là những bạn trẻ khác, đặt trường hợp là Hải ở Việt Nam thì liệu Hải có còn dám đấu tranh không? Hải có còn dám lên tiếng không về vấn đề chủ quyền cũng như là những vấn đề được gọi là "nhạy cảm”?

Hải: Theo mình thì mình vẫn cứ đến tại vì khi mà mình đã tìm hiểu được cái khuôn khổ, cái cách thức để mà tiến hành làm sao cho không thể gọi là bắt bẻ thế này thì mình vẫn có thể lên được. Tại vì mới chỉ có một người mà chúng ta đã cảnh giác như vậy rồi thì sau này khi mà những vấn đề sau  này thì làm sao, đúng không?

Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi. Photo courtesy of bauxitevietnam
Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi. Photo courtesy of bauxitevietnam
Khánh An: Hoan hô tinh thần của Hải. Nhưng mà có nhiều bạn trẻ giống như vậy không? Và nếu như mà bây giờ sau khi mà Hải lên tiếng giống như là các giáo sư như vậy và Hải được mời lên làm việc thì Hải có dám lên tiếng nữa không?

Nam: Cái này thật khó nói.

Hải: Cái này rất là khó tại vì mình chưa bao giờ rơi vào trường hợp đó.

Nam: Thực ra ở Việt Nam điều mình nghĩ, mình lo nhất, bản thân mình không nói rồi, đương nhiên mình lo cho bản thân mình, mình lo cho tương lai rồi. Cái vấn đề còn là gia đình mình nữa. Sức ép của gia đình, có thể gia đình không biết, hoặc là nhiều khi gia đình bị liên lụy, cái đó nó cũng ảnh hưởng đến tinh thần đấu tranh chẳng hạn.

Hải: Nói như anh Nam cũng đúng tại vì người Việt Nam mà, sống cũng có tình, không lo về mối lo này cũng lo về gia đình. Nói chung là ngoài vấn đề chúng ta làm thì chúng ta còn phải nghĩ cho những người chung quanh chúng ta nữa.

Khánh An: Và như vậy thì các bạn không thể nào đòi hỏi các bạn trẻ khác phải lên tiếng và đấu tranh, phải không?

Nam: Mình thì không tin về internet, chắc chắn là không có rồi và rất ít, thành ra nếu mà để những người trong gia đình ủng hộ mình hoặc là lắng nghe ý kiến của mình thì rất là khó. Nếu mà nói về vấn đề này với bố mẹ chẳng hạn, và nếu bố mẹ người nào đó trong đảng viên chẳng hạn thì càng khó hơn nữa, thậm chí sẽ bị cản ngay, hoặc nói rằng là học không lo học mà đi lo chuyện linh tinh chẳng hạn như vậy, thành ra ở Việt Nam mình rất là khó.

Khánh An: Các bạn có nghĩ rằng đó là chuyện linh tinh không?

Nam: Dĩ nhiên là tùy mỗi người.

Quân: Không phải là một chuyện linh tinh. Ngay cả Đảng CSVN đã nói rằng họ là một chính quyền do dân, vì dân và của dân, thì khi mà đảng là do dân, vì dân thì người dân được quyền lên tiếng. Và khi các bạn trẻ không được quyền lên tiếng thì chính phủ đó không còn là của dân và do dân nữa, mà là do đảng và của đảng.

Khánh An: Thưa quý vị, Khánh An phải tạm dừng chương trình Cafe Wifi  kỳ này ở đây. Mời quý vị tiếp tục theo dõi cuộc trò chuyện của các bạn về mối quan tâm của giới trẻ đối với những vấn đề nóng của đất nước trong chương trình Cafe Wifi lần tới.

Xin chào và hẹn gặp lại.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 509 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0