- Lời bàn của Phúc Lộc Thọ: Nếu
cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay không giải quyết tới tận gốc rễ thì
có nguy cơ: Chính một số nhóm lợi ích trong đảng sẽ trở thành " thế lực
thù địch" với nhân dân chứ không phải ai khác ?!
Phamvietdao.net: Giáo sư Phong Lê không phải là thành viên của
cư dân mạng, mặc dù vậy ông cũng biết những thông tin trên mạng viết về
những vấn đề gì ? Ông và tôi đều là cư dân thừa hưởng một phúc lợi công
cộng lớn: đó là không gian Hồ Tây, nhà ông gần nhà tôi...Trong một buổi
chiều hóng mát Hồ Tây gần đây, ông đã bộc bạch với tôi một vài cảm nghĩ
của ông về cái mà ông cho là một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng
của Đảng đã xảy đến trong thời gian gần đây...

Mặc dù chưa xin phép ông nhưng với tinh thần " sất phu hữu trách "...xin
ghi lại một vài ý kiến của ông; xin có lời xin lỗi GS Phong Lê về sự
tùy tiện đưa ý kiến của ông lên mạng: - GS Phong Lê cho rằng: Cuộc khủng hoảng chính trị 1986 và 2012 đều
có một nguy cơ giống nhau về sự tồn vong, sống chết của Đảng, của dân
tộc; nếu cuộc khủng hoảng 1986 là cuộc khủng hoảng mà cả Đảng và cả nhân
dân đều đứng trước nguy cơ bị rơi xuống vực thẳm và cùng chết vì miếng
ăn, vì đói; Khủng hoảng miếng ăn năm 1986 là miếng ăn cụ thể... Còn hiện nay thì xã hội, dân tộc đang trước nguy cơ: một bộ phận
trong Đảng, nhóm lợi ích đang tìm cách leo lên, tức là trèo lên các núi
lợi ích, trong khi đó thì quảng đại nhân dân lại bị đẩy xuống vực, điểm
tận cùng, cự tiểu, thấp nhất của lợi ích... Còn nhớ 1986, tiêu chuẩn của 1 thứ trưởng được mua ở Tôn Đản là 1 kg
dò, cái lợi ích này cũng có nguy cơ bị mất; Hiện nay thì nhóm lợi ích
trong Đảng họ không còn mưu cầu tới cân dò nữa mà họ "ăn đất", "ăn nhà",
"ăn cổ phiếu" các ngân hàng, kho bạc, các tập đoàn kinh tế, các yết hầu
thương mại...Cái sự phân rã có nguy cơ làm nứt vỡ xã hội: Đảng đi đằng
đảng và dân đi đường dân; Giữa Đảng và dân rất có khả năng hình thành ra
các chiến hào, chiến lũy... Hình như một bộ phận của Đảng nhìn thấy nguy cơ này nên họ tìm cách
chạy chữa, khắc phục bằng việc đề ra cuộc chính đốn đảng nhưng có vẻ bất
thành vì họ thuộc về thiểu số trong Đảng... Vì thế nên Gs Phong Lê cho rằng: Cuộc khủng hoảng chính trị năm 2012
nguy hiểm hơn rất nhiều cuộc khủng hoảng chính trị năm 1986; Mặc dù cả 2
cuộc khủng hoảng này đều đứng trước sự dồn bức tìm con đường sống cho
mình, cho dân tộc... Xã hội đã trở nên bất an hơn sau cuộc khủng hoảng chính trị năm 2012 này !
|