Phong
trào nổi dậy của người dân loại bỏ thể chế độc tài, đấu tranh cho dân
chủ, công bằng xã hội đang trên đà lan rộng tại Bắc Phi, Trung Đông.
AFP
Quảng trường lịch sử Thiên An Môn cũng không thiếu bóng cảnh sát. AFP
Và cuộc cách mạng Hoa Lài – phát xuất từ Tunisia khiến ảnh hưởng Bắc
Phi và Trung Đông như vừa nói – đang có dấu hiệu "toả hương” tới Á
Châu, mà cụ thể là tại Trung Quốc.
Hương thơm của Hoa Lài đã lan đến Trung Quốc
Hiện công an Trung Quốc tràn ngập đường phố Bắc Kinh và nhiều thành phố
lớn khác ở Hoa Lục, bắt bớ, quản thúc nhiều nhà dân chủ kể từ thứ Bảy
vừa rồi khi xuất hiện trên Web nội dung kêu gọi dân chúng Trung Quốc
theo gương cuộc cách mạng Hoa Lài. Blog Yêu Việt Nam hôm thứ Hai phổ biến bài tựa đề "Cuộc cách mạng Hoa Lài đã tới Á Châu”, cho biết: Cách
Mạng Hoa Lài Kêu gọi nhân dân xuống đường đòi công bằng đạo lý cho xã
hội, quyền tự do và dân chủ. Đây chính là những khẩu hiệu thông thường
nhưng gây phẫn uất cao độ trong xã hội giàu nghèo phân hóa cùng cực mà
do Đảng CS lãnh đạo hiện nay.....
Cách Mạng Hoa Lài Kêu gọi nhân dân xuống đường đòi công bằng đạo lý cho
xã hội, quyền tự do và dân chủ. Đây chính là những khẩu hiệu thông
thường nhưng gây phẫn uất cao độ trong xã hội giàu nghèo phân hóa cùng
cực
Nếu Hoa Lài trở thành linh hồn cách mạng tại Trung Quốc sẽ là một sự
thách thức với nhà cầm quyền hiện nay vì họ không dễ tìm ra biện pháp
đối phó và dìm hàng như từng làm với các cuộc cách mạng màu ở Đông Âu
thời trước.Trong lúc cuộc cách mạng Hoa Lài ở Trung Quốc đang xao động
tỏa hương thì trực tuyến Việt Nam cũng có vài lời kêu gọi cho cuộc cách
mạng Hoa Sen, Hoa Chuối, Hoa Dâm Bụt. Nhưng thực sự Cách Mạng Hoa Lài
đã lan tỏa đến Á Đông và đang tạo cảm hứng xuống đường cho người dân
Trung Quốc. Nhắc
đến người dân nổi dậy ở Hoa Lục, có lẽ công luận còn đậm nét hình ảnh
quân đội, xe tăng Bắc Kinh đàn áp đẫm máu sinh viên biểu tình cho tự
do, dân chủ hồi tháng 6 năm 1989. Nhưng theo Huy Đức’s Blog thì "Xe
tăng không phải để nghiền
Công an Trung Quốc xuất hiện khắp nơi trên đường phố Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn khác.
nát nhân dân”. Trong bài mô tả "Người Bạn Ai Cập”, tác giả Huy Đức lưu ý: Quân
đội là lực lượng được nuôi để đánh thứ giặc thực sự của nhân dân: Ngoại
xâm. Quân đội chỉ được dùng để bảo vệ nhân dân và giữ từng tấc đất của
cha ông... Nếu nghĩ đến lợi ích quốc gia thì phải hiểu, dùng quân đội
chống biểu tình là điều tối kỵ. Những chiếc xe tăng của Quân Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc khi nghiến nát nhân dân vào đêm 3-6-1989 ở Thiên An
Môn cũng đã nghiến nát hai từ Nhân dân trong cái tên của nó. Qua bài
"Ai Cập và Việt nam” được Blog Bô-xít Việt Nam phổ biến, giáo sư Nguyễn
Hưng Quốc cũng đề cập tới làn sóng dân chủ từ Tunisia và Ai Cập hiện
bắt đầu tràn sang nhiều quốc gia khác, kể cả Trung Quốc hiện giờ. Theo
GS Nguyễn Hưng Quốc:
Quân đội là lực lượng được nuôi để đánh thứ giặc thực sự của nhân dân:
Ngoại xâm. Quân đội chỉ được dùng để bảo vệ nhân dân và giữ từng tấc
đất của cha ông... Nếu nghĩ đến lợi ích quốc gia thì phải hiểu, dùng
quân đội chống biểu tình là điều tối kỵ.
Rõ ràng là chính quyền Trung Quốc rất sợ hãi trước những gì họ chứng
kiến tại Tunisia và Ai Cập. Các cơ quan truyền thông chính thống của
nhà nước loan tin về các diễn biến tại Tunisia và Ai Cập một cách chậm
chạp, ít ỏi và dè dặt. Bộ trưởng Ngoại giao từ chối bình luận về các sự
kiện ấy. Trên dịch vụ mạng xã hội Twitter (hiện nay có trên 50 triệu
người sử dụng), chữ Egypt (Ai Cập) hoàn toàn bị ngăn chận, không thể
gửi hay nhận được. Những
hành động kiểm duyệt ấy cho thấy rõ sự lo sợ của chính quyền Trung
Quốc. Giáo sư David Goodman tại Đại Học Sydney nhận định: Giới lãnh đạo
đảng và nhà nước Trung Quốc rất lo lắng trước những cuộc cách mạng từ
dưới lên trên. Ai Weiwei, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, gửi
tin nhắn qua Twitter: Ở Ai Cập, người ta cần 18 ngày để đánh đổ một chế
độ quân phiệt đã cầm quyền suốt 30 năm; Ở Trung Quốc, chính quyền đã kéo dài được 60 năm, để làm điều này có thể cần đến vài tháng!
Vì sao Hoa Lài chưa nở ở Việt Nam
Đó là chuyện "Hương Lài” lan toả từ Châu Phi sang Trung Đông và rồi
Trung Quốc. Còn Việt Nam thì sao ? Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc nhận xét: Nhìn
một cách tổng quát, tất cả những sự tương đồng giữa Ai Cập và Trung
Quốc vừa trình bày ở trên đều có thể tìm thấy ở Việt Nam. Cũng phát
triển nhanh. Cũng chênh lệch giàu nghèo. Cũng tham nhũng. Cũng độc tài.
Cũng bất công. Và cũng có
Công an Việt Nam trên đường phố Hà Nội trong buổi thực tập gữi gìn an ninh. AFP
những mầm mống phản kháng ngày càng phát triển mạnh. Nhắc
tới Việt Nam, tác giả Đại Nghĩa có bài tựa đề "Những nhà cách mạng lão
thành đang nghĩ gì?” được Blog Dân chủ Nhân quyền cho Việt Nam phổ
biến, bày tỏ tâm sự của mình:
Ai cập chỉ bị ách thống trị của nhà cầm quyền độc tài vừa mới 30 năm mà
họ đã vùng lên đánh đổ, còn Việt Nam đã 36 năm rồi cả một dân tộc bị
đảng cộng sản đàn áp mà chưa có được một sự phản kháng ra hồn.
Đại Nghĩa
Sự biến động của các nước vùng Trung Đông đang đấu tranh giành quyền
dân chủ trong phong trào Hoa Lài làm lòng tôi chạnh nghĩ đến số phận
của đất nước mình. Tunisia, Ai cập chỉ bị ách thống trị của nhà cầm
quyền độc tài vừa mới 30 năm mà họ đã vùng lên đánh đổ, còn Việt Nam đã
36 năm rồi cả một dân tộc bị đảng cộng sản đàn áp mà chưa có được một
sự phản kháng ra hồn. Mặc dù đang có được một phong trào đấu tranh đòi
dân chủ nhưng còn yếu ớt không đồng bộ nên có cá nhân nào lẻ tẻ nổi lên
là bị đàn áp ngay. Không lẽ ý chí bất khuất của người Việt Nam đã bị
liệt kháng, không lẽ người Việt Nam giỏi nhẫn nhục và chịu đựng hơn dân
tộc các nước? Blogger
Công Lý Và Sự thật thì đề cập tới tình trạng "vô cảm” để bày tỏ quan
ngại về tình hình xem chừng như "im ắng” trong nước hiện giờ. Blogger
Công Lý và Sự Thật: Tôi thấy tình hình trong nước im ắng lắm. Chưa có
triển vọng gì. Ngoài một số ít người tìm hiểu tình hình và bàn tán về
diễn biến ở Trung Đông, Bắc Phi thôi, chứ số đông trong nước mình rất
an phận thủ thường. Có thể nói là chưa động tới quyền lợi của mình thì
vô cảm. Tôi nghĩ ở Việt Nam chưa có phong trào rầm rộ như ở Trung Đông
và cả Trung Quốc.
Không lẽ ý chí bất khuất của người Việt Nam đã bị liệt kháng, không lẽ
người Việt Nam giỏi nhẫn nhục và chịu đựng hơn dân tộc các nước?
Đại Nghĩa
Ở đây không phải mình nói rằng người Việt mình có dân trí thấp hơn.
Nhưng vấn đề ở chỗ là bấy lâu nay, người Việt trong nước bị nhồi sọ
theo một đường lối giáo dục, một lối sống có thể nói là ích kỷ mà cách
đây 10 năm báo chí cũng từng lên tiếng là "chủ nghĩa mắc ki nô” – tức
"mặc kệ nó”, ai sao thì mặc người ta, miễn là không động đến mình thì
thôi. Mà bây giờ người ta dùng từ "vô cảm” đó. Nếu không đụng chạm đến
quyền lợi mình thì "không động đậy, không nhúc nhích gì cả”.
Ảnh cho thấy cảnh sát Tunisie thẳng tay đánh sinh viên biểu tình và
khởi đầu cho cuộc Cách mạng Hoa Lài la từ những cuộc trấn áp đó tại
Tunisie đưa đến vụ tự thiêu của 1 sinh viên. AFP
Chỉ khi nào người Việt mình có sự thay đổi, có nghĩa cảm thấy phẫn nộ,
xúc động hay căm thù trước những bất công xã hội diễn ra nhan nhản xung
quanh mình, và sự phẫn nộ đó xãy ra trong lòng của số đông thì Việt Nam
mới có thay đổi. Chứ còn như bây giờ ra đường chứng kiến cảnh bất công
xã hội, người ta im lặng; thấy người bị đánh cũng không dám can thiệp;
thậm chí chấp nhận lo tiền để không bị phiền hà với cảnh sát giao
thông; thấy sai trái thì không dám nói…thì chẳng biết bao giờ Việt Nam
có được sự thay đổi như ở Trung Đông. Theo
cái nhìn của nhà phân tích Nguyễn Gia Kiểng được Blog Dân chủ-Nhân
quyền Cho Việt Nam phổ biến mới đây thì "trí thức Việt Nam thừa khả
năng để học hỏi và tìm ra phương thức đấu tranh phù hợp với hiện tình
đất nước để sau đó hướng dẫn quần chúng. Ẩn số lớn nhất là liệu lớp trí
thức Việt Nam hôm nay, chủ yếu là lớp trí thức trẻ, có còn ý chí hay
không”. Qua bài "Chuẩn Bị Cho Một Làn Sóng Dân Chủ Mới”, tác giả nhận
xét:
Không nên vì thấy nó đàn áp hung bạo mà tưởng nó mạnh. Cách đây hai
tháng ai có thể nghĩ là các chế độ Ben Ali và Mubarak sắp sụp đổ? Những
gì vừa xảy ra chỉ nhắc lại một lần nữa một đặc tính chung của mọi chế
độ độc tài bạo ngược, đó là cho tới ngay trước khi sắp sụp đổ chúng vẫn
tỏ ra rất vững vàng.
Nguyễn Gia Kiểng
Nhưng sẽ là một sai lầm lớn nếu trí thức Việt Nam không dám vì nghĩ
rằng chế độ cộng sản Việt Nam quá mạnh. Đại hội XI vừa rồi đã chứng tỏ
đảng CS Việt Nam rất phân hoá trong nội bộ và cũng kiệt quệ về cả trí
tuệ lẫn quyết tâm. Không nên vì thấy nó đàn áp hung bạo mà tưởng nó
mạnh. Cách đây hai tháng ai có thể nghĩ là các chế độ Ben Ali và
Mubarak sắp sụp đổ? Những gì vừa xảy ra chỉ nhắc lại một lần nữa một
đặc tính chung của mọi chế độ độc tài bạo ngược, đó là cho tới ngay
trước khi sắp sụp đổ chúng vẫn tỏ ra rất vững vàng. Nhưng chúng là
những chế độ rất không bình thường và có thể chết một cách rất đột
ngột.
Yemen: Dân chúng vùng dậy đòi thay đổi chế độ của lãnh tụ Ali Abdullah Saleh. AFP
Nhắc đến Việt Nam, có lẽ công luận không khỏi nêu lên một so sánh trong
bối cảnh nhiều ý nghĩa hiện nay. Đó là cuối năm ngoái, một thanh niên
có học tên Mohamed Bouazizi vì tình trạng bất công xã hội không tìm
được việc làm nên phải đi bán hoa quả, nhưng rồi bị cảnh sát tát tai,
làm nhục, tịch thu phương tiện sinh nhai là nguồn sống duy nhất của gia
đình. Bị uất hận trong cảnh bất công chồng chất, chàng trai người
Tunisia khốn khổ ấy mượn ngọn lửa kết liễu đời mình trước Trụ Sở TP
Sidi Bouzid vào ngày 17 tháng 12 năm ngoái như một hình thức phản ứng
hành động bất công cùng cực của xã hội. Và Bouazizi 29 tuổi trở thành
Thánh Tử Đạo trong tâm trí mọi người, tiêu biểu cho Cuộc Cách mạng Hoa
Lài ở Tunisia làm sụp đổ chế độ độc tài Zin el Abidine Ben Ali, mở
đường cho "Hương Lài” lan toả Bắc Phi, Trung Đông và rồi Á Châu hiện
nay – tức tại Trung Quốc.
Họ đã không để cái chết của Bouazizi trở thành một hàng chữ nhỏ trong
bản báo trạng ngàn trang của tội ác độc tài. Họ đã biến nó thành những
khẩu hiệu giương cao cho cả thế giới thấy: Chết có ý nghĩa hơn là sống
vô nghĩa.
Blogger Dân Làm Báo
Thì tại Việt Nam, cộng đồng mạng chú ý đến tin ngắn do các báo trong
nước loan tin vào trưa ngày 17 tháng 2 vừa rồi, về vụ một một công dân
và chiếc xe máy cuả người này bốc cháy trước Ủy ban Nhân dân thành phố
Đà Nẵng. Người này sau được xác định danh tánh là Phạm Thành Sơn 31
tuổi, kỹ sư công nghệ thông tin. Giơí blogger chỉ ra những điểm vô lý
nơi các bản tin cuả báo chí trong nước đã đưa; trái lại họ cho rằng anh
này mượn ngọn lửa thấp sáng thân xác mình ngay trước UBND TP Đà Nẵng để
bày tỏ sự uất ức, căm phẫn khi giới cầm quyền "vô cảm” trước mọi khiếu
nại về hành động cưỡng
Bất cứ nơi nào có sự tập trung đông đảo dân chúng là cảnh sát TQ được điều động đến ngay. AFP
chiếm đất đai, nạn tham nhũng. Blogger Dân Làm Báo phổ biến bài "Từ Mohamed Bouazizi Đến Phạm Thành Sơn” với nhận xét: Từ
một vùng đất xa xôi, những người dân Tunisia đã quyết định không thể để
ngọn lửa Bouazizi trở thành ngọn khói mờ ảo, vô danh, mất hút trong
bóng đêm của lịch sử buồn bã. Họ đã biến những nỗi đau đớn, rát bỏng,
uất hờn của Bouazizi thành ánh sáng lịch sử chiếu rạng cả cõi Trung
Đông. Họ đã không để cái chết của Bouazizi trở thành một hàng chữ nhỏ
trong bản báo trạng ngàn trang của tội ác độc tài. Họ đã biến nó thành
những khẩu hiệu giương cao cho cả thế giới thấy: Chết có ý nghĩa hơn là
sống vô nghĩa.
Những gì xảy ra ở quãng trường Giải Phóng của thành phố Cairo đã đủ để
cho thấy kết quả cuối cùng là sức mạnh cộng hưởng vô song của hàng trăm
ngàn con người nhỏ bé, yếu đuối, từng sợ hãi và nhu nhược trước cường
quyền
Và họ đã không chết nhưng đã được bắt đầu sống một cuộc đời có ý nghĩa.
Chính họ đã làm cho ngọn lửa Bouazizi đạt được trọn vẹn ý nghĩa của nó. Còn chúng ta và ngọn lửa Phạm Thành Sơn? Quyết
định nằm ở mỗi người. Tự do có giá phải trả. Freedom is not free. Những
bài học của Tunisia, Ai Cập đã quá đủ để cho chúng ta thấy sự kỳ diệu
của lịch sử chỉ xảy ra trong tích tắc so với chiều dài của nó. Những gì
xảy ra ở quãng trường Giải Phóng của thành phố Cairo đã đủ để cho thấy
kết quả cuối cùng là sức mạnh cộng hưởng vô song của hàng trăm ngàn con
người nhỏ bé, yếu đuối, từng sợ hãi và nhu nhược trước cường quyền. Chỉ
có khác là một ngày họ quyết định đi theo tiếng gọi, không phải của ai
khác, mà là tiếng gọi từ con tim và lương tâm của chính họ, từ nhịp đập
của mạch máu yêu nước đang sùng sục thúc hối. Họ bước khỏi căn nhà ảm
đảm và mang theo ngọn lửa của Mohammed Bouazizi hừng hực sáng trong tâm
hồn. Và họ đã tìm thấy được ánh sáng Tự Do.