Người 12 lần đi biểu tình (TTXVA)
Trích đăng comment trong bài Bờ Hồ sáng Chủ nhật không biểu tình 28/8/2011
blogger Bùi Hằng mừng quốc khánh 2-9
Hình ảnh Bờ Hồ sáng Chủ nhật không biểu tình
Sáng hôm qua lúc 9h tôi có mặt tại Bờ Hồ. Lúc này người dân đã đi lại
tấp nập trên đường phố. Vẫn như những tuần lễ gần đây, nhân viên công
lực gồm nhiều sắc lính nào là cảnh sát, an ninh, bảo vệ, dân phòng, với
đủ loại mặc sắc phục, thường phục, và có cả loại mặt áo T shirt màu đen
(mà hôm trước tôi đã gợn lên trong đầu tôi hình ảnh Đoàn Thanh niên Quốc
gia Xã hội Chủ nghĩa Đức hồi trước Thế chiến thứ 2 (Youth National
Socialism in Germany – Jugendbund der NSDAP).
Họ chặn tất cả các ngã tư dẫn ra Bờ Hồ, xe cảnh sát giao thông, xe
113, xe bắt người, cả xe tải nhỏ dùng đuổi chợ của công an các phường sở
tại. Phía sau vườn hoa Chí Linh, lù lù mấy cái xe bus với tấm biển trên
đầu "XE HUY ĐỘNG” chờ bắt người biểu tình (Mấy cái xe đó là nỗi kinh
hoàng của các phương tiên giao thông cá nhân, dân Hà Nội và Sài Gòn vẫn
gọi "HUNG THẦN TRÊN ĐƯỜNG PHỐ” đây).
Một hình ảnh và không khí có lẽ trong cái thời "Thủ đô ta sục sôi
đánh Mỹ” cũng không căng thẳng bằng, vậy mà trong cái thông báo vi hiến
tuần trước của UBND thành phố nói các cuộc biểu tình gần đây "làm xấu đi
hình ảnh thành phố vì hòa bình của Hà Nội”. Thật sự, tôi chỉ thấy việc
tập trung quá nhiều nhân viên công lực và bộ mặt căng thẳng khó đăm đăm
của họ làm cho không khí một sáng mùa thu giữ thủ đô của chúng ta trở
nên quá ngột ngạt.
Lúc này trên các loa công cộng (hệ thống tuyên truyền của chính quyền
các phường sở tại) vẫn ra rả ca cái bài ca cũ rích vu khống người biểu
tình yêu nước. Không biết người soạn thảo ra các thông tin ấy có thấy
xấu hổ không khi họ trắng trợn đổi trắng thay đen như vậy? Có phải đối
với họ, "giây thần kinh xấu hổ” đã bị tê liệt hết rồi, hay là họ chẳng
biết cái gì là xấu, là đẹp để mà xấu hổ nữa?
Chúng tôi đi dạo một lượt từ tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết
sinh, cho tới tượng đài Đức vua Lý Thái Tổ và nhà Bưu điện Bờ Hồ. Thấy
họ đông lắm và chỉ cần hai hay ba người đứng lại trao đổi, thậm chí ngồi
trên ghế đá ở đó, liền bị họ nhắc nhở "mời các bác đi nơi khác, các bác
không được đứng ở đây”.
Ồ! Lạ nhỉ, ngay giữa thanh
thiên bạch nhật tại một không gian văn hóa chung, người dân cũng không
được đứng lại hoặc nói với nhau một câu chuyện?
Khi qua chỗ đối diện gần tòa nhà Bưu điện mới, tôi gặp một bác già
mặc áo màu, bỗng thấy bác mỉm cười gật đầu chào. Tôi dừng lại, bác tự
giới thiệu: "Tôi năm nay 80 tuổi, năm 1946 khi nổ ra cuộc Kháng
chiến chống Pháp tôi mới 15 tuổi. Lúc đó mình được tham gia cảm tử quân,
à mà không, chính xác lúc ấy mình là một chú bé con được các anh Vệ
quốc, Tự vệ giao cho nhiệm vụ vận chuyền vũ khí đạn dược cho các anh Cảm
tử quân”. Tôi thoáng nghĩ: "Một chú bé Gavoroch trong Những người
khốn khổ, một em Lượm trong thơ Tố Hữu”. Tôi nói với người chiến binh
già: "Thưa bác! Hôm nay bác ra đây đi dạo hay còn mục đích khác?” Ông cụ
đáp: "Tôi ra đây để tham gia biểu tình chống lại hành động hung hăng càn rỡ của bọn Tàu cộng trên Biển đông của chúng ta”.
Tôi đáp lại: "Bác không thấy loa đang nói là không được tụ tập trái
phép gây mất trật tự công cộng, thậm chí là gây rối sao? Chính quyền
không cho biểu tình cơ mà”. Bác thong thả đáp lại: "Tôi đã đi hết
hai ba cuộc chiến tranh, nhiều lúc đối mặt với cái chết, gặp và đối đầu
với nhiều kẻ thù, tôi chưa bao giờ run sợ. Nhưng tôi vô cùng ghét và căm
thù bọn Tàu cộng khốn kiếp, thâm nho. Chú nên nhớ suốt mấy ngàn năm lúc
nào chúng nó cũng lăm le ăn cướp nước mình”. Tôi đáp lại: "Vâng!
Con cháu của Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ những con người mang giòng
máu Lạc Hồng chẳng bao giờ sợ chúng. Từ xưa đến nay người Tàu chưa bao
giờ thắng được người Việt chúng ta.”. "Đúng, đúng. Nhưng phải nói là
những người Âu Việt và Lạc Việt đó là tổ tiên của chúng ta. Những người
đã không khuất phục bọn bành trướng phương Bắc, chứ không phải cái lũ
hèn hạ cúi đầu trước người Hung nô để trở thành lũ Tàu ngày nay”. Ông cụ nói tiếp:
"Hôm nay tôi ra đây, dù có hay không có biểu tình yêu nước nhưng thấy
khí thế của các bạn tôi, các anh, các cháu thanh niên, tôi thấy rất tự
hào và tin tưởng Đất nước mình vẫn và sẽ mãi trường tồn.”
Tôi nhắc lại dù có hay không có biểu tình thì tôi vẫn nói CUỘC
BIỂU TÌNH VẪN THẬT SỰ DIẾN RA TRONG TRÁI TIM CHÚNG TA, TRÁI TIM CỦA
NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC ĐANG BỊ CHÍNH QUYỀN VU KHỐNG XUYÊN TẠC…”.
blogger Bùi Hằng
Lại xuất hiện vài nhân viên công lực. "Người lính già kể mãi chuyện
Nguyên Phong” quay bước và vẫy vẫy chúng tôi. Vài phút sau có hai phóng
viên trẻ tiến đến, tự giới thiệu là người của kênh VTV6 xin phỏng vấn.
Tôi và bạn tôi cùng đáp: "Các cháu là nhà đài VTV của anh Trần Bình
Minh, các chú quá biết nhà đài của các cháu. Thôi xin đừng làm phiền các
chú”.
Chúng tôi quay người đi và ngồi xuống gần mép hồ lấy máy ảnh ra chụp
một bức ảnh Tháp Rùa, đang định lia máy ảnh ra phía ngoài đường Đinh
Tiên Hoàng để chớp lấy cảnh mấy tay "người nhà nước” đang thực thi công
vụ, liên bị họ đến xua tay. Một anh bạn tôi cự lại: "Chỗ này không có
biển cấm…” .Tôi liền nói: "Thôi, tranh luận với họ làm gì, không nhớ
chuyện xẩy ra tại Mỹ Đình hôm trước à”.
Chúng tôi nhắc lại việc bắt giữ Anh Khang một người đi tiếp tế cho
anh em ở Mỹ Đình hôm 21/08/2011. Anh Khang bị tạm giữ tại Công an Từ
Liêm mấy ngày với tội danh bị vu cáo "chống người thi hành công vụ”. Sau
khi cuộc biểu tình bị giải tán bằng vũ lực với việc bắt giữ người lên
hai xe bus, anh Khang có ô tô đã chở một số anh em lên Mỹ Đình tiếp tế
cho người biểu tình bị bắt giữ trái pháp luật. Khi lên tới Mỹ Đình, xe
đỗ bên ngoài cách xa tòa nhà the Meno khoảng 200 m, mọi người đang ngồi
trong ô tô. Bỗng một toán CA đến yêu cầu không được đỗ tại đó (một đường
nhánh vắng vẻ, không có biển cấm đỗ và đây củi, rác trên vỉa hè). Mọi
người xuống xe ôn tồn trả lời: "Chỗ này là đường nhánh, không có biển
cấm đỗ, không phải khu vực bảo vệ tại sao lại yêu cầu chúng tôi không
được đỗ xe?”. Liền ngay lúc đó xuất hiện một người mặc thường phục màu
đen, người đậm, thô mập, hùng hổ đến nắm cổ áo anh Khang quát: "Xuất
trình giấy tờ cho chúng tao kiểm tra”. Anh Khang nhẹ nhàng gỡ tay hắn ra
và đáp lại: "Ông là ai?” Người đàn ông đó trả lời: "Tao là trưởng CA
huyện Từ Liêm”. Anh Khang hỏi tiếp: "Có giấy tờ chứng minh anh là trưởng CA Từ Liêm không?”. Người đàn ông mặc thường phục hét tướng lên: "Tất cả đây là quân của tao. Chúng mày đâu, bắt lấy thằng này! Nó dám chống người thi hành công vụ”.
Toán CA lao vào bắt Anh. Sau này được biết người đàn ông, người đậm,
thô mập, mặc áo đen, có tên Trọng đúng là trưởng CA huyện Từ Liêm.
Quay lại câu chuyện trên Bờ Hồ, chúng tôi đứng dậy, đồng thời còn
chứng kiến cảnh một đôi bạn trẻ trong ngày làm đám cưới đưa nhau ra đây
chụp ảnh kỷ niệm cũng bị xua đuổi. Một người bạn của tôi thốt lên: "Sao
họ lại có thể ngang nhiên làm những điều phi lý như vậy nhỉ? Chẳng coi
luật pháp, đạo lý là gì nữa !”. Một người đứng cạnh tôi nói: "Ông Lê
Đức Thọ đã từng nói Đảng là ông ấy mà”.
Chúng tôi đi dạo vì không muốn rầy rà. Đi mãi qua quảng trường Đông
kinh Nghĩa thục rồi vào quán cà phê Thủy tạ. Ở đó gặp rất nhiều khuôn
mặt những người biểu tình. Có cả Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, chị Minh
Hằng, chị Phương Bích. Tiến sỹ Diện nói: "Sáng nay họ cũng đến nhà làm
phiền nên bây giờ tôi mới ra được”. Lúc sau hoa khôi biểu tình Trịnh Kim
Tiến mang đến hai bó sen trắng tặng cho Minh Hằng và Phương Bích, lẽ ra
nếu có biểu tình như mọi khi, hai bó hoa sẽ được đặt dưới chân tượng
đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh sau khi đoàn người tới đó làm lễ
chào cờ, hát Quốc ca và giải tán.
Anh em chúng tôi định lại ngồi cùng bàn với họ nhưng bị người phục vụ
ngăn lại. Cà phê gọi mãi không phục vụ. Hiểu rồi, họ diễn lại trò
"KHÔNG BÁN NƯỚC CHO NGƯỜI YÊU NƯƠC” hôm 14/08/2011 đây! Một lúc sau điện
cũng cúp mất. Một kịch bản khá hoàn hảo của những cái đầu u tối. Chúng
tôi ra về lúc đó khoảng 11h 15 phút.
Tiếp đó, tôi cùng chú em đi gặp gỡ mấy người bạn. Ở cuộc gặp mặt mọi
người biết chúng tôi vừa ở Bờ Hồ về, có một sỹ quan quân đội trẻ đang
học ở Học viện Quốc phòng. Lúc đầu cháu này (con một người bạn) có vẻ
không hiểu và giải thích:
- "Chính quyền họ không như mọi người suy nghĩ đâu. Lo ngại chính là diễn biến có thể quá tầm kiểm soát”.
- Mấy anh em nói lại: "Ý nói là họ sợ Cách mạng Màu chứ gì?”
- "Vâng”.
-"Ngăn chặn Cách mạng Màu là nhiệm vụ của bên AN. Bọn chú không cổ vũ
cho bọn Cách mạng Màu. Nếu có kẻ nào cố ý lợi dụng các sự kiện này để
làm việc đó bọn chú không theo chúng, mà còn báo cho lực lượng AN đến
"làm việc”. Nói ra kể cũng khó giải thích, nhưng nếu có người nào đó trà
trộn vào đoàn biểu tình để khiêu khích, thì nên báo cho lực lượng AN để
chứng minh sự trong sáng của động cơ biểu tình, BIỂU
TÌNH THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC, CHỐNG LẠI HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TÀU CỘNG
TRÊN BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM, BIỂU TÌNH ĐỂ ỦNG HỘ NHÀ NƯỚC TRONG MẶT TRẬN
NGOẠI GIAO. Các chú đã đóng góp một phần công sức, tuổi trẻ,
người thân, bạn bè đã hy sinh để dựng xây nên chế độ này. Chẳng có lý do
gì để các chú chống lại chế độ. Mục đích duy nhất chỉ vì lòng yêu Đất
Mẹ Việt Nam, ngoài ra không có bất cứ động cơ nào hết. Nhưng bọn chú
muốn được tôn trọng, không bị bôi nhọ. Chính quyền sao không xử lý êm
thấm mà để nhân viên công lực hành xử với người biểu tình như tội phạm?
Rồi lại còn cái thông báo phản cảm kia, đài phát thanh truyền hình cả
trung ương và Hà Nội, đặc biệt là HTV1 của Hà Nội đã vu cáo người biểu
tình làm cho dư luận xã hội nghĩ không đúng về người biểu tình, làm cho
bọn chú bức xúc lắm”.
Sau một hồi trao đổi. Cháu con bạn tôi đã hiểu và tỏ ý đồng tình
nhưng còn nói thêm: "Các chú nên cẩn thận đừng để họ bắt bớ làm khổ
người thân gia đình”. Tuy vậy câu chuyện kết thúc có vẻ có hậu vì chú
cháu chúng tôi đều hiểu nhau.
|