Wall Street Journal
– Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang gia tăng đàn áp các trang blog có quan
điểm chỉ trích hoặc bất đồng với chính quyền. Họ ra lệnh điều tra và
bắt giữ những người điều hành trang blog (3 trang nêu đích danh và các
trang khác). Các công ty kinh doanh dịch vụ Internet thì lo ngại khi làm
ăn tại đất nước bị công an quản lý rất khắt khe này.
Trong một văn bản do Chính phủ ban hành
hôm thứ Tư, nêu đích danh 3 trang blog và một số trang khác thường đăng
tải các bài viết tố cáo tham nhũng trong hệ thống chính quyền, tố cáo vi
phạm nhân quyền. Văn bản của chính quyền mô tả đây là các trang blog có
"âm mưu thâm hiểm của các thế lực thù địch” – cụm từ thường được chính
quyền sử dụng để chỉ những người cổ súy, tranh đấu cho cải cách và dân
chủ.
Hai trong số 3 trang blog đề cập đã
tuyên bố vẫn tiếp tục hoạt động. Trang Dân Làm Báo cho hay trên một
thông báo hôm Thứ Năm rằng "Dân Làm Báo sẵn sàng chấp nhận bị trấn áp,
bỏ tù hơn là phải sống đời một con chó câm, ẳng cũng không dám ẳng”.
Tuyên bố này dẫn tới sự đối đầu ngày càng sâu sắc giữa các lãnh đạo độc
đoán của Việt Nam với cộng đồng dân mạng ngày càng phát triển tại quốc
gia mà nền kinh tế đang suy thoái.
Các nông dân Văn Giang: Lê Dũng, Đặng Văn Dật và Trần Thị Thanh Kiệm đang theo dõi tin tức trên Internet.
.
Tốc độ phát triển Internet ở VN nhanh hơn
một số quốc gia. Hiện VN có khoảng 34% trong số dân 90 triệu người tiếp
cận được với Internet. Tỉ lệ này cao hơn một số quốc gia như Thái Lan,
Indonesia do sự phát triển của hạ tầng viễn thông cũng như ước vọng của
người dân được tiếp cận với tin tức độc lập không do chính quyền kiểm
soát.
Ngày càng có nhiều người lập trang blog riêng để trao đổi các vấn đề từ thơ ca, mua sắm iPhone
cho tới chống tham nhũng - thực trạng gắn với kinh tế mở rộng suốt thập
niên qua. Một blogger nổi tiếng đã 60 tuổi vốn là cựu chiến binh, ông
Nguyễn Tường Thụy viết các bài dưới tên thật về những bất công, về vấn
đề rất nóng là đất đai – những nội dung mà truyền thông nhà nước hiếm
khi đề cập.
Ông Thụy nói tại nhà riêng của ông ở một khu dân cư phía Nam thành phố: "báo nhà nước chỉ dùng để gói xôi là tốt”.
Trong khi đà tăng trưởng kinh tế của VN
đến hồi vỡ bung với mớ bòng bong nợ xấu ngày càng lớn, thì các nhà
lãnh đạo nước này noi theo Trung Quốc, Iran đàn áp và dập tắt những ảnh
hưởng của Internet. Mục tiêu hiện thời của VN là ngăn chặn các blogger
không cho họ đưa tin về những hoạt động bừa bãi, tiêu cực của chính
quyền.
Gần đây chính phủ của ông Nguyễn Tấn
Dũng đã đưa ra một số văn bản pháp quy dự thảo nhằm buộc mọi người sử
dụng tên thật trên mạng. Song song với Văn bản cấm và điều tra một số
blog vừa qua, động thái này càng bóp nghẹt tự do ngôn luận.
Các công ty kinh doanh ịch vụ Internet
như Google, Yahoo đang lo ngại bơi theo tinh thần một số văn bản pháp
quy dự thảo thì các công ty này phải tuân thủ pháp luật VN. Điều này có
nghĩa họ phải xây dựng các trung tâm dữ liệu sở tại rất tốn kém ngoài cơ
sở trung tâm cũng như xây dựng các chức năng kiểm duyệt tốn kém.
Những điều này dễ khiến các doanh nghiệp trên từ bỏ kế hoạch kinh doanh
tại VN.
Tổ chức Asia Internet Coalition (do
Google, Yahoo, Ebay, Microsoft, Nokia, Skype tài trợ) đang nỗ lực
vận động chính phủ Việt Nam sửa đổi, làm nhẹ một số quy định trong dự
thảo bởi các quy định này bóp nghẹt sự phát triển thương mại điện tử và
Internet. Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ cũng cảnh báo chính phủ VN rằng việc
chặn trang mạng xã hội Face Book làm mất khả năng kết nối giữa doanh
nghiệp Việt Nam với nhau và với các doanh nghiệp khác trên toàn thế
giới.
Asia Internet Coalition từ chối đưa ra bình
luận. Được biết, các văn bản dự thảo về quản lý Internet sẽ được CP
Việt Nam ban hành và có hiệu lực vào cuối năm.
Một số quan chức VN tỏ ra lo ngại về các
quy định trên, đặc biệt trong bối cảnh đất nước này đang chuyển hướng
phát triển dịch vụ và tiêu thụ trong nước thay vì lệ thuộc quá nhiều vào
xuất khẩu sang châu Âu và Hoa Kỳ.
Hãng tư vấn Mckinsey & Co, trong một
báo cáo nói rằng thương mại điện tử của VN đóng góp 1% vào GDP 125 tỉ
USD của đất nước. Tỉ lệ này ngang với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Tỉ lệ này của
VN sẽ gia tăng nhanh chóng với sự mở rộng và lớn mạnh của các hình thức
thanh toán điện tử, với việc ngày càng có nhiều người dân sử dụng
Internet.
Hiện, chính quyền đang khuyến khích
người dùng mạng xã hội go.vn nhằm thay thế vai trò của mạng Face Book.
Tuy nhiên, dịch vụ yêu cầu người dùng phải đăng ký tên thật sử
dụng Chứng minh thư Nhân Dân. Các chuyên gia tại Google và MacAfee vừa
qua phát hiện nhiều phần mềm của Việt Nam có ẩn chức năng theo dõi, phát
hiện các nhà bất đồng chính kiến cũng như có các chức năng chặn
trang web chỉ trích chính quyền.
Tuy nhiên, hiện giới lãnh đạo chóp
bu đang đối mặt với nhiều chỉ trích về suy thoái kinh tế cho nên theo
một số ý kiến, các nhà lãnh đạo của VN sẽ vẫn tiếp tục duy trì cuộc
chiến chống Internet.
Blogger Nguyễn Tường Thụy cho rằng mâu
thuẫn này sẽ này càng lớn vì ngày càng có nhiều người sử dụng
Internet. Ông tỏ ra lo lắng rằng mọi người sẽ không biết được đâu là
ranh giới vô hình, mong manh giữa chỉ trích và tuyên truyền chống Nhà
nước.
Chính quyền không thể khống chế nổi
Internet, Blogger Nguyễn Xuân Diện cho hay. Ông này đã từng bị chính
quyền triệu tập và thẩm vấn vì viết blog. Ông Diện cho biết, ranh giới
giữa nội dung được viết và nội dung không được viết ngày càng được
quy định mơ hồ hơn khiến người ta dễ bị đưa vào khu vực nguy hiểm”.
Wall Street Journal - Dịch giả: Tony Nguyễn. Bản tiếng Việt @ Blog Cầu Nhật Tân.
|