Đó là 2 ông Nguyễn Văn Túc, sinh năm 1964 và Phạm Văn Trội, sinh năm
1972. Họ sẽ sẽ mãn hạn tù lần lượt vào ngày 10/09 và 11/09 tới đây. Cả
hai ông đều chấp nhận ở tù hết án giống nhau 04 năm tù giam và sẽ tiếp
tục ra tù lần lượt chịu 03 năm và 04 năm quản chế tại gia kể từ ngày mãn
án.
Ông Nguyễn Văn Túc: xuất thân nông dân tại Thái
Bình bị bắt vào ngày 10/09/2008 sau đó bị cáo buộc vào Điều 88 Luật Hình
Sự "Tội tuyên truyền chống Nhà nước…” do đã tham gia vào những hoạt
động cổ xúy dân chủ, nêu cao tinh thần yêu nước. Hoạt động nổi nhất là
tham gia vào nhóm treo biểu ngữ ở Hải Phòng với dòng chữ "Bảo Vệ Toàn
Vẹn Lãnh Thổ, Lãnh Hải, Hải Đảo VN…”. Qua hai phiên xét xử mức án của
ông Nguyễn Văn Túc vẫn không thay đổi: 04 năm tù giam và 03 năm quản
chế. Trong suốt quá trình tù đày cho đến nay ông Nguyễn Văn Túc luôn
kiên định quan điểm và thường nhắn nhủ ra ngoài: ”Gia đình và mọi người
phải tin rằng tôi không làm gì sai.”
Ông Nguyễn Văn Túc hiện đang bị bệnh mạch vành, thoái hóa đốt sống
cổ và trĩ. Vợ ông Nguyễn Văn Túc là bà Bùi Thị Rề làm nghề nông (sinh
năm 1968). Hai ông bà có hai con, con gái lớn 24 tuổi và con trai 18
tuổi. Trong chuyến thăm nuôi cách đây hơn một tháng, bà Rề cho biết ông
Túc tinh thần vẫn vững vàng và nói: "Gia đình không phải đi đón anh vì họ đã bắt đưa anh đi thì họ phải đưa anh về.”
Ông Phạm Văn Trội, cử nhân Khoa học Xã hội Nhân
văn chuyên ngành Quản lý Xã hội, bị bắt rạng sáng ngày 11/09/2008, bị
cáo buộc vào Điều 88 Luật Hình Sự "Tội tuyên truyền chống nhà nước…” do
những hoạt động cổ xúy dân chủ, nhân quyền. Sau hai phiên xét xử mức án
của ông Phạm Văn Trội giữ nguyên: 04 năm tù giam và 04 năm quản chế. Mặc
dù hai con còn rất nhỏ (hiện nay cháu trai đầu 10 tuổi, cháu gái út 06
tuổi) cùng với mẹ già (80 tuổi), ông Phạm Văn Trội luôn khước từ mọi gợi
ý nhận tội để được giảm án. Cách đây khoảng 06 tháng ông Phạm Văn Trội
đã bị chuyển trại đi xa hơn từ Nam Hà vào Nghệ An nhưng quan điểm của
ông vẫn không thay đổi. Ông Phạm Văn Trội thường động viên vợ bằng câu
nói: "Đừng quá lo cho anh. Cứ coi như anh lại đi bộ đội một lần nữa đi.”
Vợ ông Phạm Văn Trội là bà Nguyễn Thị Huyền Trang sinh năm 1980 là
thợ thêu thủ công. Từ nhiều tuần nay công an huyện đã đến nhà ông Phạm
Văn Trội gặp mẹ và vợ để trấn an tinh thần và cho biết "Ông Trội sẽ được cơ quan chức năng đưa về tận nhà”.
THEO DÒNG SỰ KIỆN:
|