Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
2009-09-11
Chánh
quyền huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đưa lực lượng công an và bộ đội
hùng hậu, có chó săn đi kèm, hầu giải tán nhóm người Khmer Krom tập họp
yêu cầu nhà nước bồi thường thoả đáng đất đai của họ.
Ban Việt Ngữ
chúng tôi ghi nhận thêm một số chi tiết về sự kiện này và xin gởi đến quý vị.
Liên lạc với nhóm
người biểu tình đang tập trung ở xã An Cư (Tịnh Biên), từ đầu giây bên kia, một
phụ nữ trả lời bằng tiếng Khmer.
Lời kể của người trong cuộc
Phóng viên đài
chúng tôi đáp lại bằng tiếng Việt, cho nên bà chuyển máy sang cho một
phụ nữ đang đứng bên cạnh. Chị này thuật lại rằng chuyện công an, bộ đội, chó
săn là xác thực. Chị cũng cho biết thêm (chị) là một nạn nhân chịu bất
công nhiều năm nay, đồng thời bày tỏ nguyện vọng chung của những người đồng cảnh
ngộ với chị:
- Dạ.
Thì mấy công an nó xuống đó. Người dân thì không cho làm dọc kinh đó mà. Các
công an xuống làm. Họ còn ở đây, ba bốn trăm người lận. Mấy cảnh sát cũng vô nữa.
Nói là kinh này thì người ta làm mà người ta không chịu bồi thường cho. Người
ta còn nói pháp luật không có bồi thường cho. Công an còn đàn áp người dân
ở đây lắm.
Đào kinh rồi mà nó không có họp lại, không chịu giải quyết cho. Người
dân không chịu thì cãi. Người ta làm thì người ta làm à. Phát biểu thì ngán lắm.
Có mấy người dân không chịu đi, vì người dân thấy công an đông quá, cháu cũng
không có đi đâu đâu, mà công an vẫn bao quanh xung quanh, năm sáu con
chó dữ. Xe cảnh sát vô kéo người dân lên xe. Xe cảnh sát với mấy xe bộ đội đó.
Đào kinh rồi mà nó không có họp lại, không chịu giải quyết cho. Người
dân không chịu thì cãi. Người ta làm thì người ta làm à. Phát biểu thì ngán lắm.
Có mấy người dân không chịu đi, vì người dân thấy công an đông quá, cháu cũng
không có đi đâu đâu, mà công an vẫn bao quanh xung quanh, năm sáu con
chó dữ. Xe cảnh sát vô kéo người dân lên xe. Xe cảnh sát với mấy xe bộ đội đó.
Chị Phi Na, dân Tịnh Biên
Đỗ Hiếu : Chị tên gì?
Trả lời : Em tên là Phi Na.
Đỗ Hiếu: Chị có bị lấy đất không?
Trả lời : Có. Lúc người ta bồi thường cho năm
2002 người ta bỏ một phần, người ta chỉ đo cho một phần thôi. Còn một phần nhiều
khi người ta bỏ lại. Đòi hỏi muốn cho nhà nước giải quyết cho một phần còn lại
phải trả cho người dân thôi. Phần đất trả rồi thì người ta không có đòi hỏi gì
nữa đâu.
Giải thích của chính quyền
Dịp này, chúng tôi liên lạc với ông Nguyễn Văn Còn, giám
đốc công an tỉnh An Giang,cũng như cơ quan công an Tịnh Biên và trung đoàn địa
phương 892 , nhưng không có tiếng trả lời.
Khi gọi đến văn phòng huyện Tịnh Biên, một nhân viên trực
nói, ông có nghe qua vụ khiếu kiện đất đai, nhưng không biết rõ chi tiết
:
Nhân viên huyện Tịnh Biên : Có. Tui cũng nghe
nói vậy thôi chớ còn lóng rày thì tui không biết anh ơi. Có đó, có vụ đó, nghe
nói kinh gì đó.
Đỗ Hiếu: Bây giờ cái chuyện đó giải quyết êm đẹp
chưa hay là vẫn còn, thưa ông?
Nhân viên huyện Tịnh Biên : Tui
cũng không rành nữa. Tui không nắm rành để cung cấp cho anh.
Anh có lần nào đến tịnh Biên chưa? Nguồn tin ở đâu anh nắm được vậy?
Đỗ Hiếu: Tôi được điện thoại từ ở bên
Campuchia. Phóng con kinh qua ở Tịnh Biên chớ, ông hả?
Nhân viên huyện Tịnh Biên : Khmer thuờng
thôi chớ không có Khmer Krom, tức bà con dân tộc Khmer thường thôi chớ không phải
Khmer Krom.
Đỗ Hiếu: Họ còn đang tập họp hay không, thưa
ông?
Việc gởi lực lượng võ
trang hùng hậu đến giải quyết chuyện khiếu kiện đất đai là điều không thể nào
chấp nhận được:- Đó là vi phạm đến nhân quyền rồi, đồng thời vi phạm
đến luật pháp của Việt Nam, bởi vì Việt Nam đã công bố là bảo đảm về tự do cho
đồng bào Khmer Kampuchia Krom, nhứt là bảo đảm về cái đời sống của đồng bào
Khmer.
Ô. Thuon Saren
Nhân viên huyện Tịnh Biên : Hết rồi.
Một trong những người thường lên tiếng bên vực cho quyền
lợi của người Khmer Kampuchia Krom, ông Thuon Saren, thuộc tổ chức nhân quyền ,
trụ sở tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) cho rằng việc gởi lực lượng võ
trang hùng hậu đến giải quyết chuyện khiếu kiện đất đai là điều không thể nào
chấp nhận được:
- Đó là vi phạm đến nhân quyền rồi, đồng thời vi phạm
đến luật pháp của Việt Nam, bởi vì Việt Nam đã công bố là bảo đảm về tự do cho
đồng bào Khmer Kampuchia Krom, nhứt là bảo đảm về cái đời sống của đồng bào
Khmer. Nhưng mà cuối
cùng là tịch thu đất đai, ruộng đất của người Khmer Krom. Đó là một cái vấn đề
vi phạm rất lớn và nặng nề, không thể chấp nhận được.
Đây không phải là
lần đầu tiên chánh quyền An Giang giải quyết những vụ nông dân khiếu kiện đất
đai bằng võ lực. Trước đây, Đài Á Châu Tự Do chúng tôi cũng có lần gởi đến quý
vị thính giả phóng sự của một cuộc huy động đông đảo công an, bộ đội võ trang
và chó săn, giải tán cuộc tập họp của người Khmer Krom, cũng từng xảy ra
tại quận Tri Tôn, tỉnh An Giang.
|