Chúa
Nhật 17 tháng 7 vừa qua khi mà trong nước người người biểu tình, thì
cộng đồng người Việt Nam tại Hải ngoại cũng không ngừng theo dõi với
những trăn trở như thể hòa mình vào nỗi đau của đất nước, của dân tộc.
Source nguyenxuandien's blog
Hà Nội: Các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A sát cánh cùng nhau khi cờ và biểu ngữ giương lên hôm 17/7/2011
Thông
tín viên Mai Khôi có cuộc phỏng vấn nhanh với ba nhà Truyền thông tại
hai miền Nam và Bắc Cali là ông Huỳnh Lương Thiện chủ nhiệm kiểm chủ
bút tờ Mõ Magazine. Ông Việt Dũng nhà truyền thông của miền Nam Cali và
ông Phạm Phú Thiện Giao chủ bút nhật báo Người Việt để biết thêm ý kiến
của họ trước cuộc biểu tình vừa được diễn ra trong nước.
Trấn áp mạnh bạo và sự im lặng của báo chí
Mai Khôi:Anh Huỳnh Lương Thiện, là một trong những nhà
truyền thông lâu năm nhất của cộng đồng người VN tại Hải ngoại. Thưa
anh, Chúa Nhật vừa qua trong nước có cuộc biểu tình tại Hà Nội và Tp
HCM nhằm chống lại sự xâm lấn vùng biển của chúng ta cũng như chống lại
sự tấn công đối với ngư dân tỉnh Quảng Ngãi của Trung Quốc, nhưng các
cuộc biểu tình lại không đạt kết quả như mong đợi. Anh nhìn nhận như
thế nào về cuộc biểu tình này Huỳnh Lương Thiện: Đặc
biệt, gần đây càng lúc thì giới trí thức họ càng ý thức được vai trò
của mình và nói lên tiếng nói, dầu trong hoàn cảnh rất là khó khăn đó
là điều đáng mừng. Còn về phía nhà nước, phía chính quyền CS thì rõ
ràng đây lại thêm một lần nữa chứng tỏ bản chất của họ. Thứ nhất là đối
với dân thì họ luôn luôn áp chế thống trị mà bây giờ trong nước hay có
một từ mà bà con hải ngoại rất thích đó là hèn với giặc mà ác với dân.
Đúng vậy, đối với những kẻ thù xâm lượt như TQ thì họ rất hèn yếu và
đối với người dân trong nước thì họ rất là thô bạo, ác với người dân.
Do đó, luật lệ thật sự là trong tay của họ hết. Một mặt họ nói muốn
biểu tình thì phải xin phép, nhưng mà thật ra bao nhiêu lần, có thể là
bao nhiêu
San Francisco: Đoàn biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm lăng Việt Nam. Source vietvungvinh.com
chục lần, bao nhiêu trăm lần mọi người làm nhưng họ có cho đâu. Mà ngay
cả có cho đi chăng nữa thì trong một hoàn cảnh bất đắt dĩ nào đó thì họ
cũng dùng những phương tiện khác để trấn áp biểu tình.
gần đây càng lúc thì giới trí thức họ càng ý thức được vai trò của mình
và nói lên tiếng nói, dầu trong hoàn cảnh rất là khó khăn đó là điều
đáng mừng. Còn về phía nhà nước, phía chính quyền CS thì rõ ràng đây
lại thêm một lần nữa chứng tỏ bản chất của họ. Thứ nhất là đối với dân
thì họ luôn luôn áp chế thống trị
anh Huỳnh Lương Thiện
Mai Khôi:Vừa qua là ý kiến của anh Huỳnh Lương Thiện, bây
giờ chúng tôi xin hỏi một nhà truyền thông trẻ, anh là chủ bút của Nhật
báo Người Việt và Người Việt Online. Trong vai trò chủ bút của một
cơ quan truyền thông lớn của Cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại. Ai
trong chúng ta từ trong nước đến Hải ngoại cũng đều xót xa khi một lần
nữa ngày 17 /7 vừa qua đông đảo người Việt tại Hà Nội và tp HCM đã
xuống đường chống lại Trung Quốc lấn chiểm lãnh thổ VN, mà trong đó
thành phần trí thức chiếm số đông. Nhưng lại một lần nữa các cuộc biểu
tình này không thành công, bởi chính sự đàn áp của chính quyền. Và đáng
nói hơn nữa là sự im hơi lặng tiếng của báo giới trong nước. Vậy trong
vai trò Chủ bút của một tờ báo tại Hải Ngoại, Thiện Giao suy nghĩ như
thế nào? Phạm Phú Thiện Giao: Không riêng gì là đứng ở
vị trí chủ bút của tờ báo mà đứng ở vị trí của một người Việt Nam, gốc
Việt thì chúng ta phải thấy như thế này là một điều mà chúng ta cứ nói
đi nói lại là hệ thống báo chí của Việt Nam là một công cụ của nhà cầm
quyền, và đã là công cụ thì mình có thể thấy là nhà cầm quyền đó họ sẽ
xử dụng công cụ đó, định hướng công cụ đó, hoặc là uốn nắn công cụ đó
theo cách có lợi nhất cho họ, còn việc cái lợi của họ có đồng hành với
quyền lợi của người dân VN, của dân tộc hay không thì đó lại là một
chuyện khác và câu trả lời thì ai cũng biết rồi. Nếu như quan sát trong
7 tuần vừa qua như chị vừa nói là ngày 17/7 tính ngược lại là cả tỷ
tuần, từ khi TQ cắt cáp thăm dò địa chấn của VN, thì tuần đầu tiên và
một hai tuần sau đó thì thấy có một cuộc biểu tình xẩy ra, cuộc biểu
tình đó theo một nghĩa nào đó được xem là diễn tiến được và báo chí
cũng có nói. Nhưng mà sau đó các tuần về sau này, đặc biệt là cho đến
tuần thứ 7, ngày 17/7 vừa qua cuộc biểu tình đã bị dập tắt ngay từ đầu.
Nhà nước đã rất cương quyết trong việc này,và chúng ta cũng không ngạc
nhiên khi mà báo chí cũng không đưa tin tức gì cả. Báo chí là công cụ
của chính quyền, chính quyền không muốn điều đó xẩy ra thì báo chí cũng
không được nói điều đó.
Nhưng mà sau đó các tuần về sau này, đặc biệt là cho đến tuần thứ 7,
ngày 17/7 vừa qua cuộc biểu tình đã bị dập tắt ngay từ đầu. Nhà nước đã
rất cương quyết trong việc này,và chúng ta cũng không ngạc nhiên khi mà
báo chí cũng không đưa tin tức gì cả. Báo chí là công cụ của chính quyền
Anh Thiện Giao
Mai Khôi:Thưa anh Huỳnh Lương Thiện cũng là người làm báo, anh có đồng ý với nhận xét của anh Phạm Phú Thiện Giao hay không thưa anh? Huỳnh Lương Thiện:
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy nhiều người họ can đảm, họ luồng lách
hay nói lên sự thật. Vì dụ như người nữ Nguyễn Kim Thành đã dám nói lên
sự thật về cuộc đời tình ái của HCM, và gần đây là Nguyễn Văn hải,
Nguyễn Trực Chiến của báo Thanh Niên, báo Tuổi trẻ họ vẫn nói lên những
đề tài
Hà Nội, 07-17-2011: Công an đánh đập người dân tham gia cuộc biểu tình bất bạo động chống Trung Quốc. RFA screen capture
rất là nhạy cảm, nóng bỏng như là vấn đề tham nhũng, thối nát trong nước như họ bị đảng trù dập, nhưng
mà thật sự họ vẫn xứng đáng được mọi người hoan nghênh, nhất là giới
Truyền thông ở Hải ngoại chúng tôi rất hoan nghênh những người can đảm
như vậy.Và các tổ chức bảo vệ quyền lợi cho ký giả trên thế giới tại Âu
Châu, New York đều lên tiếng phản đối nhà cầm quyền VC đã đàn áp tiếng
nói của người ký giả dám lên tiếng nói sự thật này.
Thán phục tuổi trẻ Việt Nam và những nhà trí thức
Mai Khôi:Nếu được phép đưa ra một ý kiến gửi đến các đồng nghiệp trong nước anh sẽ nói gì thưa anh? Huỳnh Lương Thiện:
Vậy, tôi nghĩ rằng những người bạn truyền thông khác hãy noi gương
những người truyền thông can đảm này để mà sống xứng đáng với chức năng
của mình. Bởi vì, thưa qúi vị truyền thông là một cái nghề cao qúi, là
thiên chức. Dùng để phục vụ lẽ phải và sự thật, quần chúng, nhân dân,
chứ không phải phục vụ cho đảng nhất là đảng độc tài đảng trị bất xứng
như thế này.
truyền thông là một cái nghề cao qúi, là thiên chức. Dùng để phục vụ lẽ
phải và sự thật, quần chúng, nhân dân, chứ không phải phục vụ cho đảng
nhất là đảng độc tài đảng trị bất xứng như thế này.
anh Huỳnh Lương Thiện
Mai Khôi:Tiếp đến, là anh Việt Dzũng.Thưa anh nhận định của
anh ra sao trước việc người biểu tình trong nước đã liên tục xuống
đường bất chấp sự ngăn cản và đàn áp của các cơ quan an ninh lẫn dân
phòng thậm chí thanh niên xung phong cũng góp phần vào việc cản trở này
thưa anh? Việt Dzũng: Tuổi trẻ VN và những nhà trí thức
đã can đảm làm một việc mà họ biết trước là công an sẽ ngăn chận mà họ
vẫn cứ làm, họ vẫn xuống đường đi biểu tình và họ chấp nhận bị bắt đưa
về đồn Công an và nhất là sau khi từ đồn Công an trở ra thì họ lại tiếp
tục cuộc biểu tình nữa. Những cái hình ảnh đó cho chúng tôi thấy một
điều là người VN ở trong nước không hèn nhát và người VN rõ ràng là
muốn nói lên tiếng nói của mình về vấn đề Trung Cộng xâm lấn biển và
lãnh hải của VN. Nhưng mà với một chế độ mà tất cả mọi người đều
nhìn thấy là rất hèn với giặc, mà lại ác với dân như vậy thì mọi người
ai cũng bất mãn, và phải nói là cái sự bất mãn lên cao tột độ, người ta
thấy rõ là càng ngày thì chế độ CSVN không còn là một chính quyền cho
dân nữa!
Tuổi trẻ VN và những nhà trí thức đã can đảm làm một việc mà họ biết
trước là công an sẽ ngăn chận mà họ vẫn cứ làm, họ vẫn xuống đường đi
biểu tình và họ chấp nhận bị bắt đưa về đồn Công an và nhất là sau khi
từ đồn Công an trở ra thì họ lại tiếp tục cuộc biểu tình nữa.
anh Việt Dzũng
Mai Khôi: Trở lại với ý kiến của nhà báo Thiện Giao, Là một
nhà báo anh biết rất rõ hơn 700 tờ báo trong nước đều là báo nhà nước
quản lý và vì vậy họ phải viết theo một chỉ thị duy nhất. Anh có cho
rằng đâu đó vẫn còn những nhà báo đang cố gắng làm đìêu gì đó vượt qua
chính họ để có thể thông tìn một cách trung thực hay không Phạm Phú Thiện Giao:
Phải tách riêng biệt hai khái niệm. Một là hệ thống báo chí. Hai là
những người làm báo. Hệ thống báo chí là công cụ của nhà nước và hầu
hết những người làm trong bộ phận đó đều là những công cụ của nhà nước
và họ làm như là một người làm công ăn lương theo yêu cầu của người trả
lương. Nhưng mà cũng không thể phủ nhận rằng đã có những nhà báo
nói riêng, và có rất nhiều những trí thức, những văn nghệ sĩ khác đã
nói được tiếng nói của họ bằng một cách khác, bằng một ngôn ngữ khác,
bằng những phương tiện khác mà họ thấy điều đó phù hợp với quyền lợi
của dân tộc VN. Tôi muốn nhấn mạnh rằng trong khi hệ thống báo chí là
một hệ thống công cụ thì đã có những nhà báo rất đáng khâm phục, họ đã
nói được điều họ muốn nói qua những con đường không chính thống, những
con đường khác, những con đường mà nhà nước không thể kiểm soát được. Mai Khôi:Vừa
qua là cuộc trao đổi giữa chúng tôi các nhà truyền thông tại hai miền
Nam và Bắc Cali. Chúng tôi tin rằng tiếng nói của họ là tiếng nói
chung của hàng triệu người con xứ Việt. Những người con mà mặc dù sống
trong tự do, trong sung túc nhưng mãi mãi vẫn hướng về đất mẹ, về tổ
quốc yêu thương. Trước họa mất nước ngày càng rõ hơn, những cơ
quan truyền thông này đang cố gắng hết sức trong khả năng hạn hẹp của
họ để gióng lên tiếng nói yễm trợ người dân trong nước nhằm tô thêm lên
lòng yêu nước của họ những sắt son mà cha ông đã để lại cho dãi giang
sơn hình chữ S này.