Khánh An phóng viên đài RFA
2009-12-02
Gần đây, những hình ảnh video clip về các cuộc đụng độ giữa hải quân Trung Quốc và Việt Nam trước đây trên các website.
Photo: RFA
Bản đồ khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Biển Đông. RFA graphic
Đặc biệt là trang mạng Youtube, đã thực sự gây ra một cuộc chiến mới
giữa những người xem Việt Nam và người xem Trung Quốc, giữa người Việt
hải ngọai và người Việt trong nước, trên mạng internet.
Lòng yêu nước, con hổ khó trị
Các video clips về hải chiến Hòang Sa – Trường Sa có nguồn gốc từ cả người
Việt hải ngọai lẫn trong nước, được dàn dựng kỹ lưỡng với các dữ liệu chi tiết
và đáng tin cậy.
Nội dung xoay quanh các cuộc hải chiến năm 1974 của hải quân
Việt Nam Cộng Hòa với Trung Quốc và cuộc hải chiến của hải quân Nhân Dân Việt
Nam với Trung Quốc năm 1988.
Một đặc
điểm chung của các video clips này là hầu hết đều được nhận được rất nhiều ý kiến
phản hồi. Các ý kiến vừa công kích những hành động xâm lăng của Trung Quốc, vừa
chỉ trích thái độ của Chính phủ Việt Nam đương thời, vừa đau xót, lo lắng cho vận
mệnh đất nước và đôi khi cả thái độ cay cú, công kích lẫn những ý kiến của
nhau.
Có thể nói, tất cả tạo nên một cuộc chiến gay gắt không kém những trận hải
chiến khi xưa.
Trên tờ
Nhật báo South China Morning Post hôm 1/12, thông tín viên Greg Torode, cho rằng
internet đã góp phần đáng kể trong việc gợi lên những ý niệm tìm hiểu về những
điều còn lờ mờ trong quá khứ cũng như mở ra một cánh cửa trong viễn ảnh có vẻ
đang tăm tối dần đi.
Trung tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 đã tuẫn tiết theo tàu khi đụng độ với hải quân TQ
Ông lấy ví dụ là trận hải chiến trên quần đảo Trường Sa giữa
Việt Nam và Trung Quốc năm 1988. Trong trận chiến này, đã có hơn 70 hải quân Việt
Nam tử trận. Tuy nhiên, điều mà thông tín viên Greg Torode nhấn mạnh không phải
là những cảnh phim bi hùng của trận chiến mà là sự căm hờn của khán giả sau khi
xem những đọan phim trên.
Thông
tín viên này nhận xét rằng có những ý kiến của người Việt Nam lẫn người Trung
Quốc đều lên đến sự tột cùng của căm hờn, thù hận. Họ thậm chí không ngại nói
những lời tục tĩu, nguyền rủa lẫn nhau.
Điều này cho thấy những hiểm họa đối đầu
cũng như nguy cơ gia tăng căng thẳng giữa hai chính quyền cộng sản về vấn đề
tranh chấp Biển Đông một lần nữa.
Những ý kiến của người Việt Nam lẫn người Trung
Quốc đều lên đến sự tột cùng của căm hờn, thù hận. Họ thậm chí không ngại nói
những lời tục tĩu, nguyền rủa lẫn nhau. Điều này cho thấy những hiểm họa đối đầu
cũng như nguy cơ gia tăng căng thẳng giữa hai chính quyền cộng sản về vấn đề
tranh chấp Biển Đông
Greg Torode
Cả hai nhà cầm quyền đều cố gắng tuyên bố chủ
quyền của mình trên Biển Đông nên sẽ tìm mọi cách để khơi dậy lòng yêu nước
theo mục đích riêng của mình.
Tuy nhiên, cả hai đều nhận ra rằng lòng yêu nước
thực sự là một con hổ khó trị.
Căng thẳng ngấm ngầm
Dĩ
nhiên, không có gì để kết luận rằng hai chính quyền này đứng đằng sau để đưa những
đọan phim trên lên Youtube nhưng chúng khiến người ta dễ liên tưởng đến một đọan
phim ngắn khác về cuộc chiến biên giới đẫm máu năm 1979.
Đọan phim này cũng nhận
được rất nhiều ý kiến độc hại như thế này.
Mặc dù
Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ từ năm 1991 nhưng những nghi kỵ,
dè dặt vẫn còn đó. Tất cả những quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch được mở rộng
theo các cam kết chính thức nhưng vấn đề biên giới phía Bắc Việt Nam cũng như
tranh chấp Hòang Sa – Trường Sa vẫn là những căng thẳng đang tồn tại.
Cả hai
chính quyền cộng sản đều kiểm soát rất chặt các phương tiện truyền thông và chặn
tất cả các thông tin bất lợi cho chính quyền. Thế nhưng trong thời đại
internet, mọi người được tự do hơn thì cả hai chính quyền đều phải nên phản ứng
bằng khả năng lãnh đạo thực sự và trưởng thành.
Trận hải chiền năm 1988, trước hỏa lực mạnh mẽ của hải quân TQ tàu HQ 604 của quân chủng HQVN đa bị bắn chìm.
Những
người yêu nước đã chỉ ra một phần trong mối quan hệ đối ngọai. Có thể thấy rõ
điều này trong vụ việc sinh viên Hà Nội biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc
để đòi lại chủ quyền trên Biển Đông. Trung Quốc đã tỏ ra bất bình. Vì vậy,
chính quyền Hà Nội đã ngầm hiểu một thông điệp rằng Trung Quốc sẽ không tha thứ
cho một vụ biểu tình tương tự nào khác trong quá trình rước đuốc Olympic qua
TPHCM hồi năm ngoái.
Tất cả những quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch được mở rộng
theo các cam kết chính thức nhưng vấn đề biên giới phía Bắc Việt Nam cũng như
tranh chấp Hòang Sa – Trường Sa vẫn là những căng thẳng đang tồn tại.
Mặc dù
chính quyền Hà Nội có những động thái để chứng minh chủ quyền trên Biển Đông
nhưng cả người Việt hải ngọai lẫn trong nước đều chỉ trích thái độ yếu đuối, bạc
nhược của chính quyền trong khi đối đầu với Trung Quốc.
Trong hội
nghị quốc tế tuần vừa qua tại Hà Nội về vấn đề Biển Đông, các chuyên gia cho rằng
cả hai chính phủ cần "hạ nhiệt”. Những chiến lược đánh vào lòng yêu nước của cả
hai chính phủ đều không thành công trong thời gian qua.
Trong
khi đó, internet – trong đó có Youtube – là một thực tế cuộc sống, mặc cho điểm
tương đồng của hai chính quyền Bắc Kinh và Hà Nội là cho thấy sự cởi mở, linh họat
cần thiết để gia tăng mối quan hệ hữu nghị.
|