VRNs (27.09.2011) - CatholicVote
- Một bài viết của Amanda Marcotte trên AlterNet về "Các huyền thoại mà
nhiều người có đạo biết về những người vô thần”, ngụ ý vạch trần họ. Đó
là một cái nhìn vào trong não bộ của người vô thần. Chúng ta hãy nhìn
xuyên qua huyền thoại và cách họ tạo ra huyền thoại.
"Huyền thoại” 1: Không có người vô thần trong hố cá nhân.
Về huyền thoại này, Marcotte nói: "Huyền
thoại này làm hững người vô thần bực tức, vì nó cố gắng tạo nhân đức từ
việc nhử mồi về sự yếu đuối của con người… Nếu bạn nghe một người nói
khoác lác nhắm vào những người được chẩn đoán bị bệnh ở giai đoạn cuối…
bạn nghĩ người đó không có đạo đức chút nào”.
Nhận thấy bà bà kết án các bác sĩ khoa
tim mạch, các bác sĩ khoa ung bướu, những người chăm sóc tại nhà tế bần
và các tuyên úy là không có đạo đức, bà vội thêm: "Ngoài các mối quan
ngại về sự vận dụng là các mối quan ngại về độ chính xác. Nhiều giáo
huấn tôn giáo không thực sự êm dịu chút nào nếu bạn trở lại và nhìn kỹ”.
Tôi nghĩ sai lầm cơ bản của bà ở đây là
giả vờ "không có người vô thần trong hố cá nhân” là đòi hỏi của tôn
giáo. Không, đó là các cư xử được theo dõi.
Người ta có khuyenh hướng tìm đến Chúa
lúc gặp khó khăn. Chắc chắn chúng ta thấy trong vụ khủng bố ngày 11/9 ở
Hoa Kỳ, vụ ở Trường Trung học Columbine, vụ đánh bom Tòa nhà Liên bang
TP Oklahoma, và vụ động đất năm 1989 ở San Francisco.
Hoặc có thể người vô thần nghĩ khẩu hiệu
"God BlessAmerica” (Xin Chúa chúc lành nước Mỹ) sau vụ khủng bố ngày
11/9 là "ảo giác quần chúng” (mass hallucination) như việc Chúa Giêsu
hiện ra sau khi phục sinh.
"Huyền thoại” 2: Người vô thần tức giận Thiên Chúa.
Marcott viết: "Người vô thần thường đưa
ra những mâu thuẫn hợp lý của niềm tin tôn giáo – chẳng hạn tin Thiên
Chúa toàn thiện và toàn năng, nhưng Ngài cũng cho phép sự dữ hiện hữu
bằng mật cách nào đó – và các tín hữu dùng điều đó để kết luận rằng
người vô thần tức giận Thiên Chúa. Chúng ta không vậy. Người ta không thể tức giận cái gì không hiện hữu. Tôi không tức giận Thiên Chúa nhiều hơn tức giận thần Zeus”.
Bà ấy đúng; người ta không thể tức giận
cái gì được hư cấu. Nhưng người ta có thể tức giận những người quan
trọng vắng mặt trong đời bạn. Nhiều người tức giận người cha đã bỏ rơi
họ khi họ còn trẻ, người giữ an ninh khu phố mà vắng mặt, người yêu
không quan tâm họ.
Bà quan ngại rằng câu "Thiên Chúa toàn
thiện và toàn năng, nhưng Ngài cũng cho phép sự dữ hiện hữu bằng mật
cách nào đó” có vẻ khả nghi như nỗi thất vọng.
Với bất kỳ mức độ nào, tôi không biết các tín hữu chúng ta có coi người vô thần là điên tức với Chúa hay không.
Tôi nghĩ người vô thần không muốn để cho Thiên Chúa là Thiên Chúa. Nếu
Thiên Chúa là Thiên Chúa, còn chúng ta không, thì chúng ta sẽ không hiểu
Ngài hơn đứa con 4 tuổi của tôi hiểu tôi. Thật vậy, chúng ta sẽ hiểu
Ngài rất ít. Người vô thần muốn Thiên Chúa nhỏ vừa với cái đầu của họ.
Nếu vậy thì không là Thiên Chúa chút nào.
"Huyền thoại” 3: Người vô thần gây hấn và thô lỗ.
Marcotte viết: "Nói một cách khách quan, các tín hữu phạm tội đối nghịch với các động thái
Tác giả TOM HOOPES
tốt nhiều hơn người vô thần. Nhưng cách
tranh luận của người vô thần có xu hướng quấy rầy các tín hữu nhiều hơn
cách tranh luận về Thiên Chúa làm phiền người vô thần, như vậy người vô
thần có tiếng bất công vì thô lỗ, thậm chí khi chúng ta trực tính hoặc
không biện hộ”.
Dĩ nhiên đây là điều ngớ ngẩn. Amanda
Marcotte là người vô thần viết chống Thiên Chúa ở một quốc gia đa số
theo Kitô giáo, có những người lãnh đạo theo Kitô giáo. Và bà ấy không ở
tù. Các tín hữu không tâm đầu ý hợp ở các nước vô thần nhưAlbaniathời
cộng sản, chế độ này đã phá hủy các biểu tượng Kitô giáo!
Hiện nay, chúng ta có thể cho bà biết
rằng không phải tất cả các tín hữu đều lịch sự: Cả bà ấy và tôi đều
không thể viết công khai ở một nước dưới quyền cai trị của những người
Hồi giáo quá khích.
"Huyền thoại” 4: Chủ nghĩa vô thần là một công tử bạch diện (white dude thing).
Bà nói: "Những người như Christopher
Hitchens và Richard Dawkins được sự chú ý của các phương tiện truyền
thông dành cho chủ nghĩa vô thần đã tái củng cố huyền thoại này”.
Tôi rất đồng ý với bà ấy ở đây. Người vô
thần Trung quốc đã sát hại toàn bộ các gia đình và làm cho Giáo hội
thầm lặng không là "những công tử bột”. Người vô thầnMexicocũng không
bắn chết các linh mục và treo cổ những em trai. Người vô thần có một
truyền thống đa văn hóa sâu sắc thực sự!
"Huyền thoại” 5: Chủ nghĩa vô thần chỉ là một niềm tin như các niềm tin khác.
Tôi luôn chùn chân khi lúng túng vì tín
hữu "chạy nước kiệu”. Bà viết: "Chủ nghĩa vô thần là một dạng niềm tin
khác vì đó là một cách chấp nhận ngụ ý tuyên bố đức tin là ngớ ngẩn. Khi
bạn không tranh luận rằng đối lập là bị lạc đường như chính bạn, đó là
lúc trở lại và xem lại động thái của mình”.
Hãy cân nhác hai vị trí của người vô
thần và người có niềm tin. Nếu chúng ta bất chợt gặp một lâu đài trong
rừng có một phòng ăn đầy thức ăn, chén dĩa bằng sứ đẹp và một chiếc
ti-vi mở kênh CNN, không cần phải tin khi nói: "Những người thông minh
đã làm hư thế”. Nhưng cần phải tin khi cho rằng một vụ sạt lở đất lớn đã
tạo nên cảnh hỗn độn.
Chúng ta có một thế giới trật tự, những
dạng sinh vật đẹp và phức tạp hơn nhiều so với truyền hình cáp. Tôi
không cần phải tin khi thừa nhận Tạo hóa; đó là cách suy luận hợp lý từ
chứng cớ. Nhưng người vô thần nói điều đó được tạo ra bằng một vụ sạt lở
đất dữ dội. Họ mau mắn nói thêm: "À, sấm chớp. Và có thể một mạch nước
phun ra đúng lúc. Như bão táp theo kiểu nào đó”.
Và chúng ta chùn chân khi lúng túng vì họ.
"Huyền thoại” 6: Chủ nghĩa vô thần không có quy tắc luân lý (moral code).
Tôi thích điểm thứ nhất của bà: Nếu tôn giáo là cái giữ chúng ta khỏi trở thành Ted Bundy, lúc đó bạn có cái gì đó sai.
Nhưng bà đi vào lĩnh vực thống kê không
vững: "Nếu có điều gì đó, chủ nghĩa vô thần tương quan với cách cư xử
tốt hơn xét về mức trung bình. Chẳng hạn, người vô thần đã mô tả thiếu
trong nhà tù, và nhiều quốc gia có niềm tin có tỷ lệ cao về tội phạm
hung dữ, mang thai ở tuổi vị thành niên, chết yểu và phá thai”.
Đối với những con số này, bạn cần số
người vô thần tự tường trình các loại văn hóa và kinh tế. Nhưng sự thật
là chỉ những người viết "vô thần” khi điều tra dân số là nhóm người có
bằng đại học muốn chỉ ra niềm tin của họ. Tôi đồng ý với bà ấy: Đa số
những người này an toàn để có trong tình xóm giềng.
Nhưng đối với mỗi người biện hộ vô thần
mà bà ấy liên kết, tôi có thể liên kết người Kitô giáo phản biện và xây
dựng trường hợp đối lập.
"Huyền thoại” 7: Đời sống của người vô thần trống trải và thiếu ý nghĩa.
Bà viết: "Đa số người vô thần thực sự
thấy thiếu niềm tin vào một Đấng siêu nhiên làm cho đời sống đầy ý nghĩa
và niềm vui. Vì không tin có kiếp sau, nhiều người trong chúng ta thấy
được thúc đẩy để tận dụng thời gian chúng ta có thay vì nhìn vào kiếp
sau để làm chúng ta hạnh phúc”.
Bà xác nhận rằng bà tim ra ý nghĩa trong
cuộc sống, nhưng rồi bà dẫn chứng về "niềm vui”: "Chúng ta tận dụng
thời gian chúng ta có”. Nhưng không ai nói rằng người vô thần không vui
vẻ đủ.
Điều chúng ta đòi hỏi là vậy, khi họ vui
vẻ, họ phát triển vô hồn khi phản ứng với tác nhân kích thích ngẫu
nhiên về cục đá lạnh va chạm qua bóng tối của khoảng không trống rỗng,
cố gắng làm đãng trí một cách vô vọng từ vực thẳm trống rỗng mà nó sẽ
hủy diệt họ ngay sau khi họ qua đời.
Điều này đem chúng ta tới…
"Huyền thoại” 8: "Người vô thần là những người theo chủ nghĩa khoái lạc không hiểu ý nghĩa đích thực của tình yêu.
Ở đây, Marcotte đưa ra 4 luận điểm:
- 1. Bà là người ủng hộ phá thai.
- 2. Những người vô thần không bị khập khiễng bởi chứng sợ tình dục Kitô giáo (Christian sexual phobias).
- 3. Những người vô thần thực sự yêu thương.
- 4. Các Kitô hữu không có tỷ lệ ly hôn cao.
Tôi cảm ơn bà về số 1 và 2. Chúng làm mất uy tín điều bà cho rằng đây là một "huyền thoại”.
Số 3 của bà cần lấp đầy thêm: Phải chăng
bà có ý nói người vô thần có mối ràng buộc hóa tính với các động vật
của đồng loại? Hoặc bà có ý nói về điều gì đó tâm linh qua "tình yêu”?
Theo tôi, số 4 là một vụ bê bối, nhưng
đó không thực sự thích hợp với vấn đề người vô thần có là người theo chủ
nghĩa khoái lạc hay không.
"Huyền thoại” 9: "Người vô thần
không có cách đối phó sau khi mất người mình yêu thương vì không có niềm
tin vào sự sống đời sau.
Bà viết: "Người vô thần có đủ quyền để
nghi ngờ khi tranh luận rằng việc tin có kiếp sau làm giảm nỗi đau buồn.
Cuối cùng, nhiều tôn giáo dạy rằng người chết có thể bị thiêu đốt trong
hỏa ngục đời đời, điều này có thể gây ra nhiều lo lắng hơn là khuây
khỏa. Tôi tưởng tượng sự hư vô của cái chết rất giống sự hư vô hiện hữu
trước khi sinh”.
Thứ nhất, người Kitô giáo không nên quá
quan trọng về sự chết: Chúng ta cần cầu nguyện cho những người này (và
thật là thoải mái!). Thứ nhì, điều đó được bỏ lại "khoảng hư vô” cho
người vô thần sau khi chết, và tôi chúc mừng bà đã thoải mái nhờ điều
đó.
"Huyền thoại” 10: Người vô thần cố gắng phá lễ Giáng sinh.
Hãy xem cách Marcotte chứng tỏ "huyền thoại” của bà trong trường hợp này.
Thứ nhất, bà nói rằng người vô thần
"không có ý gây chiến vào ngày nghỉ, ngoài yêu cầu đơn giản là chính phủ
vâng lời Bổ sung Thứ nhất (First Amendment) bằng cách không làm cho
Kitô giáo hơn các tôn giáo khác, bất cứ lúc nào trong năm”.
Nói cách khác, "Gây chiến vào ngày lễ
Giáng sinh? Đừng ngu xuẩn! Chúng ta chỉ muốn lễ Giáng sinh có quyền hợp
pháp trong các cơ quan công cộng ở khắp đất nước chúng ta!”.
Thứ nhì, bà nói: "Theo kinh nghiệm của
tôi, những người không có niềm tin tôn giáo có một số cách mừng lễ Giáng
sinh tốt nhất ở khắp nơi. Bạn có thể lấy một cây trang trí theo kiểu
độc đáo, hoặc ghi thêm biển báo ủng hộ vô thần (pro-atheist) ở sân và
xung quanh gắn đồ trang trí Giáng sinh. Gia đình tôi thích chơi bài xì
phé (poker) suốt đêm Giáng sinh… Hoặc chúng tôi có thể chọn mừng ‘lễ
Giáng sinh’ vào tháng Bảy và tiết kiệm chi tiêu”.
Nói cách khác: "Phá lễ Giáng sinh? Đừng
ngớ ngẩn! Chúng ta chỉ muốn báng bổ lễ này, tục hóa lễ này và diễn tả
độc đoán về thị hiếu riêng mà thôi!”
Cuối cùng, như tôi đã nói trước, tôi
đánh giá cao những bài báo như bài của Marcotte. Nó lành mạnh và tốt mà
người vô thần đang ầm ĩ yêu cầu. Khi người vô thần nói về vị trí của họ,
chúng ta có thể thực sự nói về vị trí đó – đồng thời cũng củng cố đức
tin của chúng ta.
Hãy truy cập vào Gregorian Institute
(Viện Grêgôriô) để thấy nỗ lực của tôi làm về cuốn sách "Sáu Huyền thoại
về Chủ nghĩa Vô thần” (Six Myths about Atheism) của tôi.
TOM HOOPES (*)
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicVote.org)
(*) Tom Hoopes là giáo sư ĐH
Bênêđictô ở Atchison, Kan., nơi ông dạy Khoa báo chí và Giao tiếp cộng
đồng, đồng thời là biên tập viên báo The Gregorian của Đại học này.