Thiên Ðức
Bói quẻ đầu năm là một phong tục tốt đẹp mong ước cho mọi
người vạn sự lành, an khang hạnh phúc. Quẻ bói hiệu nghiệm hay không là nhờ vào
ba yếu tố đó là: chất liệu bói quẻ, xuất hiện vào giờ linh ứng và kinh nghiệm
giải đoán.
Vào ngày mồng bảy tết Canh Dần (20/2/2010) đảng và nhà nước Việt Nam
chính thức tổ chức lễ hội Tịch điền (1) nhằm cầu mong cho dân tộc được "ĂN NO
- MẶC ẤM” đó là điều nên làm và phải làm. Vào Google để search ba chữ "Lễ tịch
điền” cho ra một kết quả đáng ngạc nhiên. Có sự đồng thuận cao từ báo chí trung
ương đến địa phương đều đăng tải phổ biến bài viết và hình ảnh đầy đủ. Ðảng và
nhà nước chuẩn bị rất kỷ lưỡng cho buổi lễ này thậm chí chuyện ăn mặc cho các cấp
lãnh đạo được tranh luận công khai trên các diễn đàn lấy ý kiến của các giới
trí thức xhcn (2). Sau buổi lễ người đại diện đảng và
nhà nước hãnh diện tuyên bố:(3)
Sau lễ hội, trao đổi
với TT&VH, ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở VH, TT&DL Hà Nam khẳng định: "Nghi lễ đã thành công tốt đẹp,
làm nức lòng nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương. Nước ta có 70% dân số
là nông dân, vì vậy, lễ Tịch điền hoàn toàn có thể phục dựng thành quốc lễ từng
tồn tại trong quá khứ. Nhân dân Hà Nam mong muốn, sau này sẽ có sự công nhận và
giúp sức của các cơ quan ban ngành từ Trung ương để lễ Tịch điền dần trở lại
được với vai trò vốn có của nó, trước khi được chính thức trở lại thành Quốc
lễ”.
Do đó người viết xin lấy hình ảnh chính thức trong buổi lễ
Tịch điền làm chất liệu giải đoán vận mệnh đầu năm cho chủ tịch Nguyễn Minh
Triết hay ÐCSVN là một điều chính xác, không ai có thể tranh
cãi hay dị nghị là tài liệu do bọn phản động hay chống phá nhà nước tạo ra.
Trước khi vào cuộc giải đoán, thiết nghĩ cũng nên tìm hiểu
qua lễ Tịch điền cùng với lời bàn bên lề lễ hội cũng là điều thú vị. Theo
Wikipedia:
Lễ cày tịch điền xuất phát từ Trung Quốc. Lễ tịch điền là ngày hội xuân,
khi đó các vua quan lần lượt xuống ruộng cày một vài đường đất nhằm khích lệ
nông dân phát triển nông nghiệp đặc biệt là phát triển nông nghiệp lúa nước.
Sau khi đã làm lễ cúng Thần Nông, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các
vương tôn cày 7 luống, công khanh cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống. Sau đó thửa
ruộng này sẽ được chăm sóc và sản phẩm sẽ dùng để tế lễ năm sau.
Lễ tịch điền được tiến hành đầu tiên dưới thời vua
Lê Ðại Hành. Tương truyền vào năm 987, khi Lê Ðại Hành đích thân xuống ruộng
cày đã đào được một hũ vàng. Năm 988, vua cày ở Bàn Hải lại được một hũ bạc, vì
vậy hai thửa ruộng trên được đặt tên là Á "Kim ngân điền”(theo Lịch sử việt nam
bằng tranh của Trần Bạch Ðằng và Việt Sử giai thoại quyển 4 của Nguyễn Hữu
Thuần). (4)
Như vậy đây là
một nghi lễ tâm linh đầu năm rất nghiêm túc từ nhà vua cho đến dân chúng đều
cầu mong cho mưa thuận gió hòa, đất nước ấm no. Câu hỏi đặt ra là đảng và nhà
nước có thành tâm cầu mong cho người dân được ấm no trong nghi lễ này hay
không? có hai lời giải đáp:
1)- Nếu đây là
một nghi lễ linh thiêng và trang trọng chính thức cầu nguyện cho đất nước ấm
no, tại sao ông Nguyễn Minh Triết là chủ tịch nước cũng là ông vua một nước lại
không đứng ra khai mở đường cày cho một buổi lễ, mà lại để cho một nông dân vô
danh mang mặt nạ, đội lốt một bóng ma dĩ vãng mở đường cày. Ông Nguyễn Minh
Triết và quan chức nhà nước có phải là các vương tôn, công khanh, sĩ phu của
vua lê Ðại Hành đâu mà phải đi sau hình ma giả tạo này. Như vậy ông Nguyễn Minh
Triết không chính thức cầu nguyện trong lễ tịch điền, mà chính là người nông
dân trong vai vua Lê Ðại Hành mới là người chính thức cầu nguyện và làm lễ.
Buổi lễ do vậy mất đi ý nghĩa, và lời cầu nguyện của đảng và nhà nước (nếu có
?) đâu có thực tâm thì làm sao linh ứng qua sự kiện này?
Hình minh họa số 1
Nông dân trong vai vua Lê Ðại Hành khai mở đường cày
Nguồn: VNexpress (5)
2)- Nếu đây là buổi hội diễn lễ Tịch điền như là một sự hoài niệm quá
khứ, thì có cần thiết để ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết và các quan
chức nhà nước vào vai nông dân đi sau "lỗ đít trâu” diễn tuồng hay
không? Hay đây là ý ÐCSVN muốn đưa hình ảnh ông chủ tịch nước với con
trâu đi cày ra công chúng như là một biểu tượng "bảo thủ” đầy ý nghĩa
rằng: Từ khi thành lập ÐCSVN, người nông dân cùng khổ với con trâu đi
trước cái cày. Tám mươi năm sau qua nhiều chăng đường lịch sử kể cả đổi
mới, đảng csvn vẫn còn tự hào và hãnh diện đứng sau cái cày và con trâu
không cần đổi thay bằng cơ giới hay máy móc tin học chăng?
Hình minh họa số 2:
Nông dân Nguyễn Minh Triết đi cày
Nguồn : báo tuổi trẻ (6)
Ði vào giải đoán điềm báo sự kiện này có ba lý giải như sau:
1)-
Bao lâu nay đảng chủ trương: "Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân
làm chủ” trật tự này không bao giờ thay đổi, người dân phải đứng hàng
thứ ba sau đảng và nhà nước. Vậy mà trong lễ hội tịch điền đảng và nhà
nước tình nguyện vui vẻ và công khai đứng sau người dân? phải chăng là
một sự báo trước đổi thay đường lối chính sách của đảng và nhà nước
trong thời gian tới? Ðảng chấp nhận sự đưa đường dẫn lối của người dân.
Ý dân là ý trời vậy đảng nên trả lại quyền làm chủ thực sự cho người
dân như quyền bầu cử, ứng cử, tự do ngôn luận, báo chí.
2)-
Người dân trong vai ông vua, tức là người có toàn quyền định đoạt vận
mệnh của mình, đảng chỉ là người tùy tùng phụ tá, vì thế đảng phải trở
về cương vị hoạt động trong khuôn khổ luật pháp dưới quyền giám sát và
định đoạt của người dân. Ðiều này mang ý nghĩa hiến pháp hiện nay đã
quá lỗi thời, cần phải thay đổi cho phù hợp lòng dân.
3)- Ban tổ
chức thi vẽ trâu với đề tài con hổ phù hợp năm canh Dần (7) với ước
vọng đất nước sẽ vươn lên như một con mãnh hổ chứ không phải là con cọp
giấy hèn hạ trước sự xâm lấn của Trung Quốc. Kết quả cuộc thi vẽ theo
báo chí cho biết như sau:
Có tổng số 60 phác thảo của 42 họa
sĩ được gửi tới tham dự, do số lượng trâu có hạn, nên BTC đã chọn 30
phác thảo để thể hiện trong hội thi (8)
Hình minh họa số 3: Trâu trở thành cọp chăng? Nguồn: vnexpress (5)
Như
vậy tất cả những con trâu tham dự hội diễn đều được vẽ cọp hay hình họa
nào đó ngoại trừ có một con trâu duy nhất của ông chủ tịch nước là
không vẽ. "Trâu vẫn thuần là trâu”.
Ðiều này mang ý nghĩa toàn
dân tộc hiện nay đang trở thành cọp hay ở thế cỡi cọp để đấu tranh cho
quyền lợi cơ bản của chính mình như quyền được cơm no áo ấm, quyền làm
người, quyền lợi bị cướp đất, nhà tan, quyền tự do tôn giáo, quyền yêu
nước. Sự dấn thân tranh đấu cho quyền lợi này là một thế cỡi trên lưng
cọp, nếu xuống cọp e rằng bị cọp cắn, nếu mà tiến luôn thì thắng lợi sẽ
về toàn dân.
Ðảng và nhà nước lại cam tâm làm kiếp cỡi "Trâu bò”
chấp nhận cho người khác sai khiến chứ không thể làm chủ lấy vận mệnh
của chính mình. Hiện nay đảng và nhà nước hèn hạ, và chui lòn Trung
Quốc để được sai khiến và tồn tại là một minh chứng không thể chối cãi.
Bản
thân con trâu được minh họa thành con cọp tự thân đã tiềm ẩn sự xung
khắc nội tại. Ðặc tính con trâu hoàn toàn khắc hẳn con cọp, vì thế
"lòng dân, ý đảng” hiện nay đang mâu thuẫn và xung đột trầm trọng phải
có sự lựa chọn theo cọp hay theo trâu:
-Theo cọp (lòng dân) thì
hiểm nguy trùng trùng phải hy sinh quyền lợi trước mắt nhưng được tương
lai xán lạn một đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc. -Theo trâu (ý đảng) an phận được sống liếp nô lệ dưới đảng và Trung Quốc, mãi mãi mang cày làm kiếp trâu.
Ðó chính là bài toán "thế nước lòng dân” cần phải có lời giải đáp rõ ràng trong tình hình chính trị hiện tại Việt Nam.
Câu
giải đáp có thể tìm thấy dễ dàng qua con số trong hình ảnh người dân mở
đường cày. Ðó là số 24 (xem hình minh họa số 1) theo kinh dịch là quẻ
Ðịa Lôi Phục
. Quẻ 24: Ðịa Lôi Phục: Ðược giải thích theo tác giả Nguyễn Hiến Lê như sau: Vật
không bao giờ tới cùng tận; quẻ Bác, hào dương ở trên cùng thì lại quay
trở xuống ở dưới cùng (cùng thượng phản hạ); cho nên sau quẻ Bác tới
quẻ Phục. Phục là trở lại (phát sinh ở dưới). Như vậy là đạo tiểu nhân
thịnh cực thì phải tiêu, đạo quân tử suy cực thì lại thịnh lần. Dịch:
Trở lại: Hanh thông. Ra vào không gặp tai nạn, bạn bè sẽ lần lượt tới,
không lầm lỗi nữa. Vận trời phản phục (tráo đi trở lại), cứ bảy ngày
thì trở lại, hành động việc gì cũng có lợi. (9)
Nét đặc trưng trong quẻ này là có 5 hào âm ở trên thuần âm một khối không xen kẽ cực đại trên đỉnh cao cũng là điểm khởi đầu của suy vi.
Chỉ có một hào dương duy
nhất ở dưới tận cùng thuần dương cực tiểu suy vi cũng là điểm khởi đầu
của sự vùng lên cho đến thắng lợi cuối cùng. Chính vì thế quẻ này mới
có tên là Ðịa Lôi Phục.
Trở lại chính trị, quẻ này có thể giải
thích như sau ÐCSVN mang nhiều âm khí đến cho đất nước đã qua hồi cực
đại và đã bắt đầu của suy vi, của ngày tàn không phương cứu chữa. Người
dân Việt Nam bao nhiêu năm sống dưới chế độ cọng sản, khí dương cạn
kiệt , làm thân trâu cày. Trước tình hình nguy nan mất nước như hiện
nay, dân tộc Việt Nam phải đứng trước sự lựa chọn "Vùng lên hay là
chết”. Ðây chính là thời gian trở mình để được lên làm vua cũng có
nghĩa là được làm chủ thực sự lấy cuộc đời của mình với đầy đủ quyền
hạn của một con người theo ý nghĩa văn minh nhân loại. và theo hiến
pháp. Không ai có thể ngăn trở được. Chứ không phải là loại "chủ không”
dưới chế độ XHCN.
Ðến đây bạn đọc có thể thắc mắc tại sao tựa đề
bài viết là "Ðiềm báo vắn(g) số của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết/ÐCSVN?”
mà chỉ thấy bàn về vận mệnh của dân tộc phải chăng là lạc đề?
Xin
bạn đọc tỉnh táo và nhìn kỹ vào sự thật qua hình ảnh ông chủ tịch
Nguyễn Minh Triết đi cày (hình minh họa số 2) đâu có số mà giải đoán.
Khoa tử vi lý số của ông Trần Ðoàn chủ trương giải đoán cho người sống
có (lá) số. Không thể giải đoán cho người chết, kẻ vắn(g) số hay không
(lá) số. Vậy câu hỏi đặt ra ai là người vắn(g) số ? Ông Nguyễn Minh Triết hay ÐCSVN?
Câu
trả lời chính xác xin dành cho mấy ông "thầy Tàu” vì giới lãnh đạo Việt
Nam đặt hoàn toàn niềm tin vào "thầy Tàu” hơn là "thầy Việt” hay "Thầy
Mỹ”. Bằng chứng là Ông Nông Ðức Mạnh đã từng nhờ "thầy Tàu” chỉ dạy xây
biệt thự với trực thăng trên nóc nhà cũng như xây tòa nhà quốc hội (10
) để ổn định lâu dài.
Người dân chỉ muốn biết ai sẽ là người đọc điếu tang hay đưa tiễn chặng đường cuối cho kẻ vắn(g) số cũng chính là:
*
Kẻ đang phản bội hằng triệu đồng bào, đồng chí, đồng đội đã bỏ xương
máu trong cuộc đấu tranh giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Là kẽ đang
tâm cắt đất bán biển, hèn hạ làm kẻ tôi mọi nô lệ cho Trung Quốc. * Kẻ đã chôn sống hằng trăm ngàn người trong cái gọi là cải cách ruộng đất miền Bắc * Kẻ đã giết hàng ngàn người dân Huế vô tội trong tết Mậu Thân * Kẻ đã cướp đất nhà cửa của cha, mẹ chiến sĩ, đẩy hàng ngàn dân oan nằm lê lết khắp nẽo đường đất nước. * Kẻ đã đẩy hàng triệu người ra biển Ðông để tìm đường sống trong cái chết * Kẻ đang đơn độc trong cảnh "Ðồng khô, Hồ cạn”, không còn một chút sinh khí .
Hình minh họa số 4: Kẻ vắn(g) số đơn độc trong cảnh "Ðồng khô Hồ cạn” không còn sinh khí Nguồn: báo Xã luận (11)
* Kẻ có thể tự hỏi tại sao không thể đồng hành cùng dân tộc trong ngày lễ hội tịch điền, tràn đầy sức sống.
Hình minh họa số 5 Ngày hội dân tộc, tràn đầy sức sống Nguồn: Báo Dân Trí (12)
Tất cả sự kiện trên đây là điềm báo chẳng lành? hiện thực khách quan? hay là sự mê tín dị đoan?
Tương
lai gần sẽ có câu trả lời thỏa đáng. Thế nhưng dù kết quả thế nào đi
nữa người viết cũng mong ước ông Nguyễn minh Triết hay ÐCSVN phải can
đảm nhìn vào sự thật không còn cách chọn lựa nào khác là phải trở về
với dân tộc bằng phương cách êm đẹp nhất mà người viết đã trình bày qua
loạt bài nghiên cứu "Phong thủy tính sổ ngày tàn của chế độ csvn” (13)
đó là phải giải quyết vấn đề "Hòa giải hòa hợp dân tộc” theo trách
nhiệm của thế hệ trong chiến tranh với bước khởi đầu: ÐẠI XÁ TOÀN DÂN
TỘC. Có như vậy mới có thể tránh được đổ vỡ hoang tàn không cần thiết
do vận nước đổi thay. Ðó cũng chính là mục đích cảnh báo của bài viết
này vậy.
Thiên Ðức
Ghi chú: 1)- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khai lễ hạ điền trên cánh đồng Ðoi Sơn 2)- Lãnh đạo mặc áo quần gì khi xuống ruộng cày? 3)- Lễ hội Tịch điền trở thành quốc lễ 4)- Lễ tịch điền 5)- Háo hức lễ tịch điền 6)- Chủ tịch nước cày ruộng 7)- Vẽ hổ trên mình trâu 8)- Hội thi vẽ trâu cho lễ tịch điền 9)- Quẻ Ðịa lôi phục kinh dich Nguyễn Hiến Lê 10)- Phong thủy trấn yểm Hồ Chí Minh 11)- Ðộc đáo thi vẽ trâu cho lễ hội tịch điền 12)- Vua đi cày, ngày hội dân tộc 13)- Phong thủy tính sổ ngày tàn chế độ csvn
|