Thứ Tư, 2024-12-04, 1:50 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Năm » 27 » KẺ THỨ BA VÔ DUYÊN TRÊN GIƯỜNG NGỦ
6:12 PM
KẺ THỨ BA VÔ DUYÊN TRÊN GIƯỜNG NGỦ
taphongtan.wordpress.com

Dự Thảo Nghị định "
Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo”: 

Túm lại, "mỗi bước đi” tín đồ, chức sắc tôn giáo đều phải "xin” (đăng ký) và dài cổ chờ "cho” mới được thực hiện là xâm phạm, can thiệp thô bạo vào nội bộ đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Có thể thấy, dự thảo nghị định giống như một kẻ thứ ba chen vô ngồi giương mắt giữa giường ngủ của vợ chồng người ta (tôn giáo), mà vợ chồng nhà kia muốn sờ hay muốn "ấy ấy” nhất nhất đều phải xin phép kẻ thứ ba vô duyên đó. Kiểu "luật” chà đạp quyền con người này chỉ tồn tại ở những quốc gia độc tài, độc đoán, độc ác, độc đảng nhằm để tăng cường quyền trói buộc nhân dân của một nhúm người thuộc giai cấp cầm quyền, chớ không phải vì lợi ích toàn dân.

Dự thảo Nghị định trái với Điều Hiến pháp và Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (mà Chính phủ Việt Nam đã trịnh trọng ký kết ngày 24/9/1982), nếu có hiệu lực thi hành sẽ là một công cụ để bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo, nên  phải bị hủy bỏ để soạn thảo một dự thảo mới tiến bộ hơn, phù hợp với luật quốc tế hiện hành.

Qua thông tin của những người bạn, tôi mới được biết website Chính phủ Việt Nam vừa đăng bản dự thảo Nghị định "Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo”, nếu không có gì thay đổi, thời gian tới Nghị định này sẽ thay thế cho Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 (đang có hiệu lực thi hành).

Toàn bộ dự thảo có 5 chương 45 Điều khoản. Đọc bản dự thảo, thấy có nhiều thuật ngữ ý nghĩa rất chung chung, mâu thuẫn lẫn nhau, nhiều vấn đề quy định đi ngược lại Hiến pháp và Công ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết năm 1982.

Tại Điều 2 quy định: "Nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đều bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Nhưng không định nghĩa, giải thích rõ như thế nào là "phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước”, "chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo”, v.v… tạo điều kiện cho kẻ có quyền lợi dụng suy diễn theo ý mình như thế nào cũng được để xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. Mặt khác, những hành vi khác được liệt kê ở Điều 2 đã có quy định tại Bộ Luật Hình Sự và các Nghị định xử phạt về an ninh trật tự, không cần thiết phải lặp lại ở đây.

Toàn bộ dự thảo không có khái niệm như thế nào là lễ theo nghi thức tôn giáo, trong khi lễ theo nghi thức tôn giáo rất phổ biến. Điều 3 dự thảo khái niệm nhập nhằng giữa "lễ hội tín ngưỡng” và lễ theo nghi thức tôn giáo, khiến người khác có thể đánh đồng "lễ hội tín ngưỡng” cũng là lễ theo nghi thức tôn giáo (trong khi thực tế khái niệm và hình thức hoàn toàn khác nhau), làm cản trở việc hành lễ theo nghi thức tôn giáo bằng thủ tục động tí cũng phải "xin – cho”.

Ví dụ: Quy định phải đăng ký "dự kiến hoạt động tín ngưỡng diễn ra vào năm sau tại cơ sở” và đăng ký hoạt động khác khi "có thay đổi” (Điều 4). Hoặc việc "thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc” của một tôn giáo đang hoạt động hợp pháp là chuyện nội bộ của tôn giáo đó, nó chỉ có giá trị về mặt tinh thần đối với tín đồ chớ không ảnh hưởng gì đến địa giới hành chính do nhà nước quản lý, thì cần gì phải xin và chờ cho phép mới được thực hiện? (Điều 8, Điều 9). Hoặc các hội, đoàn đã có từ lâu theo truyền thống như: Thiếu nhi Thánh Thể, Con Đức Mẹ… Giáo xứ Công giáo nào cũng có rất đông người mà phải cung cấp danh sách này nọ để đăng ký hoạt động (Điều 11) thì quả là khôi hài vô cùng, chẳng biết "nhà nước ta” lấy đâu ra đủ người để quản lý, và người dân càng không đồng tình khi thấy tiền thuế từ mồ hôi nước mắt của mình được dùng lãng phí để nuôi một đám "người nhà nước” làm chuyện vô tích sự như vậy.

Điều 12 quy định "Đăng ký dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác”, chẳng biết đây là đăng ký với "đối tượng mới tinh” hay là tất cả "dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác” phải đăng ký lại khi thi hành Nghị định này? Từ "hoạt động” có nghĩa là gì? "hoạt động xã hội, hoạt động quốc tế” nhất nhất đều phải "đăng ký” và chờ cho phép, vậy đi thăm viếng kẻ khó, làm công tác từ thiện có phải là "hoạt động”? Công dân Việt Nam trú tại đâu đã có đăng ký thường trú, tạm trú quy định rõ tại Luật cư trú, dự thảo đòi hỏi danh sách "người đứng đầu dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác”, "danh sách tu sĩ” để làm gì?

Việc mở trường đào tạo hoặc giải thể trường của tổ chức tôn giáo cần được đối xử bình đẳng như các pháp nhân mở trường dân lập, tư thục hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay tôn giáo không được phép mở trường làm công việc giáo dục như các pháp nhân khác. Đơn giản là mở trường đào tạo người làm công tác tôn giáo cũng bị "quan trọng hóa vấn đề” đến mức thủ tục phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép phải chăng là kiếm cớ gây khó khăn, o ép các tổ chức tôn giáo? (Điều 13, 16).

Nhà Phật có câu: "Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật” (Buông đao đồ tể lập tức thành Phật). Truyền thuyết Phật giáo kể rằng Thập Bát La Hán nguyên là 18 tên tướng cướp khét tiếng hung tàn. Kinh Thánh Tân Ước chép: "Chúa Giêsu nói với họ: Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Tin Mừng Maccô 2,17). Người có quá khứ tội lỗi càng cần được tạo điều kiện tiếp xúc với hoạt động tôn giáo, tu hành để trở thành người lương thiện. Người ta làm công tác tôn giáo, đi tu chớ có phải xin đi làm công chức nhà nước đâu mà dự thảo đòi phải đăng ký, đòi "Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã”, đòi có xác nhận "chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật” (rất chung chung, lỡ chạy xe lấn tuyến một chút cũng toi luôn), "Ý kiến bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ” và chờ chấp thuận mới được… học, được… tu. Cấp quyết định lại là "cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương” nghe mới "trầm trọng hóa” ghê chứ! (Điều 14, 15, 17, 25). Chẳng khác nào chủ nhà cho khách vô nhà mình ở thì "nhà nước” sầm sầm chạy tới chặn cửa xét giấy tờ, "lý lịch ỏ trong sạch 3 đời” mới được vô nhà?!

Lẽ thường có Phật tử mới có sư, có giáo dân mới có linh mục, không có tín đồ thì tu sĩ "chăn dắt” ai? Sư, linh mục kém đạo đức tự nhiên tín đồ sẽ đủ khôn ngoan để xa lánh, có hành vi vi phạm pháp luật thì đã có pháp luật xử lý, nhà nước cần gì phải chen vô can thiệp mấy chuyện nội bộ tổ chức tôn giáo như phong chức, cách chức, bãi nhiệm, bổ nhiệm, hội nghị, thuyển chuyển chức sắc tôn giáo? (Điều 18, 20, 21, 22).

Điều 19 dự thảo quy định: "phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương”. Như thế nào là "yếu tố nước ngoài”? Là người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài? Người nước ngoài có quốc tịch Việt Nam? Hay "yếu tố nước ngoài” là tất cả những gì ở Việt Nam có dính dáng đến Tòa thánh Vatican theo Luật giáo hội Công giáo? Đọc lên, có cảm giác dự thảo muốn biến Giáo hội Việt Nam thành Giáo hội ly khai Vatican kiểu Trung Quốc, hoặc là "nhà nước ta” muốn nhảy lên làm thay Đức Giáo Hoàng luôn cho "trọn gói”?

Dự thảo quy định phải "đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo” (Điều 23) thật vô lý. Ví dụ: Các ngày lễ, hoạt động theo truyền thống và Giáo luật đã có quy định sẳn in trong lịch Công giáo, tương tự như ngày Tết Nguyên đán, ngày tổ tổ vua Hùng… có cần phải "đăng ký hàng năm”?

Điểm a khoản 1 Điều 24 quy định "Hoạt động tôn giáo có sự tham gia của tín đồ ngoài huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc ngoài tỉnh, tổ chức tôn giáo cơ sở phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tôn giáo chấp thuận”. Luật Giáo hội không bắt buộc tín đồ chỉ được phép đi lễ ở nhà thờ nơi mình cư trú, mà có thể đến bất cứ nhà thờ nào để tham gia lễ. Ví dụ: Nhà thờ Kỳ Đồng (quận 3, Sài Gòn) mỗi lễ có hàng ngàn giáo dân, họ có thể ở các quận hoặc tỉnh, thành khác đến dự, chủ tế không thể biết và không cần biết giáo dân từ đâu đến. Theo dự thảo thì phải "xin phép” là càng thậm vô lý và không khả thi.

Luật Giáo hội cũng cho phép linh mục làm lễ tại nhà riêng, bệnh viện, nhà tù hay bất kỳ nơi nào không phải là cơ sở của tổ chức tôn giáo nhưng xét thấy cần thiết (Ví dụ: tĩnh tâm, cưới xin, đau ốm, chết…). Dự thảo (Điều 30) đòi hỏi những trường hợp này cũng phải xin phép mới được "tổ chức các cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo” thì e rằng ngân sách phải tốn một khoản tiền khổng lồ mới đủ chi cho một lực lượng khổng lồ chuyên ngồi xét duyệt, và khi "có phép” thì người ta đã sinh con hay chết mất từ đời tám hoánh rồi, không kịp nhận thánh lễ đâu.

Bất cứ ai cũng có thể làm công việc giảng đạo và truyền đạo, không phải là nhiệm vụ chỉ dành riêng cho chức sắc, tu sĩ tôn giáo. Có thể giảng một lúc cho nhiều người cùng nghe, hoặc giảng cho duy nhất một người nghe như hai người bạn đang trò chuyện cùng nhau. Ví dụ: Tín đồ, nhà tu hành này có thể giảng kinh Kim Cang hay Kinh Thánh cho tín đồ kia hiểu thấu đáo hơn ý nghĩa của lời Phật hay lời Chúa ở bất cứ địa điểm nào (ở nhà riêng, khi đang ngồi xe buýt, đang đi chơi công viên, trong giờ nghỉ trưa ở công ty, v…). Tín đồ, nhà tu hành cũng có thể giảng cho người chưa phải là tín đồ nghe. Nếu người kia giác ngộ được mà tin theo, chịu quy y hay chịu phép rửa tội, tức là tín đồ, nhà tu hành đã làm xong công việc truyền đạo. Điều 31 dự thảo đòi hỏi "giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện” thì thiệt là hết ý kiến luôn.

Hiến chương, điều lệ của một tổ chức tôn giáo, sửa đổi, bổ sung… là việc nội bổ của tổ chức tôn giáo đó, miễn sao không trái pháp luật, hà tất phải "xin phép” và phải chờ "được phép”? (Điều 29).

 "Tính đến tháng 10/2007, số lượng tín đồ tôn giáo Việt Nam là 23 triệu người, chiếm gần 30% tổng số dân toàn quốc” (Báo Khoa học & Phát triển 28/12/2007), còn theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga thì "80% người dân có đời sống tín ngưỡng, gần 24 triệu tín đồ” (Lao Động 20/12/2010). Một dự thảo Nghị định liên quan trực tiếp đến con số công dân Việt Nam không hề nhỏ, nhưng dự thảo này không được đăng công khai trên báo chí hàng ngày. Người dân, nhất là vùng nông thôn có mấy ai đọc báo mạng, càng không có bao nhiêu người vào trang web Chính phủ đọc tin tức nếu bản thân mình không có việc gì liên quan trực tiếp. Phải chăng người ta có ý định mời góp ý cho có hình thức, để dễ dàng lén lén "có hiệu lực thi hành” thì bất cứ tín đồ, nhà tu hành nào cũng có thể vi phạm và trở thành nạn nhân "hợp pháp” của Nghị định này?

Nhìn chung, từ Điều 3 đến Điều 31, từ Điều 35 đến Điều 41 (35 Điều, chiếm 78% nội dung dự thảo) đều theo nguyên tắc: Xin tất tần tật, từ chuyện "nhỏ như con thỏ” đến chuyện "lớn như con voi”, chỉ còn thiếu đi ị phải xin phép nữa mà thôi.

Túm lại, "mỗi bước đi” tín đồ, chức sắc tôn giáo đều phải "xin” (đăng ký) và dài cổ chờ "cho” mới được thực hiện là xâm phạm, can thiệp thô bạo vào nội bộ đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Có thể thấy, dự thảo nghị định giống như một kẻ thứ ba chen vô ngồi giương mắt giữa giường ngủ của vợ chồng người ta (tôn giáo), mà vợ chồng nhà kia muốn sờ hay muốn "ấy ấy” nhất nhất đều phải xin phép kẻ thứ ba vô duyên đó. Kiểu "luật” chà đạp quyền con người này chỉ tồn tại ở những quốc gia độc tài, độc đoán, độc ác, độc đảng nhằm để tăng cường quyền trói buộc nhân dân của một nhúm người thuộc giai cấp cầm quyền, chớ không phải vì lợi ích toàn dân.

Dự thảo Nghị định trái với Điều Hiến pháp và Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (mà Chính phủ Việt Nam đã trịnh trọng ký kết ngày 24/9/1982), nếu có hiệu lực thi hành sẽ là một công cụ để bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo, nên  phải bị hủy bỏ để soạn thảo một dự thảo mới tiến bộ hơn, phù hợp với luật quốc tế hiện hành.

Luật gia Tạ Phong Tần

__________

Việt Nam có nghĩa vụ thực thi và luật hóa những điều khoản của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền, cũng như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà chính quyền Việt Nam đã ký kết ngày 24/9/1982

Bản dịch tiếng Việt từ trang Universal Declaration of Human Rights (http://www.unhchr.ch/udhr/lang/vie.htm)

Trích "Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” đã được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948

Điều 2

Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do nêu trong Bản tuyên ngôn này, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay địa vị xã hội.

Điều 18

Mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, ý thức và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hoặc tín ngưỡng dưới hình thức truyền bá, thực hành, thờ phụng hoặc lễ tiết, với tư cách cá nhân hay tập thể, công khai hay riêng tư.

Điều 26

1. Mọi người đều có quyền được học hành. Phải áp dụng chế độ giáo dục miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và giáo dục cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải mang tính phổ thông, và giáo dục cao học phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có đủ khả năng.

2. Giáo dục phải hướng tới mục tiêu giúp con người phát triển đầy đủ nhân cách và thúc đẩy sự tôn trọng đối với các quyền và tự do cơ bản của con người. Giáo dục phải tăng cường sự hiểu biết, lòng vị tha và tình bằng hữu giữa tất cả các dân tộc, các nhóm tôn giáo và chủng tộc, cũng như phải đẩy mạnh các hoạt động của Liên Hợp Quốc vì mục đích gìn giữ hoà bình.

3. Cha, mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn loại hình giáo dục cho con cái.

Điều 27

1. Mọi người đều có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia xẻ những thành tựu và lợi ích của tiến bộ khoa học.

2. Mọi người đều có quyền được bảo hộ đối với những quyền lợi về vật chất và tinh thần xuất phát từ công trình khoa học, văn học và nghệ thuật mà người đó là tác giả.

Trích "CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ NHỮNG QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA” (1966):

21) Quyền Giáo Dục ( Right to Education ) ( điều 26 TNQTNQ và điều 13, 14 CUKTXHVH)

Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục.

Giáo dục phải nhằm phát huy nhân cách và nhân phẩm, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản, cho phép con người tham gia sinh hoạt trong một xă hội tự do, đề cao t́nh thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, đồng thời yểm trợ các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong việc duy tŕ hoà b́nh thế giới.

Giáo dục sơ đẳng có tính cách cưỡng bách và miễn phí. Các quốc gia phải lập các chương tŕnh hành động trong ṿng 2 năm kể từ ngày Công Ước có hiệu lực để, trong một thời gian hợp lư, kiện toàn chương tŕnh giáo dục sơ đẳng cưỡng bách và miễn phí.

Giáo dục trung đẳng kể cả các ngành phổ thông, kỹ thuật và huấn nghệ phải được phổ cập và tiến dần đến miễn phí.

Giáo dục cao đẳng được phổ cập b́nh đẳng cho mọi sinh viên, chỉ căn cứ vào khả năng làm tiêu chuẩn nhập học, và cũng phải tiến dần đến miễn phí.

Giáo dục tráng niên được khuyến khích và phổ cập cho những người chưa tốt nghiệp tiểu học.

Hệ thống giáo dục các cấp phải được tích cực phát triển, đồng thời cải thiện các điều kiện giảng huấn và đăi ngộ các nhân viên giảng huấn.

Cha mẹ được quyền tự do lựa chọn giáo dục cho các con kể cả về đạo đức và tín ngưỡng.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 653 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 10
Khách: 10
Thành Viên: 0